Tài sản cơ sở là gì? Tài sản cơ sở và Hợp đồng phái sinh

Tài sản tài chính là vật có giá trị thị trường hay giá trị trao đổi là bộ phận cấu thành của cải hay sở hữu của mọi người. Tìm hiểu về tài sản cơ sở?

Tài sản luôn được đánh giá là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm về tài sản cho đến hiện nay vẫn còn khá khái quát và chưa mang tính tổng hợp tài sản. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến tài sản cơ sở.

1. Tìm hiểu về tài sản tài chính:

Trước tiên ta hiểu về tài sản như sau:

Tài sản được hiểu cơ bản là vật có giá trị thị trường hay giá trị trao đổi là bộ phận cấu thành của cải hay sở hữu của mọi người. trong kinh tế học, người ta thường phân biệt giữa tài sản hiện vật hay hữu hình như nhà xưởng, máy móc, đất đai, hàng hóa phục vụ cho sản xuất hoặc phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng; và tài sản chính như tiền, trái phiếu, cổ phiếu. Tài sản tài chính là những chứng phiếu biểu thị quyền được nhận thu nhập hay giá trị của người khác.

Tài sản cũng được phân loại thành 3 loại là: tài sản thực, tài sản tài chính và tài sản vô hình. Cụ thể như sau:

- Tài sản thực được hiểu là tài sản vật chất như kim loại quý, đất đai, bất động sản và các mặt hàng như đậu nành, lúa mì, dầu và sắt.

- Tài sản vô hình là tài sản không có hình dạng thực tế như bằng sáng chế, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ.

- Tài sản tài chính nằm giữa hai loại được nêu cụ thể bên trên. Tài sản tài chính thực tế có vẻ như vô hình, chỉ có giá trị được nêu trên giấy tờ mà thôi. Các loại giấy tờ này được tạo ra và chúng đã đại diện cho quyền sở hữu của một thực thể nào đó cụ thể như một công ty (cổ phiếu), hay các hợp đồng tương lai, trái phiếu.

Ta hiểu về tài sản tài chính như sau:

Tài sản tài chính ( financial asset) là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị trường. Nó bao gồm các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác như hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Người chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai gọi là người phát hành (thường là chính phủ, các tổ chức và công ty). Người sở hữu các tài sản tài chính gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính.

Tài sản tài chính cũng góp phân tạo thuận lợi cho việc luân chuyển vốn nhàn rỗi từ người có vốn (nhà đầu tư) hay đơn vị dư thừa sang người không đủ vốn (người phát hành) hay đơn vị thâm hụt.

Tài sản tài chính cũng thể hiện một trái quyền đối với thu nhập được tạo ra từ tài sản thực.

Tài sản tài chính được hiểu cơ bản là tài sản có tính thanh khoản mà giá trị của nó đến từ quyền ghi trên hợp đồng hoặc quyền sở hữu một thứ gì đó. Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETFs và tiền gửi ngân hàng chính là những ví dụ về tài sản tài chính.

Không giống như các loại tài sản: đất đai, tài sản, hàng hóa hoặc tài sản vật chất hữu hình khác, tài sản tài chính sẽ không nhất thiết phải có giá trị vật chất hoặc thậm chí tài sản tài chính là một hình thức vật chất, tức là không sờ không nắm được. Thay vào đó, giá trị của tài sản tài chính phản ánh các yếu tố cung và cầu trên thị trường và mỗi tài sản có một mức độ rủi ro riêng.

Tài sản tài chính thông thường sẽ xuất phát từ một loại tài sản cơ sở nào đó. Ví dụ đậu này là tài sản cơ sở nhưng hợp đồng tương lai của giá đậu nành lại là tài sản tài chính. Tương tự, bất động sản, cổ phiếu của quỹ ủy thác đầu tư bất động sản (REITs) cũng là tài sản tài chính.

Đặc điểm của tài sản tài chính cụ thể như sau:

- Tính thanh khoản:

Tinh thanh khoản của một tài sản tài chính đó chính là sự dễ dàng trong quá trình chuyển tài sản đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn. Có những điều kiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi tài sản tài chính.

- Tính rủi ro:

Tính rủi ro chính là những đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với các nhà đầu tư vào tài sản tài chính.

- Tính sinh lợi:

Tính sinh lợi được hiểu là khả năng có thu nhập từ các tài sản tài chính mang lại cho các chủ thể là những nhà đầu tư.

Khi kinh doanh vàng bạc, bất động sản, các chủ thể là những nhà đầu tư chỉ trông đợi giá cả tăng lên để thu lợi nhuận. Trái lại, đầu tư vào cổ phiếu, các chủ thể là nhà đầu tư không những được lợi khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng cao hơn mệnh giá mà họ còn được chia cổ tức, hưởng lợi do giá trị cổ phiếu tăng khi tích lũi nội bộ của công ty tăng.

2. Tìm hiểu về tài sản cơ sở:

Khái niệm tài sản cơ sở:

Tài sản cơ sở được hiểu cơ bản là các tài sản tài chính mà giá của các công cụ phái sinh dựa trên đó. Hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai là ví dụ về công cụ phái sinh.

Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận hoặc cam kết giữa chủ thể là bên mua và bên bán về một giao dịch tài sản cơ sở với giá xác định trong tương lai, trong đó bên mua của hợp đồng có quyền lựa chọn thực hiện giao dịch hay không (trong tương lai) bằng việc trả một khoản phí nhất định cho bên bán.

Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai (futures contract) có thể được hiểu là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai (futures price) hay giá xuất phát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ngày giao hàng). Các hợp đồng tương lai hiện nay được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai (futures exchange).

Các công cụ phái sinh là các công cụ tài chính có giá dựa trên mỗi loại tài sản khác nhau.

Tài sản cơ sở trong tiếng Anh là gì? Tài sản cơ sở trong tiếng Anh là Underlying Asset. Đặc điểm của tài sản cơ sở:

Tài sản cơ sở được hiểu là nền tảng xác định giá trị của các công cụ phái sinh. Ví dụ cụ thể như một quyền chọn của cổ phiếu XYZ cho phép các chủ thể là những chủ sở hữu quyền mua hoặc bán cổ phiếu XYZ với giá thực hiện quyền cho đến khi quyền chọn đáo hạn.

Tài sản cơ sở của quyền chọn trên là cổ phiếu XYZ.

Tài sản cơ sở được sử dụng để xác định các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh tạo ra giá trị cho hợp đồng phái sinh đó.

Tài sản cơ sở là chứng khoán có liên quan đến các thỏa thuận mà các bên đã đồng ý trong hợp đồng phái sinh.

Tài sản cơ sở và hợp đồng phái sinh:

Giá của hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai sẽ được xác định từ giá của một tài sản cơ sở.

- Trong một hợp đồng quyền chọn, các chủ thể là những người phát hành hợp đồng phải mua hoặc bán một tài sản cơ sở cho người mua hợp đồng vào ngày được chỉ định theo mức giá đã thỏa thuận.

Các chủ thể là người mua hợp đồng không bắt buộc phải mua tài sản cơ sở, nhưng họ có thể thực hiện quyền của mình nếu họ muốn.

Nếu quyền chọn sắp hết hạn mà giá tài sản cơ sở không thuận lợi để nhằm mục đích cho việc thực hiện quyền chọn đem lại lợi nhuận, các chủ thể là người mua quyền có thể thực hiện quyền hoặc để cho quyền chọn đáo hạn mà không làm gì cả. Với trường hợp thứ hai, họ sẽ mất số tiền đã trả để mua quyền chọn.

- Hợp đồng tương lai được hiểu là một nghĩa vụ giữa chủ thể là người mua và người bán. Khi người bán đồng ý cung cấp và người mua đồng ý mua tài sản cơ sở khi hợp đồng đáo hạn trong tương lai.

Giá mà người bán nhận được và người mua phải trả sẽ  tương ứng với mức giá hai bên đã kí kết trong hợp đồng tương lai tại thời điểm ban đầu.

Đa số các chủ thể là những nhà giao dịch tương lai sẽ đóng vị thế trước khi hợp đồng đáo hạn vì phần lớn họ là các nhà giao dịch cá nhân và các quỹ phòng hộ, những người này sẽ thường không có nhu cầu sở hữu tài sản cơ sở.

Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể mua hoặc bán hợp đồng tương lai và nếu giá hợp đồng tương lai dịch chuyển theo hướng thuận lợi, họ có thể thoát giao dịch tỏng khi vẫn kiếm được lợi nhuận.

Các loại tài sản cơ sở:

Với quyền chọn cổ phiếu, tài sản cơ sở cũng là chính cổ phiếu đó. Ví dụ cụ thể như một quyền chọn mua 100 cổ phiếu của công ty X với giá 100$ thì tài sản cơ sở chính là cổ phiếu của công ty X.

Tài sản cơ sở được hiểu cơ bản là nền tảng để xác định giá của quyền chọn cho đến khi quyền chọn hết hạn. Giá của tài sản cơ sở thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng và ảnh hưởng trực tiếp đến giá của quyền chọn.

Giá của tài sản cơ sở ở một thời điểm cho phép các nhà giao dịch biết liệu thực hiện quyền chọn tại thời điểm đó có đáng hay không.

Tài sản cơ sở cũng có thể được hiểu là một loại tiền tệ hoặc một chỉ số thị trường, chẳng hạn cụ thể như chỉ số S&P 500.

Trong trường hợp tài sản cơ sở là chỉ số thị trường chứng khoán, tài sản cơ sở sẽ bao gồm các cổ phiếu phổ biến trong chỉ số thị trường chứng khoán đó.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )