Tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên để thi hành án? Chấp hành viên có được tự ý xác định giá tài sản khi kê biên thi hành án.
Tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên để thi hành án? Chấp hành viên có được tự ý xác định giá tài sản khi kê biên thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
2013, ông Sơn hợp tác làm ăn và huy động vốn với ông Đông có địa chỉ Tiểu khu 1, thị trấn A, tỉnh B. Trong quá trình làm ăn do không may mắn nên ông Sơn bị phá sản, sau khi phá sản ông Sơn còn nợ ông Đông một khoản tiền và ông Đông cũng nợ ông Sơn 900 triệu đồng. 1 thời gian sau ông Đông đưa 2 người “xã hội đen” xuống đe dọa uy hiếp gia đình Ông Sơn. Ông Sơn có nói với ông Đông là do mới phá sản và theo sổ sách thì Ông Sơn còn nợ ông Đông một khoản nhỏ nhưng ông Đông không nghe rồi sau một hồi tính toán và áp dụng ông Đông đưa ra số tiền là 2,1 tỉ đồng bắt Ông Sơn phải trả. 2015, ông Đông kiện Ông Sơn ra Tòa với lý do không trả nợ, sau khi tòa thụ lý đã cho hai bên tự thỏa thuận hòa giải thành công. Sau khi kết thúc phiên tòa, ông Đông và bà Vui-Chấp hành viên, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện A nhiều lần xuống nhà Ông Sơn gây sức ép buộc phải chuyển giao toàn bộ 7 GCN quyền sử dụng đất đứng tên gia đình Ông Sơn cho ông Đông dù trước đó Ông Sơn đã trình bày tại tòa là đang được thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Chi nhánh Mộc Châu) trước thời gian khởi kiện. Ngoài việc, ép buộc phải chuyển giao toàn bộ 7 GCN quyền sử dụng đất cho ông Đông, bà Vui còn gây khó khăn, cản trở công việc kinh doanh làm kinh tế để trả nợ của gia đình Ông Sơn. Cụ thể, 2016 ông Sơn cho một công ty thuê lại khu nhà xưởng rộng 2000m2 để làm nơi sản xuất nguyên liệu sạch xuất khẩu nên cần phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã C nhưng chính bà Vui đã yêu cầu lãnh đạo xã không được ký tên hay đóng dấu bất kỳ giấy tờ nào cho Ông Sơn. 10/07/2017, Chi cục thi hành án dân sự huyện A đã liên tiếp ra Quyết định số 08/QĐ-CCTHADS quyết định Cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật thi hành án dân sự năm 2008;
– Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014;
– “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn:
Xem thêm: Trình tự thủ tục thực hiện thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu
Theo thông tin bạn cung cấp thì ông Đông kiện ông Sơn đòi trả số tiền 2,1 tỉ và Tòa án đã công nhận hòa giải thành của 2 bên, tuy nhiên bạn không nói rõ 2 bên đã thỏa thuận những nội dung gì?
Theo Điều 45 Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014, thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án là 10 ngày. Sau thời gian đó, nếu không tự nguyện thi hành cơ quan thi hành án dân sự có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Thứ nhất, xử lý tài sản bảo đảm khi không có sự đồng ý của ngân hàng?
Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp như sau:
“Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.”
Theo quy định nêu trên, cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên, xử lý tài sản của ông Sơn đang thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp trước khi có bản án, quyết định của Tòa án phải đảm bảo 02 điều kiện:
– Ông Sơn không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án;
– Tài sản của ông Sơn đang thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Pháp luật quy định cơ quan thi hành án dân sự được quyền kê biên, xử lý tài sản đang thế chấp hợp pháp để thi hành án, do đó không bắt buộc Ngân hàng phải đồng ý mới được kê biên. Tuy nhiên, khi kê biên tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho Ngân hàng – noi nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên Ngân hàng nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán tiền gốc, lãi và cá khoản khác của
Xem thêm: Quy định về tạm giữ giấy tờ, tài sản để đảm bảo thi hành án
Thứ hai, việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hũu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Điều 69
“1. Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án,
tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.2. Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
3. Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản.
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
Theo đó, chấp hành viên được quyền ra quyết định tạm dừng các giao dịch liên quan đến tài sản của ông Sơn, trong đó có quyền sử dụng. Do đó, việc chấp hành viên yêu cầu Ủy ban nhân dân xã không xác nhận giao dịch cho thuê nhà xưởng cho ông Sơn là có căn cứ.
Thứ ba, về việc chấp hành viên thông báo cho mọi người đến xem việc cưỡng chế kê biên tài sản của ông Sơn:
Theo quy định tại Điều 38 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi năm 2014 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Riêng quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Theo đó, việc cưỡng chế thi hành án chỉ cần gửi đến Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân xã và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc chấp hành viên yêu cầu Trưởng thôn đọc thông báo lên loa kêu gọi bà con trong bản, người đi đường đến xem nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm của ông Sơn thì đây là hành vi vi phạm. Ông Sơn có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 140 Luật thi hành án dân sự năm 2008 về hành vi của chấp hành viên Vui.
>>> Luật sư tư vấn quy định cưỡng chế thi hành án dân sự: 1900.6568
Xem thêm: Ai có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự?
Thứ tư, việc định giá tài sản kê biên, Khoản 1 Điều 98 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định như sau:
“1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.”
Như vậy, giá tài sản dùng làm giá khởi điểm bán đấu giá do các bên thỏa thuận hoặc do tổ chức thẩm định giá xác định mà các bên thỏa thuận lựa chọn đưa ra. Trường hợp không thỏa thuận được và cũng không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên.
Do bạn không nói rõ ông Sơn và ông Đông có được thỏa thuận về giá tài sản hay thỏa thuận lựa chọn tổ chức định giá tài sản hay không? Nếu chấp hành viên tự ý kết hợp với tổ chức định giá tài sản để xác định mức giá 4,7 tỉ đồng với tài sản của ông Sơn khi ông Sơn chưa được thỏa thuận là trái quy định trên.
Theo quy định tại Điều 99 Luật thi hành án dân sự năm 2008, ông Sơn chứng minh được chấp hành viên vi phạm quy định về định giá dẫn đến sai lệch kết quả định giá hoặc trước khi có thông báo bán đấu giá tài sản kê biên thì ông Sơn có quyền yêu cầu định giá lại tài sản.
Ngoài ra, việc chấp hành viên cùng những người thực hiện kê biên tài sản thi hành án có hành vi phá hủy tài sản, cây cối, hoa quả của ông Sơn thì ông Sơn có quyền khiếu nại về hành vi xâm phạm tài sản của họ để yêu cầu bồi thường. Nếu giá trị tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên thì người có hành vi hủy hoại tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự