Vay ngân hàng – Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vnFri, 04 Oct 2024 02:08:40 +0000vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.12https://luatduonggia.vn/wp-content/uploads/2017/11/cropped-fav-32x32.pngVay ngân hàng – Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vn3232Thấu chi là gì? Bản chất, đặc trưng, mục đích của thấu chi?https://luatduonggia.vn/thau-chi-la-gi-ban-chat-dac-trung-muc-dich-cua-thau-chi/Fri, 04 Oct 2024 02:08:03 +0000https://luatduonggia.vn/thau-chi-la-gi-ban-chat-dac-trung-muc-dich-cua-thau-chi/Thấu chi là một trong những hình thức vay tín dụng ngân hàng phổ biến hiện nay, theo đó, ngân hàng sẽ cho khách hành rút một số tiền vượt quá mới mức tín dụng hiện có trong tài khoản để sử dụng cho mục đích cá nhân nào đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về hình thức vay tiền này. Mời các bạn tham khảo.

The post Thấu chi là gì? Bản chất, đặc trưng, mục đích của thấu chi? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Thấu chi là gì?

Thấu chi (Tiếng anh: Overdraft) hay vay theo hạn mức thấu chi nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vay được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và mức giới hạn đó được gọi là giới hạn thấu chi.

2. Bản chất của thấu chi:

– Thấu chi là việc cấp dụng ngân hàng cho khách hàng khi tài khoản thanh toán về 0, đồng thời, cho phép chủ tài khoản tiếp tục rút tiền ngay cả khi tài khoản của khách hàng không có tiền trong đó hoặc không đủ tiền so với số tiền rút. Nói cách khác, thấu chi xuất hiện khi việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng nhiều hơn tài khoản hiện trong tài khoản tại thời điểm rút.

– Thấu chi sẽ tạo ra một số dư âm trên tài khoản và đồng nghĩa với việc ngân hàng đã cấp cho chúng ta một khoản tín dụng.

– Để được thấu chi với số tiền trong tài khoản, hàng phải có uy tín, thường xuyên giao dịch qua ngân hàng, với mức tài chính ổn định, có thu nhập đều đặn và chu kì thu nhập ngắn.

3. Đặc trưng của thấu chi:

– Thấu chi thường là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, theo đó, khi khách hàng thực hiện giao dịch, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một hạn mức nhất định và thời gian sử dụng hạn mức thấu chi.

– Khách hàng có thể chi trả vượt số dư tiền gửi thanh toán nhưng trong hạn mức thấu chi được ngân hàng cho phép. Bên canh đó, khi có nhu cầu sử dụng khách hàng sẽ được chủ động sử dụng trên  tài khoản vãng laithông qua việc phát hành séc hay các hình thức thanh toán phù hợp khác của ngân ngành.

– Phương thức thấu chi phần lớn không có tính đảm bỏa.

– Để đảm bảo việc giảm thiểu rủi ro, cho vay thấu chi thường chỉ được áp dụng với những khách hàng uy tín, có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, đó đó, các ngân hàng thường dựa vào doanh số tiền được gửi về tài khoản của khách hàng hàng tháng là căn cứ để xét duyệt đối tượng vay và xác định hạn mức thấu chi.

4. Mục đích của Thấu chi: 

– Bù đắp vốn thiếu hụt tạm thời trong thanh toán của khách hàng để chi trả cho các chi phí hợp lí, hợp lệ, đây cũng là một phương thức cho vay hết sức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng tiền vay của ngân hàng với những mức chi tiêu phù hợp và cần thiết.

5. Hình thức vay thấu chi phổ biến: 

Ngày nay, hình thức vay thấu chi ngày càng phổ biến và thường có các dạng sau:

– Vay thế chấp: hình thứcc này được bảo đảm bằng tài sản, thường là bất động sản hoặc các tài sản có giá trị khác như xe ô tô, khi đó, ngân hàng sẽ định giá tài sản và ứng trước một phần giá trị đó cho khách hàng sử dụng tiền trước. Trong trường hợp khách hàng không thể trả khoản nợ, tài sản thế chấp sẽ bị thu hồi để trả nợ.

– Vay tín chấp: Đây là hình thức vay thấu chi mà không yêu cầu bảo đảm bằng tài sản mà chủ yếu được đánh giá khả năng tài chính của khách hàng dựa trên thu nhập, tiền tiết kiệm cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng hay còn gọi là mức độ uy tín.

– Vay thấu chi thẻ tín dụng: Đây là hình thức vay thấu chi dựa trên thẻ tín dụng của khách hàng, bằng cách khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của mình để chi tiêu vượt hạn mức đã được xác định và tiến hành thanh toán lãi suất cho khoản vay thấu chi dựa trên thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng.

– Vay thấu chi trực tuyến: Đây là hình thức vay thấu chi được thực hiện thông qua các nền tảng vay trực tuyến và là phương thức khá phổ biến hiện nay, thông qua phương thứcc này, khách hàng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ vay thấu chi một cách dễ dàng và thuận tiện qua mạng Internet hoặc qua app, các ứng dụng di động một cách nhanh chóng, tiện lợi.

6. Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ thấu chi: 

ĐƠN YÊU CẦU CUNG CẤP TIỆN ÍCH THẤU CHI

OVERDRAFT APPLICATION

 

 

 

 

Dành Cho Ngân Hàng/For Bank Use Only

  1. Mã số khách hàng thứ nhất :

First customer number:

 

  1. Mã số khách hàng thứ hai

Second customer number:

 

  1. Mã số khách hàng chung (nếu có):

Joint customer number (if any):

Tôi / Chúng tôi (“Bên Vay”) đề nghị cung cấp Tiện Ích Thấu Chi (“Tiện ích”) bằng Đồng Việt Nam (“VND”) với các chi tiết sau:

I / We (the “Borrower”) would like to apply for the Overdraft Facility (the “Facility”) in Vietnamese Dong (“VND”) with details a s

  • CEPS                ¨   PREMIER (RM Code: ___ / Market Sector______ )

Ngày / Date ___________

 Thông Tin Khách Hàng / Customer Information                                                                                                                                                   

 

Bên vay thứ nhất

First borrower

Bên vay thứ hai

Second borrower

Mã số khách hàng

Customer no.

 

                                                                                       

 

                                                                                        _

Họ và tên

Full name

 

                                                                                       

 

                                                                              _     _

Quốc tịch

Nationality

 

                                                                                       

 

                                                                                       _

Thẻ căn cước công dân/Số CMND/Hộ chiếu

Citizen Card No. /ID No. /Passport No.                                                                                                                             _

 

                                                                                       _

 

Nơi cấp

Place of issue

 

                                                   

Nơi cấp

Place of issue

 

                                                 

 

Ngày cấp

Date of issue

 

                                                   

Ngày cấp

Date of issue

 

                                                 

 

Ngày hết hạn

Date of expiration

 

                                                   

Ngày hết hạn

Date of expiration

 

                                                 

 

Số CMND trước đây (nếu có) / Previous ID No.

(if any)

 

                                                   

Số CMND trước đây (nếu có) / Previous ID No.

(if any)

 

                                                 

Các thông tin khác của khách hàng, vui lòng tham khảo tại Đơn Mở Tài Khoản Cá Nhân đã đăng ký với Ngân Hàng và/hoặc những yêu cầu cập nhật thông tin của khách hàng qua các thời điểm sau khi mở tài khoản (nếu có).

For other customer information, please refer to Personal Account Opening Form registered with the Bank and/or other customer update requests after the account opening date (if any).

II. Chi tiết Tiện Ích (phụ thuộc vào sự phê duyệt cuối cùng của Ngân Hàng)

Facility Details (subject to final approval from the Bank)

Giá trị Tiện Ích yêu cầu

Principal Amount  of the Facility                                                                                    Requested (VND)

Thời hạn (tháng)                                                                                                        

Tenor (month)

Lãi suất                                                      Lãi suất thấu chi cơ bản                                                                                            

Interest                                                        HSBC Overdraft (“OD”) Prime Rate+

Giá trị đảm bảo

Security amount                                                                                                            

Số tài khoản đảm bảo

Security account number                                                                                            

Tài Khoản Thấu Chi (cung cấp

hạn mức thấu chi)                                                                                                     

OD Acc No. (for OD limit funding)

Tài khoản Trả Lãi Thấu Chi                                                                               _                                                                     _

OD Interest Repayment Acc No.

III. Thông Tin Tài Khoản Thấu Chi / Overdraft Account Details

(Chỉ áp dụng cho mở tài khoản mới / applied to new account opened)

Loại tài khoản                            Tài  Khoản Thấu Chi                                 Loại tiền tệ: VND

Type of account                          Overdraft Account                                     Currency

Mục đích mở tài khoản              Giao dịch

Account opening purpose            Transact

Nguồn tiền cho tài khoản

Source of Fund used for account(s)

  • Lương cơ bản                        ¨ Lương  cơ bản và hoa hồng           ¨ Hoa hồng                                  ¨ Thừa kế

Base salary                                  Base salary and commission               Commission only                          Inheritance

 

  • Thắng xổ số

Winning lottery

  • Bán bất động sản

Sale of asset or property

  • Đầu tư

Investment

  • Lợi nhuận kinh doanh

Business interest

  • Tiết kiệm cá nhân

Personal savings

  • Trợ cấp từ cha mẹ

Contribution from parents

  • Trợ cấp từ vợ/chồng

Contribution from spouse

  • Khác (vui lòng ghi rõ)

Others (please specify):                                                    

  1. Dành Cho Tài Khoản Chung / For Joint Account                                                                                                                                                   

 

1. Thông tin của chủ tài khoản được chọn dưới đây sẽ áp dụng cho tài khoản chung được mở theo đơn này.

Information of the below selected applicant shall be applied to the joint account(s) opened under this form.

Bên vay thứ nhất / First Borrower

Bên vay thứ hai / Second Borrower

  1. Phương thức điều hành tài khoản chung được chọn dưới đây sẽ áp dụng cho tài khoản được mở theo đơn này.

The joint account operation method selected below shall be applied to the account(s) opened under this form.

  • “Bất kỳ chữ ký nào” / “Either to sign”

Cho yêu cầu này, chúng tôi đồng ý rằng chữ ký của bất kỳ một ai trong chúng tôi về hoặc liên quan đến bất kỳ một vấn đề gì đối với tài khoản chung sẽ ràng buộc các đồng chủ tài khoản khác và đồng ý ủy quyền cho mỗi đồng chủ tài khoản khác được toàn quyền điều hành tài khoản chung, bao gồm cả việc thực hiện các giao dịch, thay đổi thông tinvà đóng tài khoản bằng cách đưa ra chỉ thị cho Ngân Hàng và có quyền đưa ra bất kỳ các chỉ thị điều hành tài khoản nào khác mà không cần chúng tôi cùng ký. Chúng tôi xác nhận đã đọc và hiểu rõ các quy định liên quan đến tài khoản

chung tại Các Điều Khoản và Điều Kiện Chung của Ngân Hàng và đồng ý tuân thủ các điều kiện và điều khoản này.

For this request, we, the undersigned, hereby agree that the signature of any one of us on or in relation to any matter regarding the joint account will bind the other joint account holders and that each joint account holder is hereby authorised to have full powers to operate the joint account, including to conduct any transaction, to update account information and close accounts by way of giving instructions to the Bank, and have the right to give any other instructions to operate the joint account without requiring our joint signatures. We have read and understood the provisions relevant to joint account in the General Terms and Conditions of the Bank and agree to be bound by them.

  • “Cả hai chữ ký” / “Both to sign”

Cho yêu cầu này, chúng tôi đồng ý rằng bất kỳ một vấn đề gì đối với tài khoản chung sẽ yêu cầu sự đồng ý của các đồng chủ tài khoản bằng cách đưa ra chỉ thị hợp lệ. Chúng tôi xác nhận đã đọc và hiểu rõ các quy định liên quan đến tài khoản chung tại Các Điều Khoản và Điều Kiện Chung của Ngân Hàng và đồng ý tuân thủ các điều kiện và điều khoản này.

For this request, we, the undersigned, hereby agree that any matter regarding the joint account is required all of our agreement by way of giving instructions to the Bank. We have read and understood the provisions relevant to joint account in the General Terms and Conditions of the Bank and agree to be bound by them.

  1.  
  2. Phương Án Sử Dụng Vốn / Capital Usage Plan                                                                                                                                                           

 

  • Xây nhà

House construction

  • Sửa nhà

Home renovation

  • Du lịch

Travel

  • Mục đích khác:

Other purpose:

  • Mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình

Personal Expenditure

  • Mua phương tiện đi lại

Means of Transportation

  • Học tập/Chữa bệnh

Medical/Educatio

 

Xác Nhận Của Khách Hàng / Borrower(s)

The post Thấu chi là gì? Bản chất, đặc trưng, mục đích của thấu chi? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Chính sách xã hộihttps://luatduonggia.vn/huong-dan-vay-the-chap-so-do-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi/Thu, 12 Jan 2023 03:12:06 +0000https://luatduonggia.vn/huong-dan-vay-the-chap-so-do-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi/Hiện nay nhiều người lựa chọn việc vay vốn ngân hàng để chi trả cho các khoản đầu tư, mua bán. Việc vay tiền tại ngân hàng được xác định là hình thức vay có nhiều ưu đã và lãi suất thấp hơn so với các công ty tín dụng khác. Hơn nữa, trong nhóm ngân hàng cho vay tiền thì Ngân hàng Chính sách xã hội được biết đến là ngân hàng hỗ trợ người dân vay tiền với lãi suất vay cực thấp so với thị trường chung. Đặc biệt việc vay thế chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội cũng bảo đảm và tránh rủi ro cao hơn so với những cơ sở tín dụng khác. Vậy làm thế nào để vay thế chấp bằng sổ đỏ tại ngân hàng Chính sách xã hội?

The post Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Chính sách xã hội appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Thế nào là vay thế chấp sổ đỏ?

Vay thế chấp được hiểu là vay tiền nhưng phải có tài sản đảm bảo thay thế cho khoản tiền vay của mình. Hiện nay, tài sản đảm bảo để vay thế chấp thường là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nhà ở, xe cộ có giá trị,…Khi cá nhân hay tổ chức thực hiện vay tiền tại ngân hàng theo hình thức thế chấp thì sẽ phải để lại Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và nhận tiền cho vay từ ngân hàng.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là việc bên thế chấp dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất (đất thuộc sở hữu của bên thế chấp) do bên thế chấp giữ và không chuyển giao cho bên nhận thế chấp. Như vậy việc vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là việc cá nhân hay tổ chức giao sổ đỏ của mình cho ngân hàng giữ để nhận khoản tiền vay từ ngân hàng.

2. Đặc điểm của thế chấp bằng quyền sử dụng đất (sổ đỏ):

Thế chấp quyền sử dụng đất (thế chấp sổ đỏ) là một dạng thế chấp tài sản nên thế chấp quyền sử dụng đất mang đặc điểm chung của thế chấp tài sản. Bên cạnh đó, thế chấp quyền sử dụng đất còn mang những đặc điểm nhận biết riêng biệt:

Thứ nhất, đối tượng thế chấp là quyền sử dụng đất. Cần lưu ý đối tượng thế chấp ở đây là quyền sử dụng đất không phải là đất đai. Khi thế chấp quyền sử dụng đất, người thế chấp chỉ có quyền sử dụng đất mà không có quyền sở hữu đối với đất. Quyền sử dụng đất được thể hiện thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ.

Thứ hai, trong việc thế chấp quyền sử dụng đất (thế chấp sổ đỏ) thì bên thế chấp vẫn tiếp tục được sử dụng, khai thác công dụng từ phần đất đó.

Thứ ba, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật quy định. Việc thế chấp bằng sổ đỏ phải được lập thành văn bản xác nhận việc thế chấp  và có công chứng, chứng thực và phải được đăng ký về giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

Thứ tư, thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm đối với vật. Thế chấp sổ đỏ được xem là biện pháp bảo đảm đối với vật vì bên nhận thế chấp có thể xử lý tài sản thế chấp để thực hiện thu hồi khoản vay của mình trong trường hợp đến hạn thanh toán nợ nhưng bên chấp chấp vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

3. Vay tiền tại Ngân hàng chính sách có ưu điểm gì hơn so với các ngân hàng khác?

Xét về mục đích hoạt động của Ngân hàng Chính sách thì ngân hàng này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận vì thế khi vay thế chấp tại ngân hàng này thì khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt và có nhiều thuận lợi hơn so với vay vốn ở nơi khác. Một số ưu điểm của việc vay thế chấp ngân hàng Chính sách được thể hiện như sau:

Vay tiền với lãi suất thấp nhất thị trường hiện nay;

Khoản tiền vay lớn đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng và tối đa là 100% giá trị của tài sản bảo đảm;

Thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ lên đến 10-25 năm;

Phạm vi hoạt động rộng rãi khắp cả nước và hỗ trợ cho các gia đình khó khăn tiếp cận khoản vay…

4. Điều kiện để vay thế chấp tại Ngân hàng Chính sách:

4.1. Điều kiện về đối tượng được vay thế chấp tại Ngân hàng Chính sách:

Theo nguyên tắc và mục đích hoạt động thì Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các cá nhân hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện chính sách cần được hỗ trợ. Cụ thể các đối tượng thuộc diện vay vốn thế chấp tại Ngân hàng Chính sách như sau:

– Người thân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng;

– Gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc các diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có người mất khả năng lao động;

– Gia đình có con theo học tại các trường đại học, cao đẳng;

– Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc đối tượng là dân tộc thiểu số;

– Cá nhân, hộ gia đình có người nhiễm HIV, người sau cai nghiện;

– Cá nhân thuộc diện thực hiện chính sách đi xuất khẩu lao động;

– Cho cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn để khắc phục hậu quả của hạn hán, thiên tai;

– Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn.

4.2. Một số điều kiện khác về khách hàng cũng như tài sản thế chấp vay vốn tại ngân hàng Chính sách:

– Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo phân tích tại mục 4.1 nêu trên thì phải là công dân Việt Nam và nằm trong độ tuổi được thực hiện vay vốn theo quy định của pháp luật là từ 25 đến 26 tuổi. Khách hàng đi vay vốn tại ngân hàng Chính sách phải đang sinh sống trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng Chính sách đó;

– Vay vốn phải vì mục đích hợp pháp, có chứng minh được phương án vay và thời gian trả nợ cụ thể, rõ ràng;

– Có tài sản đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo;

– Tại thời điểm thực hiện vay tại ngân hàng Chính sách thì cá nhân hay hộ gia đình không có nợ xấu được ghi nhận ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác.

5. Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng Chính sách xã hội:

Để thực hiện vay thế chấp bằng sổ đỏ tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì cá nhân hay đại diện hộ gia đình cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

5.1. Chuẩn bị hồ sơ xin vay thế chấp bằng sổ đỏ:

Trước khi vay vốn, người có nhu cầu vay vốn cần thực hiện chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng Chính sách xã hội;

– Giấy tờ tuỳ thân của người đi vay vốn như Giấy chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân;

– Sổ hộ khẩu, sổ hộ nghèo (nếu có) hoặc các giấy tờ khác để chứng minh là đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách theo quy định của Chính phủ;

– Giấy tờ chứng minh thu nhập, tài chính để có thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ như Hợp đồng lao động, Bảng lương, doanh thu…

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, ở đây là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);

– Hồ sơ chứng minh phương án vay vốn, phương án trả nợ.

5.2. Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu của khách hàng:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình thuộc đối tượng được vay vốn thì ngân hàng tiến hành kiểm tra lại hồ sơ và thông tin khách hàng để đảm bảo hồ sơ và thông tin khách hàng hợp lệ, thẩm định lại về tính xác thực và hợp pháp của quyền sử dụng đất được thế chấp để tránh được những rủi ro trong việc cho vay vốn.

Nếu trong quá trình thẩm định, ngân hàng xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì ngân hàng có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn khách hàng bổ sung, sửa đổi để hồ sơ hợp lệ và tiến hành giải quyết. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết việc vay vốn của cá nhân và hộ gia đình vay vốn.

Nhân viên ngân hàng trực tiếp thực hiện giải quyết cho khách hàng đi vay vốn xác định lại nhu cầu vay vốn của khách hàng và từ đó đề xuất ra hạn mức vay phù hợp với khách hàng và phù hợp với tài sản được thế chấp là sổ đỏ. Từ đó sẽ thông báo đến khách hàng khoản vay phù hợp.

5.3. Ngân hàng tiến hàng giải ngân cho khách hàng vay vốn:

Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình vay tiền có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng thì các bên có thể thoả thuận về việc giải ngân một lần hoặc nhiều lần.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Nghị định số 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm;

The post Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Chính sách xã hội appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Phân biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng?https://luatduonggia.vn/phan-biet-giua-vay-tin-chap-va-vay-the-chap-tai-ngan-hang/Wed, 05 Apr 2023 16:52:26 +0000https://luatduonggia.vn/phan-biet-giua-vay-tin-chap-va-vay-the-chap-tai-ngan-hang/Vay tín chấp và vay thế chấp là hai hình thức vay tiền tại ngân hàng có điều kiện đảm bảo khác nhau, thủ tục giấy tờ, hạn mức và mức độc rủi ro. Dưới đây là bài viết về Phân biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng?

The post Phân biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1.  Khái niệm vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng:

– Vay tín chấp là một hình thức cho vay tiền mà không yêu cầu bất kỳ tài sản đảm bảo nào. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ cần nộp một bộ hồ sơ vay đơn giản bao gồm các giấy tờ cá nhân cơ bản như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sao kê bảng lương,… Thay vì dựa trên giá trị tài sản đảm bảo, vay tín chấp hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng và công ty mà họ đang làm việc, nhằm phục vụ cho các mục đích cá nhân. Uy tín của người vay sẽ được đánh giá thông qua việc xác minh thu nhập và lịch sử tín dụng của họ.

Thường thì, khách hàng vay tín chấp chủ yếu để tiêu dùng cá nhân. Khách hàng chỉ cần thanh toán một khoản tiền hàng tháng vừa phải trong suốt quá trình vay tiền, còn được gọi là trả góp. Hạn mức của một khoản vay tín chấp ở Việt Nam thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời gian trả góp cho khoản vay tín chấp thường từ 12 tháng đến 60 tháng.

Lãi suất vay tín chấp của từng ngân hàng cũng có thể khác nhau. Lãi suất được tính dựa trên số tiền bạn vay cũng như điều kiện của bạn. Ngoài ra, sự biến động của giá trị tiền tệ theo thời gian cũng làm cho giá trị của khoản vay ban đầu có giá trị hơn trong tương lai. Vì vậy, trước khi quyết định vay tín chấp, bạn nên tìm hiểu kỹ về các điều kiện và lãi suất của từng ngân hàng để có thể lựa chọn được khoản vay phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình.

– Trái ngược với hình thức vay tín chấp, vay thế chấp là một loại hình vay tiền yêu cầu người vay phải có tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Tài sản này sẽ được người cho vay giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu và trong trường hợp người vay không thể trả nợ đầy đủ, tài sản này sẽ được người cho vay tịch thu để bù đắp khoản vay.

Tuy nhiên, vay thế chấp cũng mang lại nhiều lợi ích cho người vay. Với khoản vay thế chấp, người vay có thể được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay lớn từ 70% đến 100% giá trị tài sản thế chấp. Thời gian thanh toán nợ của khoản vay thế chấp cũng được linh hoạt kéo dài theo nhu cầu của người vay.

Rủi ro vỡ nợ trong trường hợp vay thế chấp thường tương đối thấp do người vay phải đảm bảo cho khoản vay bằng tài sản thế chấp. Do đó, lãi suất của khoản vay này thường thấp hơn so với khoản vay tín chấp.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ có những yêu cầu khác nhau để xét duyệt khoản vay thế chấp, ngoài việc yêu cầu người vay có tài sản đảm bảo. Tài sản thế chấp cũng sẽ được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng kiểm định và định giá trước khi xét duyệt khoản vay.

2. Sự khác biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng:

2.1. Về tài sản đảm bảo:

Trong quá trình vay tiền tại ngân hàng, điều kiện đảm bảo là một yếu tố quan trọng được ngân hàng quan tâm. Vay tín chấp và vay thế chấp là hai hình thức vay tiền tại ngân hàng có điều kiện đảm bảo khác nhau. 

+ Đầu tiên, vay tín chấp không yêu cầu bất kỳ tài sản đảm bảo nào. Thay vào đó, điều kiện chủ yếu để được vay là khả năng trả nợ của người vay. Người vay cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và lịch sử tín dụng để ngân hàng đánh giá và xét duyệt hồ sơ vay tiền. Những giấy tờ này thường bao gồm hóa đơn tiền điện, tiền nước, lương hưu hoặc lương tháng, thu nhập từ kinh doanh hoặc đầu tư.

+ Vay thế chấp yêu cầu người vay cung cấp tài sản có giá trị như nhà đất, ô tô hoặc tài sản khác để đảm bảo khoản vay. Tài sản này sẽ được định giá và kiểm định bởi ngân hàng để xác định giá trị thế chấp và số tiền vay được. Người vay phải cung cấp giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản này và các giấy tờ pháp lý khác để chứng minh tính hợp pháp của tài sản.

2.2. Về thủ tục và giấy tờ: 

Thủ tục và giấy tờ là một trong những điểm khác biệt quan trọng giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng.

+ Vay tín chấp thường có thủ tục đơn giản hơn so với vay thế chấp. Để xin vay tín chấp, người vay chỉ cần cung cấp giấy tờ cá nhân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và giấy chứng nhận thu nhập. Tuy nhiên, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng còn kiểm tra khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của người vay để đảm bảo khả năng trả nợ.

+ Trong khi đó, để xin vay thế chấp, người vay cần phải cung cấp nhiều giấy tờ hơn. Đầu tiên, giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh sở hữu nhà đất, giấy tờ đăng ký xe cộ, giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản khác. Ngoài ra, người vay cũng cần cung cấp giấy tờ về quyền sở hữu như giấy tờ chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và giấy chứng nhận thu nhập. Ngân hàng sẽ đánh giá giá trị của tài sản đảm bảo và kiểm tra giấy tờ về quyền sở hữu trước khi quyết định cho vay. Trong nhiều trường hợp, quá trình kiểm tra giấy tờ và định giá tài sản có thể tốn thời gian và chi phí. Nếu không cung cấp đầy đủ giấy tờ và tài sản đảm bảo, người vay có thể bị từ chối vay thế chấp. Vì vậy, thủ tục vay thế chấp thường phức tạp hơn so với vay tín chấp và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng của người vay.

2.3. Về số tiền được vay: 

Số tiền được vay là một trong những điểm khác biệt quan trọng giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng.

+ Thông thường, số tiền được vay thông qua vay thế chấp sẽ lớn hơn so với vay tín chấp. Điều này bởi vì với vay thế chấp, số tiền được vay phụ thuộc vào giá trị của tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ ước tính giá trị của tài sản và cho vay một khoản tiền tương đương với mức giá trị này. Ví dụ, nếu bạn có một căn nhà có giá trị 500 triệu đồng và ngân hàng đánh giá giá trị này, bạn có thể vay một khoản tiền lên đến 500 triệu đồng.

+ Trong khi đó, với vay tín chấp, số tiền được vay phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay. Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng tài chính của bạn để xác định mức khoản vay phù hợp. Vì vậy, số tiền được vay thông qua vay tín chấp thường sẽ ít hơn so với vay thế chấp. Thông thường, ngân hàng sẽ cấp khoản vay tối đa là 200 triệu đồng đối với vay tín chấp, nhưng đôi khi nó có thể cao hơn tùy thuộc vào khả năng tài chính của người vay.

Tuy nhiên, đối với cả hai loại vay, số tiền được cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thu nhập của người vay, hồ sơ tín dụng, độ tuổi, nghề nghiệp, lịch sử tín dụng và mục đích sử dụng khoản vay. Nếu bạn có một hồ sơ tín dụng tốt và thu nhập ổn định, bạn có thể được cấp một khoản vay lớn hơn. Trong khi đó, nếu bạn có một hồ sơ tín dụng kém hoặc thu nhập thấp, ngân hàng có thể cấp cho bạn một khoản vay nhỏ hơn.

2.4. Về thời hạn thanh toán:

Thời hạn thanh toán cho vay thế chấp thường kéo dài hơn so với vay tín chấp. Điều này có nghĩa là người vay được phép trả nợ trong một khoảng thời gian dài hơn để đảm bảo khoản vay được trả đúng hạn và đầy đủ. Điều này đơn giản bởi vì khoản vay thế chấp thường có số tiền lớn hơn và được đảm bảo bằng tài sản, giúp ngân hàng có thể tăng thời gian thanh toán để giảm rủi ro.

+ Với vay tín chấp, thời gian thanh toán thường ngắn hơn và được tính toán theo mức lãi suất. Điều này là do khoản vay không có tài sản đảm bảo, nên ngân hàng phải đánh giá nguy cơ cao hơn và giảm thời gian thanh toán để giảm thiểu rủi ro.

+ Với khoản vay thế chấp, thời gian thanh toán thường kéo dài từ năm đến 30 năm, trong khi với vay tín chấp, thời gian thanh toán thường là từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, thời gian thanh toán cụ thể sẽ phụ thuộc vào số tiền vay và khả năng thanh toán của người vay.

Việc có thời gian thanh toán kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến tổng số tiền mà người vay phải trả. Với khoản vay thế chấp, việc trả tiền lãi được tính trên thời gian dài hơn, do đó tổng số tiền trả cho khoản vay sẽ lớn hơn so với vay tín chấp. Tóm lại, thời gian thanh toán cho vay thế chấp thường kéo dài hơn so với vay tín chấp, nhưng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tổng số tiền phải trả.

2.5. Về lãi suất: 

Vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn vì không có tài sản đảm bảo, do đó ngân hàng có thể tính lãi suất cao hơn. Trong khi đó, vay thế chấp có mức độ rủi ro thấp hơn vì có tài sản đảm bảo, do đó ngân hàng có thể tính lãi suất thấp hơn.

3. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

The post Phân biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp tại ngân hàng? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Điều kiện để vay tiền ngân hàng? Đối tượng không được vay vốn?https://luatduonggia.vn/dieu-kien-de-vay-tien-ngan-hang-doi-tuong-khong-duoc-vay-von/Sat, 22 Oct 2022 19:20:40 +0000https://luatduonggia.vn/?p=722083Vay vốn ngân hàng gồm những cách thức nào? Trường hợp nào thì nên vay vốn ngân hàng? Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng?

The post Điều kiện để vay tiền ngân hàng? Đối tượng không được vay vốn? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ. Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho khách hàng. Vậy điều kiện để vay tiền ngân hàng là gì ? Đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng ? 

Luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Vay vốn ngân hàng gồm những cách thức nào? 

Hiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước có khá nhiều hình thức cho vay vốn. Các hình thức phổ cập như : vay tín chấp, vay thấu chi, vay trả góp … Tùy theo mục tiêu sử dụng bạn sẽ chọn hình thức vay nào tương thích với bản thân mình. Hãy cùng nhau điểm sơ qua các hình thức vay phổ cập

1.1. Vay tín chấp:

Là hình thức vay vốn ngân hàng không cần tài sản đảm bảo. Hình thức vay này dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí. Lãi suất cho khoản vay khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng

1.2. Vay thấu chi: 

Đây là hình thức vay cho những khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương. Hồ sơ vay yêu cầu có chứng thực về khoản thu nhập cố định mỗi tháng

1.3. Vay thế chấp:

Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng. Theo hình thức vay này người đi vay phải có tài sản đảm bảo. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% – 120% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất không quá cao, phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn đôi khi sẽ khá cao.

1.4. Vay trả góp: 

Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.

2. Trường hợp nào thì nên vay vốn ngân hàng: 

  Nếu bạn có nhu cầu sử dụng vốn để kinh doanh hoặc chi tiêu cá nhân. Bởi vì, vay vốn tại ngân hàng có sự bảo đảm bởi pháp lý. Thay vì đi vay ở những app vay nóng, những group cho vay thông qua mạng Internet thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cũng như mức lãi suất rất cao. Việc chọn vay vốn ở ngân hàng là giải pháp không của riêng một cá nhân hay tổ chức nào.

 Cần cân nhắc nhu cầu của mình để chọn gói vay phù hợp mà thôi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể vay ngân hàng được cho nên bạn cần chuẩn bị hồ sơ rõ ràng và xem xét kỹ điều kiện của các ngân hàng. Bản thân ngân hàng cũng ban hành những chính sách và điều kiện đi kèm cho mỗi đối tượng vay để đảm bảo. Khi đáp ứng được thì yêu cầu vay vốn của bạn được chấp nhận.

3. Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng:

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Như vậy, từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân (Ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) là những đối tượng không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Dưới đây là những quy định về vay vốn của tổ chức tín dụng, cụ thể:

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: 

Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh: 

Đối với khoản vay để thực hiện các hoạt động đầu tư vào ngành nghề mà pháp luật nghiêm cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay, vì khoản vay cần có mục đích sử dụng hợp pháp và không vi phạm pháp luật. 

Giải thích cho việc này, cả ngân hàng và người đi vay cần lấy uy tín của mình ra làm vật thế chấp trên tinh thần nên khoản vay của khách hàng cần phải minh bạch, khách hàng không được sử dụng khoản vay vì mục đích đầu tư bất hợp pháp. 

Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm:

Vay vốn để thanh toán chi phí không hợp pháp có nghĩa là khi bạn vay vốn và sử dụng khoản vay đó vì mục đích thanh toán các chi phí liên quan đến ngành nghề, dịch vụ mà nhà nước nghiêm cấm thì các ngân hàng cũng sẽ đánh rớt hồ sơ của bạn do không đảm bảo được mục đích sử dụng vốn vay. 

Để có thể vay vốn tại các ngân hàng bạn cần phải chứng minh được khoản vay của mình không nằm trong danh sách bị từ chối và đặc biệt là không được sử dụng khoản vay vào những hoạt động trái pháp luật. 

Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh:

Đây cũng là trường hợp tương tự như trường hợp đầu tiên trên, việc bạn vay vốn ngân hàng để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề mà pháp luật nghiêm cấm đầu tư thì các ngân hàng sẽ đánh rớt hồ sơ vay của bạn với lý do không tuân thủ vào quy định của nhà nước vì không đảm bảo được mục đích sử dụng khoản vay. 

Việc sử dụng khoản vay để mua và sử dụng các loại hàng hóa bị nghiêm cấm đã xuất hiện từ rất lâu, được quy định cụ thể tại các điều luật của Ngân Hàng Nhà Nước và khi mục đích sử dụng vốn vay của bạn không hợp pháp thì sẽ không có ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào dám chấp nhận hồ sơ vay của bạn cả. 

Để mua vàng miếng:

Có thể nói, vàng miếng là một trong những mặt hàng vô cùng nhạy cảm của thị trường và việc Ngân Hàng Nhà Nước nghiêm cấm việc vay vốn để mua vàng miếng là vô cùng có căn cứ. Cách để phát hiện những trường hợp vay tiền để mua vàng miếng cũng tương đối đơn giản, các nhân viên ngân hàng chỉ cần tinh ý xem lại thời điểm khách hàng thực hiện vay vốn xem có trùng khớp với thời điểm giá vàng lên xuống hay không, nếu trùng khớp thì khả năng cao bạn sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay nếu không đưa ra mục đích sử dụng vốn vay một cách thỏa đáng. 

Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay:

Nhu cầu vay vốn để trả nợ khoản vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay là một trong những trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm, trừ trường hợp khoản vay được sử dụng để thanh toán tiền lãi vay phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng công trình mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự án xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. 

Điều này được quy định cụ thể trong thông tư số 39/2016/TT-NHNN, việc bạn sử dụng khoản vay để chi trả lãi suất cho chính tổ chức tín dụng đó sẽ không được các ngân hàng chấp nhận cho vay và đồng nghĩa với việc hồ sơ vay của bạn bị đánh rớt. 

Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài: Trường hợp không được vay vốn tại ngân hàng tiếp theo đó là vay vốn để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác, điều này đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ bị xoay vòng, phát sinh lãi suất rất nhiều và khách hàng thường sử dụng cách này trong những tình huống cấp bách, nếu bị phát hiện chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối khoản vay của bạn. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ được chấp nhận vay vốn để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác như sau: 

  • Là khoản vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh 
  • Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ
  • Là khoản vay chưa thực hiện lại cơ cấu trả nợ

Nếu bạn thuộc một trong 03 trường hợp ngoại lệ này thì khoản vay của bạn có khả năng cao sẽ được chấp nhận, tất nhiên là khoản vay mới phải được đảm bảo không ảnh hưởng đến khoản vay cũ.

4. Quy trình làm thủ tục vay ngân hàng như thế nào?

Phần lớn quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thông thường các nhân viên ngân hàng sẽ đặt câu hỏi với khách hàng xoay quanh: mục đích vay, số tiền cần vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu, tài sản đảm bảo là gì (nếu vay thế chấp), thu nhập trung bình hàng tháng bao nhiêu, nguồn thu nhập có ổn định không, các nguồn thu nhập chính…

Sau khi khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đầy đủ đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng đó.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.

Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.

Bước 4: Giải ngân

Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân (cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng). Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.

The post Điều kiện để vay tiền ngân hàng? Đối tượng không được vay vốn? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Nghĩa vụ của con khi cha mẹ đang vay ngân hàng qua đờihttps://luatduonggia.vn/nghia-vu-cua-con-khi-cha-me-dang-vay-ngan-hang-qua-doi/Tue, 28 Nov 2023 16:29:40 +0000https://luatduonggia.vn/nghia-vu-cua-con-khi-cha-me-dang-vay-ngan-hang-qua-doi/Khi đến hạn thì bên vay sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay đúng với số tiền mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên có những trường hợp không may, cha mẹ đang vay ngân hàng thì qua đời. Vậy, nghĩa vụ của con cái trong trường hợp này được xác định như thế nào?

The post Nghĩa vụ của con khi cha mẹ đang vay ngân hàng qua đời appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Đang vay ngân hàng mà qua đời thì nghĩa vụ trả nợ có chấm dứt không? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 615 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, cụ thể như sau:

– Những người được xác định là người thừa kế theo quy định của pháp luật sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản mà người chết để lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Trường hợp di sản mà người chết để lại chưa được chia theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại sẽ được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản mà người chết để lại;

– Trong trường hợp di sản mà người chết để lại đã được chia trên thực tế thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình được nhận, tuy nhiên không vượt quá phần di sản mà mình nhận đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Trong trường hợp những người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại giống như người thừa kế được xác định là cá nhân.

Như vậy thì có thể nói, nếu như người vay ngân hàng qua đời thì những người hưởng thừa kế số di sản mà người chết để lại sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh quá trình thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Vì vậy có thể nói, khi người vay tiền chết thì những người thừa kế của những người này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế mà người chết để lại. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý về việc, nếu như trong hợp đồng vay tiền có thỏa thuận rằng chỉ người vay mới là người trả nợ thì khi người vay qua đời, hợp đồng vay tiền đó sẽ đương nhiên chấm dứt căn cứ theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật dân sự năm 2015. 

Tóm lại, khi người vay tiền qua đời thì những người thừa kế của người đó sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản mà người chết để lại, trừ trường hợp hợp đồng vay tiền được ký kết giữa các bên có thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền phải do chính cá nhân vay trả hoặc có thỏa thuận khác. Trong trường hợp những người thừa kế cố tình không trả thì bên bê hoàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp võ thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi đó thì các bên cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ chứng minh về việc vay tiền đó và chứng minh về quyền lợi của mình đang bị xâm phạm.

2. Nghĩa vụ của con khi cha mẹ đang vay ngân hàng qua đời: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời điểm và địa điểm mở thừa kế. Theo đó thì thời điểm mở thừa kế sẽ được xác định là thời điểm mà người có di sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật thì thời điểm mở thừa kế sẽ được xác định theo Điều 71 của Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 614 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế. Theo đó thì kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là từ thời điểm người có di sản chết thì những người thừa kế theo quy định của pháp luật sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 615 của Bộ luật dân sự năm 2015 theo như phân tích nêu trên. Căn cứ theo Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hàng thừa kế như sau: 

– Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy có thể nói, trong trường hợp cha mẹ đang vay ngân hàng mà qua đời, mặc dù trong hợp đồng vay được ký kết với ngân hàng đó không đi về nghĩa vụ của những người thừa kế, nhưng theo quy định của pháp luật nêu trên thì những người đó gửi thừa kế di sản do bố mẹ để lại vẫn sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi di sản mà người chết để lại đó. Trong trường hợp bố mẹ không để lại di chúc thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật, và con cũng sẽ được xem là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 và sẽ phải có trách nhiệm trả nợ ngân hàng thay cho bố mẹ. Vì vậy cho nên, khi những người con được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ để lại thì người con đó sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ ngân hàng tương ứng với phần di sản mà mình được hưởng và không vượt quá phần di sản được nhận trên thực tế, trừ trường hợp những người đồng thừa kế có thỏa thuận khác.

3. Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

Pháp luật hiện nay cũng có quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên thanh toán đối với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Căn cứ theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán. Theo đó thì các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí có liên quan đến thừa kế do người chết để lại sẽ được thanh toán theo thứ tự cơ bản sau đây:

– Các chi phí hợp lý theo tập quán đáp ứng cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

– Chi phí cho việc bảo quản di sản;

– Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

– Tiền công lao động;

– Tiền bồi thường thiệt hại;

– Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;

– Các khoản nợ khác đối với những chủ thể được xác định là cá nhân hoặc pháp nhân;

– Tiền phạt;

– Các chi phí khác.

Theo đó thì có thể nói, thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là một trong những chế định vô cùng quan trọng được pháp luật nước ta quan tâm từ trước đến nay. Khi Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay có hiệu lực thì chế định này vẫn được quy định và vẫn được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại và các khoản chi phí khác có liên quan đến hoạt động được kể theo quy định của pháp luật sẽ được thanh toán theo thứ tự được quy định cụ thể tại Điều 658 của Bộ luật dân sự năm 2015 nêu trên.

Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Bộ luật Dân sự năm 2015. 

The post Nghĩa vụ của con khi cha mẹ đang vay ngân hàng qua đời appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Không trả nợ đúng hạn ngân hàng có quyền khởi kiện không?https://luatduonggia.vn/khong-tra-no-dung-han-ngan-hang-co-quyen-khoi-kien-khong/Wed, 13 Sep 2023 15:26:15 +0000https://luatduonggia.vn/khong-tra-no-dung-han-ngan-hang-co-quyen-khoi-kien-khong/Việc vay vốn ngân hàng nhằm mục đích chi tiêu, đầu tư không còn quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do dẫn đến người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn theo thoả thuận. Vậy người vay không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền khởi kiện không?

The post Không trả nợ đúng hạn ngân hàng có quyền khởi kiện không? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Không trả nợ đúng hạn ngân hàng có quyền khởi kiện không?

Điều 274 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây sẽgọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc cácgiấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều cácchủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo đó, việc trả nợ cho ngân hàng khi vay tiền tại ngân hàng là nghĩa vụ của người vay. Thêm nữa, tại Điều 278 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ, Điều này quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ củamình đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật Dânsự, luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, thời hạn để người vay ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng sẽ do bên vay và bên cho vay (ngân hàng) thỏa thuận với nhau và ghi rõ trong hợp đồng vay hai bên đã ký kết. Bên vay tiền ngân hàng phải thực hiện trả tiền cho ngân hàng đúng thời hạn hai bên đã giao kết với nhau. Lưu ý rằng, nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng mà người vay phải thực hiện bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp ngườivay và bên cho vay (ngân hàng) có thoả thuận khác. Đồng thời đi đôi với nghĩa vụ trả nợ của người vay ngân hàng thì bên phía ngân hàng được quyền nhận khoản tiền mà người vay đã vay của mình theo đúng thời hạn hai bên đã giao kết với nhau và cả tiền lãi trên nợ gốc nếu có (quyền của bên ngân hàng ngoài việc được nhận khoản tiền gốc đã cho vay, khoản tiền lãi trên nợ gốc thì ngân hàng còn có quyền được nhận lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vaytương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả và lãi chậm trả theo quy định của pháp luật).

Điều 186 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp phápcủa mình khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa ánnhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tức là, khi quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp củamình khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vừa nói ở trên, khi ngân hàng cho một cá nhân, tổ chức vay tiền thì quyền của ngân hàng là được nhận khoản tiền mà người vay đã vay của mình theo đúng thời hạn hai bên đã giao kết với nhau, tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; lãi chậm trả theo quy định của pháp luật (nếu có). Nghĩa vụ của người vay tiền là trả tiền cho ngân hàng đúng thời hạn, nhưng nếu như người vay tiền không trả tiền cho ngân hàng đúng thời hạn thì cũng tức là bên người vay đang vi phạm nghĩa vụ của mình đồng thời quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng cũng đã bị xâm phạm kể từ thời điểm bên vay không trả tiền cho ngân hàng theo đúng thời hạn. Chính vì thế bên ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu người vay trả tiền cho mình kể từ thời điểm bên vay vi phạm nghĩa vụ trả tiền.

2. Trình tự, thủ tục ngân hàng khởi kiện người vay khi người vay trả nợ không đúng hạn:

Theo như phân tích ở mục trên, ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu người vay trả tiền cho mình kể từ thời điểm bên vay vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Trình tự, thủ tục ngân hàng khởi kiện người vay khi người vay trả nợ không đúng hạn được thực hiện như sau:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ:

Ngân hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện người vay ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu người vay trả tiền cho mình gồm những giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu đơn số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP). Lưu ý trong đơn khởi kiện của ngân hàng phải ghi tên, địa chỉ của ngân hàng và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của ngân hàng tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện. Ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của ngân hàng phải ký tên và đóng dấu của ngân hàng;

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị xâm phạm (ví dụ như hợp đồng vay tài sản giữa ngân hàng và người vay đã ký với nhau;…);

– CCCD/CMND của người đại diện hợp pháp của ngân hàng/người bị khởi kiện;

– Giấy tờ chứng minh hoạt động hợp pháp của ngân hàng;

– Các giấy tờ khác có liên quan (ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người vay khi người vay thực hiện vay thế chấp tài sản tại ngân hàng,…).

2.2. Nộp hồ sơ khởi kiện người vay ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền:

Sau khi ngân hàng đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ khởi kiện người vay để yêu cầu người vay trả tiền cho mình, ngân hàng nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Người khởi kiện là ngân hàng phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án, sau đó điền đầy đủ cácnội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án, kèm theo là những giấy tờ khác trong hồ sơ đã chuẩn bị).

2.3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng:

– Nhận đơn khởi kiện và ghi vào sổ nhận đơn:

+ Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do ngân hàng nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn.

+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện củangân hàng được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

– Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện của ngân hàng:

+ Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho ngân hàng.

+ Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơnkhởi kiện, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho ngân hàng.

+ Trường hợp nhận đơn khởi kiện củangân hàng bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho ngân hàng qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

– Xem xét đơn khởi kiện của ngân hàng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của ngân hàng, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện của ngân hàng và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện của ngân hàng (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).

2.4. Tòa án thụ lý vụ án:

– Sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết mà ngân hàng đã nộp lên.

– Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho ngân hàng để ngân hàng nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án, ngân hàng phải nộp tiền tạm ứng án phí.

– Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án, ngân hàng nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

– Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng sau khi nhận được biên lai này.

2.5. Chuẩn bị xét xử:

– Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng được quy định như sau:

+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng.

+ Đối với vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng mà phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án nơi thụ lý vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng có thể ra quyết định để gia hạn thêm thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành:

+ Lấy lời khai của các đương sự trong vụ án (người vay, ngân hàng,…);

+ Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ;

+ Hòa giải;

+ Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

2.6. Đưa vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng ra xét xử sơ thẩm:

– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án yêu cầu người vay trả tiền cho mình của ngân hàng ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.

– Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Cácvăn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Dân sự 2015;

– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

The post Không trả nợ đúng hạn ngân hàng có quyền khởi kiện không? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Quy định cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà?https://luatduonggia.vn/quy-dinh-cho-phep-ky-hop-dong-vay-ngan-hang-tai-nha/Tue, 28 Nov 2023 16:07:30 +0000https://luatduonggia.vn/quy-dinh-cho-phep-ky-hop-dong-vay-ngan-hang-tai-nha/Hình thức ký kết hợp đồng vay ngân hàng là một trong những vấn đề được nhiều người vay quan tâm. Vì không phải trong bất cứ trường hợp nào thì người dân cũng có thể ký hợp đồng vay trực tiếp tại ngân hàng. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà?

The post Quy định cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Quy định cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà: 

Khi có nhu cầu, nhiều người đã đặt ra phương án lựa chọn được vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, có nhiều hình thức vay vốn ngân hàng khác, có thể vay trực tiếp hoặc vay tại nhà. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về việc cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà. Vì trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiều người vì lý do khách quan hoặc chủ quan đã không có điều kiện để đến ký hợp đồng trực tiếp tại các tổ chức tín dụng. Việc ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà đảm bảo thuận lợi cho các bên và ít tốn kém về thời gian cũng như chi phí. Đây cũng được coi là một trong những quy định thể hiện sự tiến bộ và ngày càng phát triển của pháp luật Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Vấn đề cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà thông qua hình thức điện tử hiện nay được quy định tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Trước đây thì có thể thấy, thỏa thuận vay ngân hàng với khách hàng sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng giấy trực tiếp ký kết tại ngân hàng. Tuy nhiên đến giai đoạn hiện nay, với sự ra đời của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ngân hàng được quyền giao kết hợp đồng với khách hàng thông qua hình thức hợp đồng điện tử.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, theo đó thì các tổ chức tín dụng sẽ được phép cho vay bằng hình thức phương tiện điện tử nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng đó, bên cạnh đó thì đặc điểm của những khoản vay thông qua hoạt động ký hợp đồng điện tử cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, quá trình ký kết hợp đồng vay vốn tại nhà phải đảm bảo an ninh và an toàn cũng như đảm bảo thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin của khách hàng một cách tốt nhất. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng cũng có quyền tự quyết định biện pháp và hình thức, tự quyết định công nghệ phục vụ cho hoạt động vay thông qua hình thức điện tử và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro phát sinh trên thực tế đối với hoạt động ký hợp đồng vay đại nhạc và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Việc nhận biết và xác minh thông tin của khách hàng vay thông qua phương thức điện tử cũng có thể được thực hiện linh hoạt.

Tuy nhiên, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng quy định rõ về việc ngân hàng nhà nước sẽ quy định dư nợ cho vay đối với một khách hàng được xác định là cá nhân, nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống và được nhận biết cũng như xác minh thông tin nhận biết của khách hàng theo quy định của pháp luật không vượt quá 100.000.000 đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng trên thực tế. Như vậy có thể nói, việc cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà sẽ rút ngắn thời gian và thủ tục cho khách hàng đi vay cũng như tạo điều kiện cho khách hàng không cần phải đi trực tiếp ngân hàng để ký kết hợp đồng vay.

2. Nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có quy định về quá trình nhận biết và xác minh thông tin nhận biết của khách hàng khi ký kết hợp đồng vay ngân hàng tại nhà, cụ thể như sau:

– Các tổ chức tín dụng sẽ phải có những giải pháp và công nghệ kĩ thuật phù hợp để tiến hành hoạt động nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ cho quá trình vay thông qua phương tiện điện tử khác phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh trên thực tế. Quá trình nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

+ Phải đảm bảo sự trung cấp giữa thông tin nhận biết khách hàng và dữ liệu sinh trắc học của khách hàng đó, những thông tin này phải có sự trùng khớp với các yếu tố tương ứng trên tài liệu và dữ liệu cần thiết nhằm mục đích nhận biết khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, phòng chống tối đa tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu của các tổ chức tín dụng hoặc dữ liệu định danh cá nhân đã được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc phù hợp với cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc bởi bất kỳ tổ chức tín dụng hợp pháp nào khác;

+ Xây dựng quy trình quản lý và đánh giá rủi ro phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó phải bao gồm các biện pháp ngăn chặn hành vi mạo danh và làm sai lệch thông tin nhận biết của khách hàng trong quá trình cho vay, phải có các biện pháp phù hợp để xác minh thông tin nhận biết của khách hàng đảm bảo rằng khách hàng đó thực hiện phương thức giao dịch bằng phương pháp điện tử chính là khách hàng vay vốn, phải có biện pháp kĩ thuật để có thể xác nhận khách hàng đã được định danh đồng ý với thỏa thuận cho vay trên thực tế, quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro phải được thường xuyên rà soát và hoàn thiện dựa trên những thông tin và dữ liệu đã được cập nhật;

+ Phải lưu trữ và bảo quản đầy đủ thông tin nhận biết khách hàng, những âm thanh và hình ảnh kèm theo các bản ghi âm và ghi hình của khách hàng, phải bảo quản tối đa số điện thoại thực hiện giao dịch và nhật ký giao dịch trong quá trình cho vay.

– Việc nhận biết và xác minh thông tin nhận biết của khách hàng theo như phân tích nêu trên áp dụng đối với những khách hàng được xác định là cá nhân vay vốn phục vụ cho nhu cầu đời sống và lần đầu thiết lập mối quan hệ vay vốn tại các tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng được xác định là cá nhân vay vốn phục vụ cho nhu cầu đời sống và trước đó đã thiết lập mối quan hệ này tại tổ chức tín dụng và hoàn thành việc nhận biết xác minh thông tin khách hàng, thì tổ chức tín dụng được quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp và công nghệ để xác minh thông tin nhận biết của khách hàng phục vụ cho vay bằng phương tiện điện tử đảm bảo phù hợp với thông tin khách hàng đã biết trước đó.

3. Quy định về nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có quy định về những nguyên tắc cho vay bằng phương thức điện tử, cụ thể như sau:

– Các tổ chức tín dụng phải thực hiện hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động của tổ chức tín dụng đó, phải phù hợp với đặc điểm của vốn vay và phải đảm bảo an toàn an ninh mạng, bảo vệ tổng thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin của khách hàng để phòng chống tối đa tội phạm rửa tiền và phù hợp với hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong vấn đề quản lý rủi ro và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

– Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử phải phù hợp với quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động của ngân hàng;

– Tổ chức tín dụng phải tiến hành hoạt động lưu trữ và bảo quản thông tin một cách tối đa, phải đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin khách hàng và được phép sao lưu dự phòng, sử dụng khi cần thiết và phục vụ cho quá trình kiểm tra đối chiếu, phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp và khiếu nại cũng như cung cấp thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Các tổ chức tín dụng có quyền tự quyết định biện pháp và hình thức phục vụ cho hoạt động vay bằng phương thức điện tử và phải tự chịu rủi ro nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế, cần phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây: Có giải pháp và công nghệ kĩ thuật đảm bảo tính an toàn trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu, có biện pháp kiểm tra và đối chiếu trong quá trình xác minh thông tin, có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo và chỉnh sửa làm sai lệch thông tin dữ liệu, có biện pháp theo dõi và nhận dạng, cũng như kiểm soát rủi ro và phương án xử lý rủi ro phù hợp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 

The post Quy định cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay ngân hàng thế nào?https://luatduonggia.vn/giai-ngan-la-gi-quy-trinh-giai-ngan-khi-vay-ngan-hang-the-nao/Tue, 03 Jan 2023 02:02:12 +0000https://luatduonggia.vn/giai-ngan-la-gi-quy-trinh-giai-ngan-khi-vay-ngan-hang-the-nao/Giải ngân là gì? Các hình thức giải ngân? Điều kiện và hồ sơ vay? Thủ tục giải ngân? Thời gian giải ngân?

The post Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay ngân hàng thế nào? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Người sẵn lòng cho bạn vay vốn chính là quý nhân của bạn. Không những cho bạn vay tiền, mà còn không phải tiếp tục đưa thêm yêu cầu chi cho bạn, chính là quý nhân trong mọi quý nhân. Như vậy, có thể thấy một trong số chức năng của ngân hàng là cho các công ty vay tiền và giải ngân cho người vay, vậy có thể nói rằng ngân hàng là quý nhân của người vay. Trên thực tế có nhiều ngân hàng đang hoạt động trên đất nước chúng ta, tại Việt Nam hiện nay có khá đông ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động được chia làm những hình thức tương tự nhau bao gồm: ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại TNHH, các tổ chức tư nhân, một số ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Việt Nam. Mỗi một ngân hàng đều có quy trình cho vay và giải ngân theo nguyên tắc tương tự nhưng trong việc đánh giá lại có cách thức và phương pháp cho vay cũng khác biệt nhau. Trường hợp bạn đọc đang có nhu cầu vay vốn và cần nắm được quy trình giải ngân của ngân hàng, bài viết dưới đây là những hướng dẫn cơ bản trong quy trình và phương pháp giải ngân cho các bạn tham khảo.

1. Khái niệm giải ngân:

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành ngân hàng, tài chính mà bạn có thể hình dung nó dễ dàng hơn; đây là khoản tiền do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ trao tận tay người cho vay theo thoả thuận của hợp đồng đã được ký kết giữa 2 bên. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất hồ sơ, hợp đồng, thực hiện xong mọi khoản vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp nhận hồ sơ vay vốn.

Việc giải ngân sẽ được thực hiện 1 lần hoặc phân chia làm nhiều đợt phụ thuộc theo thoả thuận của 2 bên. Nguồn vốn giải ngân có thể được trao đi dưới mọi dạng từ trái phiếu, séc, thẻ tín dụng…

2. Các hình thức giải ngân:

Phụ thuộc theo mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được chia nhỏ thành các hình thức sau:  Giải ngân một lần; giải ngân phong toả; giải ngân không phong toả… Trong đó giải ngân phong toả và giải ngân không phong toả là 2 hình thức phổ biến nhất được ngân hàng hoặc một số định chế tài chính khác áp dụng hiện nay.

Trường hợp giải ngân phong toả: Đặc điểm của hình thức này là khoản vay đã được giải ngân, khách hàng đã nhận đủ tiền trong hợp đồng nhưng khách hàng chưa thể lấy được ngay nguồn tiền này lại để sử dụng. Thông thường hình thức trên cũng được áp dụng với mục đích mua hàng hoá, sản phẩm như căn hộ, nhà ô tô. Do đó, khoản tiền này sẽ bị phong toả tạm thời cho tới lúc khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng hàng hoá, bất động sản hoặc hoàn thành việc đăng ký sở hữu tại cơ quan chức năng có thẩm quyền theo mục đích ghi trên hợp đồng vay vốn. 

Trường hợp giải ngân không phong toả: Đây là hình thức khác với giải ngân phong toả, khách hàng nhận được khoản vay trong hợp đồng này và có thể rút vốn ra sử dụng ngay hoặc khoản tiền sẽ được chuyển nhượng trực tiếp sang bên thứ 3. 

Vì rủi ro tương đối cao với phía ngân hàng nên hình thức này thường được áp dụng với những khoản vay nhỏ lẻ và ít áp dụng với các công ty, ngân hàng. Lợi ích hình thức này mang đến với khách hàng là dễ dàng và thuận tiện, khách hàng sẽ nhận được khoản vay rồi sử dụng ngay mà không phải chờ đợi.

3. Điều kiện và hồ sơ vay ngân hàng:

3.1. Những điều kiện chung khi vay vốn ngân hàng:

Để vay vốn ngân hàng, bạn cần đáp ứng những điều kiện chung cơ bản sau đây:

+ Là công dân nước Việt Nam;

+ Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên;

+ Đảm bảo có năng lực trách nhiệm dân sự theo Nghị định của Chính phủ;

+ Có đủ giấy tờ cá nhân: CMND/CCCD;  Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng kết hôn;

+ Có ý định vay hợp pháp;

+ Có trách nhiệm hoàn trả tiền vay đúng hạn;

+ Chuẩn bị Đơn vay.

3.2. Hồ sơ vay vốn ngân hàng:

– Đơn đăng ký vay ngân hàng;

– Giấy tờ tuỳ thân: CMND/CCCD; sổ hộ khẩu và/hoặc sổ tạm trú; giấy tờ chứng minh tình trạng kết hôn;

– Chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, các quyết định tuyển dụng/quyết định bổ nhiệm/quyết định tăng lương/quyết định ngạch bậc cao nhất được ký tên và đóng dấu đỏ từ cơ quan có thẩm quyền, bảng sao kê lương;

– Giấy tờ chứng minh tài sản thế chấp: quyền sử dụng đất, quyền quản lý rừng, quyền sở hữu nhà ở và công trình gắn liền với đất cùng một số giấy tờ liên quan chứng minh nhu cầu vay;

Sau khi có nhu cầu được vay thì chuyên viên tín dụng của ngân hàng sẽ gọi đến giải quyết và giúp bạn làm những bước tiếp theo nhằm hoàn tất hồ sơ vay tại đây.

4. Thủ tục giải ngân:

4.1. Khách hàng đăng ký thông tin vay ngân hàng: 

Khách hàng bắt buộc phải biết đăng ký thông tin vay vốn tại Ngân hàng. Khách hàng cung cấp cho từng đơn vị vay thông tin cá nhân như: Họ tên, ngày sinh, quê quán, địa chỉ cư trú, đối tượng vay vốn, người thân, thông tin liên lạc. .. cùng một số thông tin khác tuỳ thuộc theo nhu cầu của bên đi vay. Chuyên viên ngân hàng sẽ có trách nhiệm kiểm tra và xác thực sự đúng đắn của các thông tin được cung cấp bởi khách hàng. 

4.2. Chuẩn bị hồ sơ vay ngân hàng: 

Tuỳ theo từng khoản vay khách hàng chọn lựa, bạn sẽ cần chuẩn bị những bộ chứng từ hồ sơ khác nhau nhằm cung cấp đến bên vay khi được xem xét phê duyệt tín dụng. Hồ sơ cơ bản cũng quyết định liệu ngân hàng có đồng ý để bạn vay vốn hay không. Vì vậy, các bước chuẩn bị hồ sơ cần được thực hiện cẩn trọng và kỹ lưỡng. Các loại hồ sơ căn bản cần để vay gồm:

 + Hồ sơ pháp lý: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu;

 + Hồ sơ tài chính: hợp đồng lao động có thời hạn, phiếu sao kê lương 6 tháng gần nhất;

+ Hồ sơ mục đích đầu tư vốn;

 + Hồ sơ giao dịch thế chấp: giấy mua bán nhà, giấy uỷ quyền quản lý tài sản, thẻ ngân hàng,…

+ Một số giấy tờ ngân hàng cần cung cấp thêm.

4.3. Thẩm định hồ sơ và phê duyệt vay:

Trước khi quyết định về việc cho vay hay không, bên cho vay sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, có thể sẽ kiểm tra cả chỗ cư trú và trụ sở công ty nhằm xác minh thông tin khách hàng, để giảm thiểu rủi ro tín dụng và xem khách hàng có đủ điều kiện được xét duyệt vay không. Thẩm định là giai đoạn chuyên viên tín dụng kiểm tra về độ chính xác của các hồ sơ khách hàng nộp và đối chiếu, xác minh thông tin. Từ đó xác định khách hàng có đáp ứng với yêu cầu cho vay của ngân hàng hoặc không. Chuyên viên tín dụng có thể hỏi lại từng câu hỏi cho chính khách hàng hay một số cá nhân khác và đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ nếu cần thiết. 

4.4. Phê duyệt khoản vay ngân hàng:

Tổ chức tín dụng sau khi thẩm định sẽ xem xét để có thể phê duyệt khoản vay và cung cấp thông tin cho khách hàng. Sau khi chuyên viên Ngân hàng thẩm định xong sẽ lập lại hồ sơ đề nghị tín dụng và gửi cho cấp trên xem xét xin phê duyệt. Trong các tình huống khác (thông thường là đối với khoản vay một số tiền lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định kỹ hồ sơ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự chính xác và kịp thời. Dựa trên hồ sơ cùng thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt chấp thuận hoặc không cho vay vốn. Hai bên sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ vay vốn và thoả thuận kí kết hồ sơ.

4.5. Giải ngân khoản vay ngân hàng: 

Sau khi được phê duyệt, dựa trên hồ sơ vay được cả hai phía cung cấp, bên cho vay sẽ tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng. Giải ngân là bước tiếp theo của quy trình vay vốn. Sau khi có được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản tiền bạn cần vay theo đúng thời hạn đã cam kết. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tuỳ thuộc từng khách hàng vay vốn. Hiện nay thông thường, tiền sẽ được giải ngân online trên hệ thống ngân hàng và cũng hiếm đơn vị vay giải ngân trực tiếp tiền mặt cho khách.

5. Thời gian giải ngân vay ngân hàng: 

Ngoài hỏi thủ tục giải ngân là gì và trình tự giải ngân làm sao về thời gian thực hiện cũng là một trong các nội dung mà khá đông người quan tâm. Hiện nay, tuỳ theo nhu cầu và khả năng của khách hàng cũng như sự hợp lệ của hồ sơ thì thời gian giải ngân có thể mất khoảng từ 01 – 02 ngày. Đối với những hồ sơ khó thì thời gian phê duyệt vốn sẽ lâu hơn nữa, dự kiến mất khoảng 03 – 07 ngày.

The post Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay ngân hàng thế nào? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Cam kết ngoại bảng là gì? Quy định về cam kết ngoại bảng?https://luatduonggia.vn/cam-ket-ngoai-bang-la-gi-quy-dinh-ve-cam-ket-ngoai-bang/Sat, 12 Feb 2022 16:08:51 +0000https://luatduonggia.vn/?p=703610Cam kết hay cam đoan là chịu theo những điều kiện giao ước, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Cam kết ngoại bảng thực chất là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng.

The post Cam kết ngoại bảng là gì? Quy định về cam kết ngoại bảng? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Cam kết ngoại bảng là gì?

Cam kết ngoại bảng được biết đến là thuật ngữ được dùng nhằm muc đích chính là để chỉ các khoản như cam kết thanh toán, trả nợ, cấp tín dụng… hay các hợp đồng phát sinh tỷ giá của ngân hàng với khách hàng trong tương lai nằm ngoài bảng cân đối kế toán.

Do chỉ là cam kết mà không thực hiện ngay nên các khoản này chỉ được ghi nhận ở ngoại bảng (off-balance sheet) mà không được ghi nhận ở nội bảng (balance sheet).

Trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu ngoại bảng được chia thành:

– Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn: Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là rủi ro tiềm tàng nhất trong hoạt động ngân hàng. Chủ yếu đến từ các cam kết bảo lãnh vay vốn (vay thấu chi), cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác (bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…).

– Các cam kết giao dịch hối đoái: Có rủi ro nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cam kết ngoại bảng.

Cam kết ngoại bảng trong tiếng Anh là: Off-balance sheet commitment.

2. Quy định về cam kết ngoại bảng trong hoạt động tín dụng:

Căn cứ pháp lý: Thông tư số 24/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của ngân hàng phát triển Việt Nam.

Phương pháp và nguyên tắc phân loại cam kết ngoại bảng:

Đối với việc phân loại cam kết ngoại bảng, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần thực hiện việc phân loại theo nguyên tắc sau đây:

– Đối với việc phân loại cam kết ngoại bảng, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng.

– Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó đang được phân loại.

Thời điểm phân loại cam kết ngoại bảng:

Điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-NHNN đã quy định rõ về thời điểm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng như sau:

– Ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định tại Thông tư này.

Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.

– Ngoài thời điểm quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

Phân loại cam kết ngoại bảng:

– Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.

– Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.

– Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:

– Ngày quá hạn được tính từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

– Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại cụ thể như sau:

+ Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày.

+ Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

+ Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

– Ngoài ra, nếu thưc hiện phân loại theo phương pháp định tính, cam kết ngoại bảng được phân thành các nhóm cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

+ Nhóm 2: Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

+ Nhóm 3: Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

+ Nhóm 4: Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

+ Nhóm 5: Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

3. Hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam:

Tại Việt Nam, các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng chỉ yếu là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phái sinh và các cam kết bảo lãnh vay vốn (vay thấu chi), cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác như bảo lãnh thanh toán… Các chủ thể là những chuyên gia đánh giá rằng, những hoạt động ngoại bảng này thực tế sẽ mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Những năm vừa qua đã cho thấy, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động ngân hàng có nhiều ảnh hưởng, trong đó đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng tăng. Đáng nói, rủi ro lớn nhất đối với các ngân hàng không chỉ nằm ở số nợ xấu có thể nhìn thấy trên bảng cân đối kế toán, mà sẽ còn ở chính các khoản nợ tiềm ẩn (nợ tiềm tàng). Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhiều khoản mục như cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác… thực chất cũng sẽ có thể sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Cụ thể:

Ngân hàng Quân đội (MB):

Thống kê được ban hành đã cho thấy, quý 3/2020, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn nằm ở ngoại bảng của ngân hàng Quân đội MB là 366.733 tỷ đồng (tăng hơn 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái). Các khoản mục cam kết khác tăng từ hơn 35.000 tỷ đồng lên gần 65.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản phải thu của ngân hàng Quân đội MB cũng hàm chứa các yếu tố rủi ro trong tương lai. Cụ thể, tổng số các khoản phải thu tăng từ gần 9.000 tỷ đồng lên 12.513 tỷ đồng, trong đó cụ thể như sau:

– Khoản phải thu liên quan đến dịch vụ thanh toán từ 2.364 tỷ đồng lên 3.748 tỉ đồng.

– Phải thu tài trợ thương mại 2.924 tỷ đồng tăng lên 4.731 tỷ đồng.

– Các khoản phải thu khác từ hơn 952 tỷ đồng tăng lên 1.641 tỷ đồng.

Những khoản này nếu không thu được trong tương lai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của MBbank.

Ngân hàng VPbank:

Theo báo cáo tài chính hết quý 3/2020, nợ xấu nội bảng của ngân hàng VPbank tăng từ mức khoảng 5.178 tỷ đồng lên 5.689 tỷ đồng. Ngoài ra, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn với khoản mục cam kết khác của ngân hàng VPbank tăng từ 115.638 tỷ đồng lên 227.275 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng các khoản phải thu cũng tăng từ mức hơn 14.897 tỷ đồng lên 16.255 tỷ đồng.

Theo quy định hiện nay đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại cũng chỉ thực hiện phân loại nợ để nhằm mục đích chính đó là để có thể quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng khi rủi ro xảy ra. Như vậy, điều này sẽ càng làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của các ngân hàng.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ước tính đã xử lý được hơn 1,1 triệu tỷ đồng nợ xấu. Nhưng tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến tháng 7/2020 vẫn ở mức 4,47% và con số này ước tính vẫn sẽ còn tăng cao và sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới các tổ chức tín dụng.

Trên đây là các thông tin về cam kết ngoại bảng, các chủ thể có thể nắm rõ để hiểu về các dịch vụ này trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại hiện nay.

The post Cam kết ngoại bảng là gì? Quy định về cam kết ngoại bảng? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Dưới 18 tuổi có được phép ký hợp đồng thế chấp vay ngân hàng không?https://luatduonggia.vn/duoi-18-tuoi-co-duoc-phep-ky-hop-dong-the-chap-vay-ngan-hang-khong/Fri, 16 Oct 2020 13:54:15 +0000https://luatduonggia.vn/?p=87026Dưới 18 tuổi có được phép ký hợp đồng thế chấp vay ngân hàng không? Bao nhiêu tuổi thì được vay ngân hàng? Độ tuổi được phép thế chấp tài sản để vay ngân hàng?

The post Dưới 18 tuổi có được phép ký hợp đồng thế chấp vay ngân hàng không? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập dân sự, tham gia vào tất cả các giao dịch dân sự và chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tuy nhiên đối với người dưới 18 tuổi sẽ được xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Giao dịch này thường là các giao dịch có giá trị nhỏ, mục đích là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi hàng ngày trong cuộc sống. Trong một số giao dịch có giá trị lớn thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện mới có thể xác lập ví dụ như ký kết hợp đồng thế chấp, mua bán bất động sản.

1. Khái quát về thế chấp và Hợp đồng thế chấp

1.1. Khái niệm về thế chấp

Theo quy định tại khoản 1 điều 317 Bộ luật dân sự 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Cụ thể khi một bên đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp mà không phải chuyển giao quyền sở hữu đó cho bên nhận thế chấp

1.2. Về hợp đồng thế chấp

Hợp đồng thế chấp là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ.Mỗi bên trong các quan hệ này đều có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Trong một số trường hợp, quyền lợi của một bên chỉ đạt được khi bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc này dẫn đến tình trạng bên có nghĩa vụ vi phạm các cam kết trong thỏa thuận và hai bên xảy ra tranh chấp thì bên bị vi phạm sẽ rơi vào tình trạng bất lợi hơn. Do đó, để đảm bảo được quyền và lợi ích cho mỗi bên, các bên có thể thỏa thuận bên có nghĩa vụ giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu một tài sản nhất định của mình cho bên có quyền một, khi đó, hợp đồng thế chấp tài sản được hình thành.

Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản

Bên thế chấp phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Nếu tài sản thế chấp phải đăng kí giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp phải đăng kí việc thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. Nếu tài sản được dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ thì bên thế chấp phải thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã đem thế chấp các lần trước đó.

Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì bên thế chấp vẫn giữ tài sản và được khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp ( trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp hoặc do việc khai thác công dụng mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất hoặc bị giảm sút giá trị) Bên thế chấp phải bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơ thiệt hại tới tài sản. Bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng, cho tài sản thế chấp và chỉ được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lí tài sản thế chấp khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp

Nếu bên nhận thế chấp là người giữ tài sản thế chấp thì phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp. Bên nhận thế chấp khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thỏa thuận với bên thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người đó phải trả lại tài sản cho mình.

1.3. Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp theo Điều 318 luật dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:
– Đối với động sản và bất động sản:
– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp

– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp

2. Người bao nhiêu tuổi có thể ký hợp đồng thế chấp tài sản

Căn cứ Điều 76 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quản lý tài sản riêng của con, cụ thể như sau:

-Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý;

-Con dưới 15 tuổi tài sản riêng do cha mẹ quan lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên;

-Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

-Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, việc ký kết hợp đồng của người chưa đủ 18 tuổi được quy định căn cứ vào số tuổi của người đó cụ thể như sau:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì:

–  Người chưa  đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, người đại diện phải lưu rằng không được thực hiện, xác lập giao dịch dân sự với chính mình hoặc bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện;

–  Người từ đủ 06 tuổi – chưa đủ 15 tuổi: Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;

– Người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Và tại Điều 136 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Theo đó, cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Như vậy, đối với trường hợp khi người chưa thành niên nhưng nằm trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi ký hợp đồng thế chấp bất động sản thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mà cụ thể là cha, mẹ

Đồng thời, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.Do đó, khi người dưới 18 tuổi có tài sản riêng, thuộc sở hữu của mình thì hoàn toàn có quyền dùng tài sản đó để thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản.

Như vậy, người dưới 18 tuổi được tự mình ký hợp đồng thế chấp nếu nằm trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Với những hợp đồng thế chấp bất động sản hoặc động sản phải đăng ký thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

The post Dưới 18 tuổi có được phép ký hợp đồng thế chấp vay ngân hàng không? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>