Tài sản dài hạn là gì? So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn?

Tài sản dài hạn là gì? Phân loại tài sản dài hạn? Phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn? Tài sản nào được coi là tài sản dài hạn của doanh nghiệp? So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn?

Tài sản trong kế toán là gì? Có những loại tài sản chính nào? – Tài sản đơn giản là những khoản mục mà doanh nghiệp được quyền sở hữu và mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Vậy trong doanh nghiệp tài sản bao gồm những loại nào, tiêu thức phân loại ra sao?

1. Tài sản dài hạn là gì?

Tài sản là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên). Qui định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau.

Là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài trên 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm:

+ Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần, đảm bảo đủ các điều kiện theo luật định, gồm có 02 loại :

– Tài sản cố định hữu hình: Là tài sản cố định và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà xưởng, vật kiến trúc; máy móc thiết bị,….

– Tài sản cố định vô hình : Là tài sản cố định nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đầu tư, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu doanh nghiệp,..…

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi từ 12 tháng trở lên (đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn,…)

+ Các khoản phải thu dài hạn: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…

+ Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn,…

Tài sản trong doanh nghiệp có thể hình thành từ 2 nguồn chủ yếu sau đây:

+ Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) là khoản vốn góp của các chủ sở hữu đơn vị;

+ Nguồn nợ phải trả: là những nghĩa vụ tiền tệ mà đơn vị phải thanh toán cho các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm nợ vay ngân hàng, nợ người bán, nợ công nhân viên, nợ thuế nhà nước,….

Theo Chuẩn mực số 03 và 04 qui định một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi nó thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau đây :

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế Nguyên giá xác định một cách đáng tin cậy

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

Đủ tiêu chuẩn giá trị (từ 10 triệu trở lên)

Người ta thường phân biệt TSCĐ theo hình thái biểu hiện và tính chất đầu tư.

Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia thành:

– TSCĐ hữu hình: là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển.

– TSCĐ vô hình: là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ, nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, tuy nhiên để có tài sản đó đơn vị đã phải chi ra những khoản tiền nhất định.

Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, TSCĐ được phân biệt thành:

– TSCĐ hữu hình tự có

– TSCĐ vô hình tự có

– TSCĐ thuê tài chính

– TSCĐ tài chính

– TSCĐ khác

Tài sản dài hạn tiếng Anh là: Non-current assets (Tài sản cố định và đầu tư dài hạn)

2. Phân loại tài sản dài hạn:

Loại Tài khoản Tài sản dài hạn có 14 tài khoản, chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm Tài khoản 21 – Tài sản cố định, có 5 tài khoản:

– Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình;

– Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính;

– Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình;

– Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định;

– Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư.

  • Nhóm Tài khoản 22 – Đầu tư dài hạn, có 5 tài khoản:

– Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con;

– Tài khoản 222 – Vốn góp liên doanh;

– Tài khoản 223 – Đầu tư vào công ty liên kết;

– Tài khoản 228 – Đầu tư dài hạn khác;

– Tài khoản 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

  • Nhóm Tài khoản 24 – Các tài sản dài hạn khác, có 4 tài khoản:

– Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang;

– Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn;

– Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại;

– Tài khoản 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

3. Phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:

Điều 102, Khoản 4 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng giả định hoạt động liên tục đã phân loại ngắn hạn và dài hạn như sau:

Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

- Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

- Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

- Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.”

Như vậy, mặc dù VAS sử dụng thuật ngữ “trong vòng 12 tháng” và Điều 102 của chế độ kế toán sử dụng thuật ngữ “không quá 12 tháng” nhưng bản chất của 2 thuật ngữ là như nhau. Điều này đảm bảo tính thống nhất giữa VAS và CĐKTDN. Tuy nhiên, trong các phần quy định cụ thể của chế độ kế toán lại có những cách diễn đạt chưa thống nhất với nguyên tắc lập BCTC, trình bày ở Điều 102. Cụ thể như sau:

- Điều 35, khi trình bày tiêu chuẩn tài sản cố định lại ghi “Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên”. Điều này không hợp lý vì “từ 1 năm trở lên” nghĩa là, bao gồm cả tài sản thời gian sử dụng 12 tháng. Trong khi đó, tài sản có thời gian sử dụng 12 tháng thì vẫn thuộc “trong vòng 12 tháng” hoặc “không quá 12 tháng” tức là phải thuộc nhóm tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, tài sản cố định lại là một tài sản dài hạn.

- Nhiều trường hợp phân loại ngắn hạn, dựa vào mốc thời gian “dưới 12 tháng” và dài hạn dựa vào mốc thời gian “từ 12 tháng”. Việc quy định “dưới 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và “từ 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả dài hạn trong những trường hợp này chưa hợp lý và cũng không nhất quán với nguyên tắc lập BCTC, đã nêu tại Điều 102. Cụ thể gồm:

+ Điều 16, Mục 1, Điểm b, khi phân loại khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì ghi “Khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn”.

+ Điều 112, Mục 1.2.1, Điểm a, khi trình bày nguyên tắc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn ghi “Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn”.

+ Phần hướng dẫn lập chỉ tiêu “Nợ dài hạn” (Mã số 330) của bảng cân đối kế toán thì ghi “Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của DN, bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên,…”.

- Trong toàn bộ chế độ kế toán, khi phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì dựa vào mốc thời gian 12 tháng và được tính tại thời điểm báo cáo nhưng tại Điều 112, khi hướng dẫn phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thì lại căn cứ “thời điểm trả trước” tức là thời điểm phát sinh khoản trả trước chứ không tính từ thời điểm báo cáo. Đây là trường hợp duy nhất, có sự khác biệt trong việc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn so với nguyên tắc chung trong chế độ kế toán và VAS.

Tài sản dài hạn có thể bao gồm các khoản đầu tư dài hạn như cổ phiếu và trái phiếu hay bất động sản . Vốn "bất động sản, nhà máy và thiết bị" cũng được bao gồm trong các tài sản dài hạn, ngoại trừ phần được chỉ định để được vào chi phí hoặc giảm giá trong năm nay.

Tài sản vốn là tài sản hoạt động lâu dài mà có ích cho nhiều hơn một khoảng thời gian. Các doanh nghiệp không phải khấu trừ toàn bộ chi phí của tài sản từ thu nhập ròng trong năm nó được mua nếu nó sẽ cho giá trị trong hơn một năm. Điều này là do một hội nghị kế toán gọi là khấu hao.

Khấu hao là một quy ước kế toán cho phép các công ty để chi phí ước tính cho phần tài sản hoạt động dài hạn được sử dụng trong năm nay. Đó là một khoản chi phí không dùng tiền mặt mà bung net có thu nhập, mà còn giúp cho phù hợp với doanh thu với chi phí trong kỳ khi phát sinh. Điều này bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc, phương tiện, thiết bị và tài sản vô hình , chẳng hạn như bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá. Lợi thế thương mại có được trong một vụ sáp nhập hoặc mua lại cũng được coi là một tài sản dài hạn vô hình.

Kết luận: Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )