Người thầy đầu tiên – Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vnWed, 11 Dec 2024 02:07:10 +0000vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.12https://luatduonggia.vn/wp-content/uploads/2017/11/cropped-fav-32x32.pngNgười thầy đầu tiên – Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vn3232Phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiênhttps://luatduonggia.vn/phan-tich-nhan-vat-an-tu-nai-trong-nguoi-thay-dau-tien/Wed, 11 Dec 2024 01:56:19 +0000https://luatduonggia.vn/phan-tich-nhan-vat-an-tu-nai-trong-nguoi-thay-dau-tien/"Người thầy đầu tiên" của Ai-ma-tốp là một tác phẩm nổi tiếng, được nhiều người trên thế giới biết đến, câu chuyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ qua nhân vật là thầy Đuy-sen mà còn qua hình ảnh cô học trò An-tư-nai. Hãy phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên.

The post Phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên:

Bằng lối viết cô đọng, hàm súc, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại rất nhiều tác phẩm giàu ý nghĩa và đầy giá trị nhân văn. Đặc biệt, truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của ông đã trở thành cuốn sách quen thuộc với vô vàn độc giả trên khắp thế giới. Tác phẩm đã xây dựng và khắc họa rất chân thực hình ảnh cô bé An-tư-nai kiên cường, giàu tình yêu thương.

An-tư-nai không có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc như bao bạn bè khác. Cô bé mồ côi cha mẹ từ sớm, phải ở cùng với chú thím. Mặc dù thiếu vắng đi sự quan tâm, chăm sóc từ mẹ cha nhưng An-tư-nai vẫn nuôi dưỡng, chất chứa tâm hồn trong sáng cùng với tấm lòng nhân hậu, lương thiện. Cô bé sẵn sàng trút lại ki-giắc ở trường để cho thầy Đuy-sen khỏi vất vả kiếm củi. Hành động nhỏ bé của cô bé như ngọn lửa sưởi ấm trong mùa đông buốt giá. Khi thấy thầy bị lăng mạ, xúc phạm bởi những lời lẽ và cả hành động của bọn nhà giàu trên núi, An-tư-nai cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Chứng kiến thầy Đuy-sen phải vất vả xếp đá ở giữa dòng suối, cô bé không ngại buốt lạnh mà nhanh nhẹn giúp đỡ. Từng hành động tuy là nhỏ bé nhưng đã tô đậm sự lương thiện, nhân ái của An-tư-nai – cô bé có một cái tên thật đẹp như thầy Đuy-sen nhận xét “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”.

An-tư-nai còn là người học trò trọng tình nghĩa. Cô bé cảm thấy xúc động trước hành động ấm áp hay là những ý nghĩ tốt đẹp từ thầy Đuy-sen. Cô bé và mọi học sinh luôn ngưỡng mộ và yêu quý người thầy đầu tiên. Sau này, khi trở thành bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va, An-tư-nai vẫn ghi nhớ về công ơn dạy bảo to lớn của thầy Đuy-sen. Bởi vậy, An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ tìm mọi cách lan tỏa câu chuyện về thầy nhằm để “không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.”.

Sống trong hoàn cảnh mồ côi, An-tư-nai chưa từng nghĩ tới việc gục ngã, buông bỏ. Cô bé không muốn người đời nhìn mình với ánh mắt thương hại. An-tư-nai vẫn mạnh mẽ vươn lên như những cây xương rồng mọc giữa hoang mạc khô cằn. Mỗi lần đi nhặt ki-giắc, cô bé phải tới tận chân núi ở mé làng, lúc ra về thì mang theo cả các cái bao to hơn cả người. Ấy vậy, An-tư-nai không hề ngại khổ. Nhờ sự yêu thương, giúp đỡ của người thầy, An-tư-nai đã không ngừng cố gắng, chăm chỉ học hành và trở thành một viện sĩ. Sự kiên cường và quyết tâm vượt lên số phận bản thân đã khẳng định vẻ đẹp con người An-tư-nai.

Từ việc sử dụng nhiều ngôi kể là người họa sĩ và nhân vật xưng “tôi” – An-tư-nai, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã thể hiện được một cách sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Qua đây, ta cũng cảm nhận được về tấm lòng thương yêu, trân trọng tới số phận bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

2. Phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên hay nhất:

“Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp là một tác phẩm nổi tiếng, được nhiều người trên thế giới biết đến, câu chuyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ qua nhân vật là thầy Đuy-sen mà còn qua hình ảnh cô học trò An-tư-nai, một cô bé hiếu học, mạnh mẽ, thiện lương và giàu tình cảm.

An-tư-nai lớn lên trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, cô bé phải sống với chú thím và bị họ đối xử rất tệ bạc, thậm chí từng bị bán đi. Dù cuộc sống khắc nghiệt, An-tư-nai vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của mình, không hề bị số phận thay đổi. Cô bé vô cùng thiện lương và giàu tình cảm với mọi người xung quanh. Khi bọn trẻ nghèo ở trong làng, trong đó có An-tư-nai, được thầy Đuy-sen mở lớp dạy học, cô bé đã để lại ki-giắc của mình để sưởi ấm cho thầy và các bạn của mình, giúp thầy không phải vất vả kiếm củi trong thời tiết buốt giá. Mùa đông khắc nghiệt, thầy Đuy-sen đã có hành động là cõng và bế bọn An-tư-nai qua suối để các em không phải chịu cái lạnh thấu xương của dòng nước, nhưng lại bị bọn nhà giàu trên núi trêu chọc và phi ngựa qua để nước bắn lên người thầy trò. An-tư-nai đã rất tức giận, thương thầy Đuy-sen, và chỉ muốn nói với bọn nhà giàu rằng: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm”. Không chỉ có vậy, thấy thầy Đuy-sen lội suối để đắp đất đá cho học trò đi qua, An-tư-nai đã không ngần ngại để xuống giúp đỡ thầy, dù sau này cô có nhớ lại ngày đó với lời nói “Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy ở trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi”. Hành động của An-tư-nai đẹp như chính tâm hồn lương thiện của cô bé. An-tư-nai rất thương thầy Đuy-sen và quý mến thầy như người thân ruột thịt duy nhất của mình, không phải là người chú thím độc ác. Cô bé còn có những ước mơ thật sự rất đáng yêu: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy với những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!”. Dù không có dòng nào miêu tả về ngoại hình hay tính cách của An-tư-nai nhưng bằng ngòi bút tài năng, qua các chi tiết tinh tế, tác giả Ai-ma-tốp đã thành công mang đến một cô bé vô cùng xinh đẹp từ tâm hồn và sự lương thiện, trong sáng, trái tim giàu tình cảm.

An-tư-nai luôn mạnh mẽ và kiên cường dù sống trong hoàn cảnh bất hạnh từ nhỏ. Cô bé không sợ hãi cực nhọc hay là khó khăn, một mình đến tận khe núi ven làng để nhặt ki-giắc và mang về nhiều bao to hơn cả người mình. Cô bé tồn tại giống như một cây sương rồng nhỏ bé nhưng tràn ngập nghị lực sống, cho đến khi gặp thầy Đuy-sen, người đã soi sáng cho cuộc đời của cô bé, cho cô bé ước mơ và tương lai tươi sáng hơn. Khi được thầy Đuy-sen dạy học, An-tư-nai đã bộc lộ tư chất thông minh và sự hiếu học của mình. Cô bé chăm chỉ đến lớp mỗi ngày, không quản ngại trời rét mướt và điều kiện học tập thiếu thốn nơi nhà kho. Nhận thấy tư chất đặc biệt và sự hiếu học của cô bé, thầy Đuy-sen đã cố gắng giúp cô lên thành phố học, thoát khỏi cái nghèo khổ ở nơi làng quê lạc hậu. Không phụ lòng thầy, An-tư-nai sau này đã trở thành một viện sĩ nổi tiếng tại Moscow, thủ đô của Liên Xô. Sự kiên cường vượt lên số phận và ham học của An-tư-nai thật đáng ngưỡng mộ, khiến cho người đọc càng thêm yêu quý cô bé, một con người nhỏ bé với phẩm chất đáng quý.

Với cách miêu tả chân thật, gần gũi và sử dụng kết hợp nhiều ngôi kể, nhà văn Ai-ma-tốp đã khắc hoạ được thành công nhân vật An-tư-nai. Cô bé có trái tim trong sáng, thiện lương và giàu tình cảm. Lớn lên ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng An-tư-nai luôn kiên cường, không chịu khuất phục trước số phận, tinh thần hiếu học của cô bé cũng rất đáng khâm phục. Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” vẫn giữ được nguyên giá trị nhân văn cho tới ngày nay, nhờ việc tạo nên những nhân vật để lại dấu ấn trong lòng người đọc, đặc biệt là An-tư-nai.

3. Phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên ngắn gọn:

Bối cảnh câu chuyện diễn ra tại làng Ku-ku-rêu, một vùng núi hẻo lánh, đầy thách thức, vào thời kỳ đầu của thế kỷ XX. Lúc bấy giờ, tư tưởng phong kiến, quan niệm gia trưởng vẫn đang đeo bám mạnh mẽ, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ mồ côi thường phải đối mặt với chính những sự coi thường và khó khăn. An-tư-nai, một cô bé mất bố mẹ, sống nhờ gia đình chú thím. Hàng ngày, cô phải làm việc rất nặng nhọc và chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ bà thím dâu độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen, người được Đoàn thanh niên Cộng sản bổ nhiệm tới làng để mở trường giáo đã giúp cho An-tư-nai vượt qua gian khổ và học vấn. Bà thím tham lam buộc cô kết hôn với một người đàn ông khá giàu có trong khu vực. Một lần nữa, nhờ sự giải thích và sự hỗ trợ của thầy Đuy-sen, cô đã được gửi lên thành phố học và tiếp tục đào tạo đại học tại Moscow. Sau này, cô trở thành một nữ viện sinh An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, trong khi thầy Đuy-sen về già mở tiệm vận chuyển thư.

Được giới thiệu qua lời của người họa sĩ đồng bằng – một nhân vật tôi: “Bà đã già, đầy đẳng, mái tóc khá mượt mà bắt đầu nhuộm bạc. Người phụ nữ nổi tiếng của chúng tôi làm chủ nhiệm của bộ môn ở trường đại học tổng hợp. Bà thường xuyên bận rộn với công việc, và tôi vẫn chưa được có dịp gặp gỡ gần gũi, nhưng mỗi lần tôi xuất hiện ở đâu, bà đều quan tâm đến cuộc sống ở quê nhà và luôn luôn bày tỏ ý kiến, dù là ngắn gọn, về tác phẩm của tôi”. Người đọc có thể thấy An-tư-nai hiện đang có một địa vị trong xã hội. Nhưng bà vẫn biết ơn và tôn trọng người thầy đầu tiên đã dạy chữ cho mình, giúp cho bà vươn lên từng con số, từng chữ cái, để An-tư-nai có thể chiếu sáng cho tương lai của mình, không phải là bị bán làm vợ lẻ hay chịu số phận nghèo khó, vì tri thức sẽ làm nên tất cả.

The post Phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiênhttps://luatduonggia.vn/phan-tich-nhan-vat-thay-duy-sen-trong-nguoi-thay-dau-tien/Sat, 31 Aug 2024 13:16:46 +0000https://luatduonggia.vn/phan-tich-nhan-vat-thay-duy-sen-trong-nguoi-thay-dau-tien/Văn bản Người thầy đầu tiên sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình môn Ngữ văn. Chính vì vậy, chúng tôi cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên trong bài viết dưới đây.

The post Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên ấn tượng:

Ai-tơ-ma-tốp là một nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Duy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Duy-sen hiện lên là một người thầy nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc của mình. Chính thầy Duy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tu-nai cùng lũ trẻ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy giáo ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Thầy Duy-sen cũng là một người tràn đầy tình yêu thương, luôn thấu hiểu tâm hồn trẻ thơ. Ngay buổi gặp gỡ đầu tiên, người thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi niềm khao khát được đến trường. Khi biết được hoàn cảnh của An-tu-nai, thầy đã an ủi một cách chân thành “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng nụ cười hiền hậu của thầy Duy-sen khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh thấy “ấm lòng hẳn lại”. Cũng chính thầy Duy-sai là người đã khơi dậy khao khát đi học của An-tu-nai.

Không chỉ là người giảng dạy trực tiếp mà thầy Duy-sen luôn quan tâm đến đời sống của học sinh. Mỗi lần đến trường, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Vào mùa đông, nước đóng băng lạnh buốt đến nỗi các em không thể lội qua được. Để giúp các em học sinh đến lớp, thầy Duy-sen đã bế các em qua suối, cõng trên lưng và tay thì bế để các em nhỏ có thể đến trường an toàn. Kể cả khi bọn nhà giàu ngu ngốc, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể những câu chuyện hài hước để giúp học trò quên đi tất cả. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ dưới đáy kênh bằng đá, mảnh cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tu-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tu-nai lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tu-nai để ngồi lên và thầy thìy tiếp tục làm việc. Đối với An-tu-nai, thầy Duy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé còn mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Duy-sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người đáng được ngưỡng mộ và yêu mến.

2. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên hay:

“Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Duy-sen được nhà văn khắc họa một cách chân thực và sống động.  

Nhân vật “tôi” nhận được bức thư của dân làng mời đến dự khai trương một ngôi trường mới được nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được một lá thư từ bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và người thầy đầu tiên của mình. An-tu-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với dì và chú và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thầy Duy-sen đã giúp đỡ để An-tu-nai đến trường. 

Trong ký ức của An-tu-nai, thầy Duy-sen là một người có trái tim nhân hậu, bao dung và tràn đầy yêu thương. Thầy chính là người  đã giúp đỡ các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy niềm khao khát đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?” ; thầy còn an ủi khi biết hoàn cảnh của An-tu-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối trong mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng  lại rất yêu mến thầy Duy-sen. Về phần An-tu-nai, cô thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã truyền cảm hứng cho nhân vật của tôi vẽ nên bức tranh “Người thầy đầu tiên”.

Dưới lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Duy-sen hiện lên là một người hết lòng vì học trò. Khi thấy học sinh của mình phải mang những bao ki-jack, thầy đã động viên, an ủi các em. Những lời quan tâm đó dường như xua tan đi sự mệt mỏi, lạnh lẽo của tiết trời mùa đông. Trước hành động của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Duy-sen không hề tỏ ra tức giận mà thầy lại “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng tìm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng  suối dưới chân đồi. Thầy Duy-sen nhận thấy kế hoạch này không khả thi nên tiến hành xây những ụ đất nhỏ dưới lòng sông bằng đá và đất cỏ, giúp học sinh đi lại mà không bị ướt chân. Thầy làm tất cả mọi việc với mong muốn rằng học sinh sẽ luôn được an toàn trên con đường đến trường. Có thể thấy, mọi lời nói, hành động đều thể hiện tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của Thầy Duy-Sen. 

Tóm lại, nhân vật thầy Duy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên. Điều này càng khiến mọi người yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật hơn.

3. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên điểm cao:

Trích đoạn “Người thầy đầu tiên” là lời kể lại của người họa sĩ và An-tu-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Duy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ động viên các học sinh đến trường mà còn đích thân tự tay bế các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết giá lạnh hay sự quấy rối của những kẻ cưỡi ngựa. Thầy Duy-sen quan tâm đến  học sinh và đặc biệt là An-tu-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn để học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai đã khiến một người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ nên một bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

“Người thầy đầu tiên” ca ngợi thầy Duy-sen với những tâm huyết, tận tâm và yêu thương thầy dành cho học trò của mình, đặc biệt là cô bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tu-nai, người nuôi dưỡng ước mơ và hy vọng cho các em học sinh. 

Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc nghèo An-tu-nai xuất hiện trong những trang truyện nhẹ nhàng trong trẻo của Ai-ma-top đã để lại bao suy ngẫm trong lòng chúng ta một thời cắp sách. Hình ảnh người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm xúc sâu sắc nhất để lại trong mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Thầy Duy-sen còn rất trẻ, nhiệt tình, yêu nghề và rất mong muốn những điều tốt đẹp đến với những trẻ em nghèo, lạc hậu. 

Trong buổi gặp đầu tiên, thầy Duy-sen mỉm cười nhiệt tình mời các em làm quen với trường. Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ.Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng các em học sinh. Khi An-tu-nai cùng lũ trẻ đến thăm trường, tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy khoe trường học và khơi dậy khao khát đến trường của các em nhỏ.

Không chỉ trực tiếp giảng dạy, thầy còn cõng các em vượt suối hàng ngày, cõng trên lưng, bế trên tay để các em có thể đến trường an toàn. Kể cả khi bọn nhà giàu ngu ngốc ,bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể những câu chuyện hài hước để giúp học trò quên đi tất cả. Chi tiết này cho thấy thầy là người có học thức và kiên nhẫn. Thầy Duy-sen không những không quan tâm hay tranh cãi với những người thiếu hiểu biết mà còn không muốn học trò của mình bị lời nói của họ ảnh hưởng và khiến cho tâm trạng không tốt. 

Để việc qua suối bớt nguy hiểm hơn, thầy và An-tu-nai còn cố gắng tìm gỗ làm cầu cho học sinh đi qua con suối, thầy đi chân không, làm không ngơi nghỉ tay. Nhưng khi thấy An-tu-nai ngã xuống, thầy Đuy-sen lập tức quan tâm, quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tu-nai ngồi ở đó, xoa bóp và ân cần giúp cô bé ấm lên. Duy-sen bày tỏ mong muốn An-tu-nai có thể lên thành phố lớn học tập vì nhìn thấy tiềm năng và trí thông minh của cô học trò nhỏ. 

Ai-ma-top viết cuốn tiểu thuyết dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Hình ảnh Duy Sen – người thầy đầu tiên đầy mẫu mực và đáng kính với lòng tận tụy đáng nhớ đã trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Người thầy đầu tiên”:

4.1. Giá trị nội dung:

“Người thầy đầu tiên” ca ngợi sự nhiệt huyết và tình yêu thương vô bờ bến của thầy Duy-sen dành cho học trò. Ngoài ra, qua nhân vật An-tu-nai, tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự đóng góp to lớn của thầy Duy-sen. Từ đó, ta cảm nhận được một mối quan hệ cao đẹp, thiêng liêng giữa thầy và trò. 

4.2. Giá trị nghệ thuật:

– Sử dụng nhiều ngôi kể chuyện: tạo ra nhiều góc nhìn, khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn và chân thực hơn.  

– Nghệ thuật tạo hình nhân vật: thể hiện nhân vật qua hành động và lời nói.  

– Ngôn từ giàu chất thơ.

The post Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên chọn lọc siêu hayhttps://luatduonggia.vn/phan-tich-doan-trich-nguoi-thay-dau-tien-chon-loc-sieu-hay/Sat, 31 Aug 2024 13:16:57 +0000https://luatduonggia.vn/phan-tich-doan-trich-nguoi-thay-dau-tien-chon-loc-sieu-hay/Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên" lớp 7 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

The post Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên chọn lọc siêu hay appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Dàn ý phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên:

* Chủ đề và nội dung chính của truyện:

– Chủ đề: ca ngợi tình cảm thầy trò thiêng liêng, cao đẹp.

– Nội dung chính: kể về như nhau câu chuyện xoay quanh thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng các em nhỏ làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan.

* Phân tích giá trị tác phẩm:

– Tình yêu, sự tận  tâm và nhiệt tình của thầy Duy-sen đối với học trò: 

+ Nhẹ nhàng hỏi thăm các em nhỏ khi chúng vừa đi kiếm ki-giắc trở về.

 + Tự tay cải tạo ngôi trường và thu thập củi cho mùa đông. 

+ Đưa đón các em học sinh vượt núi trong thời tiết giá lạnh. 

+ Bỏ ngoài tai những lời nói thô lỗ  của những người giàu có trên núi. 

+ Quan tâm đến tương lai của học sinh, luôn trong tâm thế vui vẻ: mong học sinh có thể học tập tại các thành phố lớn. 

– Tấm lòng biết ơn, trân trọng ở An-tư-nai đối với những công ơn to lớn của thầy Đuy-sen: 

+ Cảm động trước ý nghĩ tốt đẹp của Thầy Duy-sen. 

+ Yêu mến và kính trọng thầy vì tấm lòng cao thượng và nhân hậu của thầy.  

+ Luôn ghi nhớ công ơn của thầy → nhờ người họa sĩ tìm cách lần tỏa câu chuyện về thầy đến tất cả mọi người. 

– Sự trân trọng, cảm động của người nghệ sĩ khi biết đến câu chuyện: 

+ Mang nặng nỗi lòng sau khi đọc  thư của bà Viện sĩ An-tu-nai. 

+ Lo lắng và băng khoăn khi không tìm được ý tưởng cho bài vẽ về thầy Duy-sen. 

+ Cuối cùng, họa sĩ đã nghĩ ra  nhiều ý tưởng cho bức tranh của mình.

2. Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên chọn lọc siêu hay:

Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là học trò trước đây của thầy Duy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính nhất là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi tới quê hương miền núi của bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen còn trẻ lắm. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và sôi sục nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một phú nông thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á  

Khi An-tư-nai cùng lũ trẻ tò mò đến thăm trường “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái” Trước các “khách mời” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm rung động trái tim các em. Đó là lần đầu tiên thầy gặp những đứa trẻ xa lạ, đã nhìn thấy rõ ràng và hiểu được mong muốn, khao khát học tập của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em cách đắp lò sưởi vào mùa đông…, thầy báo tin vui là trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Duy-sen thực sự rất tài năng và có kinh nghiệm giảng dạy sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường.

Trường hợp của An-tu-nai, thầy đã nhìn thấu tâm hồn em, thông cảm với hoàn cảnh mồ côi của em, an ủi và khen ngợi em một cách chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng với nụ cười dịu dàng của Duy-sen đã khiến cô bé dân tộc thiểu số  bất hạnh “thấy ấm lòng hẳn lại”. 

Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng học sinh. Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã hướng dẫn các bạn và tất cả chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy tuyệt vời Duy-sen đẹp đẽ trong tâm hồn. 

Ai-ma-top viết truyện ngắn dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Tác giả đề cập đến với tất cả sự ca ngợi và yêu mến hình ảnh Duy-sen – người thầy đầu tiên – và hình ảnh An-tu-nai, một cô bé mồ côi khao khát được đến trường. Người thầy trong  truyện ngắn là người thầy của tình yêu thơ trẻ, mang ánh sáng cách mạng làm thay đổi cuộc đời mỗi người. Ngọn lửa tình yêu tỏa sáng qua những trang viết của Ai-ma-top, mãi mãi sưởi ấm trái tim con người. Thầy Duy-sen càng trở nên gần gũi hơn tròn tình yêu tuổi thơ của chúng ta.

3. Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên chọn lọc ấn tượng:

Mỗi người đều có những kỷ niệm về quê hương thân yêu, nơi mình sinh ra. Khi nhớ lại, những điều quen thuộc nhất lại hiện lên đầu tiên, như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi chiều đầy nắng chơi dưới bóng râm mát…. có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tu-nai tròn truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”, nhớ lại ngôi làng Ku-ku-reu, cô nhớ đến người thầy đầu tiên của mình, người thầy tận tâm và yêu thương Duy-sen cùng nhiều kỷ niệm đẹp đẽ thời niên thiếu. 

Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-top về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của Thầy Duy-sen. An-tu-nai luôn nhớ những lời đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả…?”

Thầy Duy-sen là đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Với tấm lòng nhân ái bao la và nhiệt huyết đam mê, thầy đã mang ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga đến những miền núi xa xôi của tuổi thơ. Thầy Duy-sen và cô học trò dân tộc nghèo An-tu-nai xuất hiện trong những trang truyện nhẹ nhàng trong trẻo của Ai-ma-top đã để lại bao rung động trong lòng chúng ta thời cắp sách.

Hình ảnh người thầy tuyệt đẹp và được đáng kính là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến quê hương miền núi của bé An-tu-nai, thầy Duy-sen còn rất trẻ. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình làm cỏ hàng tháng trời, nhổ cỏ, trát tường, sửa cửa, lau sân… biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một nông dân giàu có thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường dẫn đến ngôi làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á. 

Khi An-tu-nai cùng lũ trẻ đến thăm trường, tò mò xem thầy làm gì, vì xem thầy cũng vui, đã thấy thầy “đi ra khỏi cửa, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen cười ấm áp lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước mặt các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn hậu. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm lay động trái tim các em nhỏ. Đó là lần đầu tiên thầy được gặp những đứa trẻ xa lạ, nhìn thấu rõ ràng và hiểu được mong muốn  học tập của các em. Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Duy-sen thực sự có tài và có kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ của các em nhỏ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường. Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng các em. 

Không chỉ dạy học, thầy Duy-sen còn cõng tất cả các em vượt suối trong mùa mưa nắng năm đó, bất chấp cái lạnh mùa đông khắc nghiệt. Ngay cả khi bị đám đua ngựa chê cười, chế nhạo một cách thiếu tôn trọng, người thầy này vẫn tỏ ra nhẹ nhàng và chỉ quan tâm đến sự an toàn của các học trò nhỏ tuổi của mình. Thầy đi chân đất và không nghỉ tay. Khi thấy An-tu-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa chân, siết chặt bàn tay lạnh ngắt đưa lên miệng hà hơi vô cùng chu đáo, tận tâm, thể hiện sự yêu thương, trìu mến đối với học trò. 

Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của người thầy thuở nhỏ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã dạy dỗ chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy Duy-sen tuyệt vời đẹp đẽ trong tâm hồn.

4. Đánh giá tác phẩm:

4.1. Nội dung:

– Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ lòng kính trọng, khen ngợi các người thầy đang miệt mài siêng năng chèo lái con thuyền tri thức, đồng thời thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm đến những số phận bất hạnh mà mình đã biết vươn lên trong cuộc sống.  

4.2. Nghệ thuật:

– Sử dụng nhiều ngôi kể chuyện: người kể chuyện là người họa sĩ và An-tu-nai → làm cho câu chuyện trở nên chân thực và sống động hơn. 

– Nghệ thuật tạo hình nhân vật: nhấn mạnh nhân vật thông qua lời nói và hành động. 

– Ngôn ngữ thơ mộng, dịu dàng và sâu lắng. 

– Khẳng định ngòi bút tài hoa của nhà văn bằng việc khắc họa câu chuyện cảm động về tình thầy trò.

The post Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên chọn lọc siêu hay appeared first on Luật Dương Gia.

]]>