Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Tóm tắt và soạn bài Sự tích hồ Gươm ngắn gọn nhất (Ngữ văn lớp 6)

  • 03/01/202303/01/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    03/01/2023
    Giáo dục
    0

    Tóm tắt Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6? Soạn bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 phần Đọc hiểu? Soạn bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 phần Câu hỏi cuối bài? Ý nghĩa truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?

      Sự tích hồ Gươm là một trong những bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 hiện nay ở nước ta. Để có thể học tốt bài học này, các em học sinh cần tóm tắt và soạn bài trước khi học trên lớp. Vậy nên, qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chủ đề “Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6: Tóm tắt và soạn bài chi tiết?”:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đôi nét về Hồ Gươm:
      • 2 2. Khái quát chung về truyền thuyết Sự tích hồ Gươm:
      • 3 3. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 – Mẫu 1:
        • 3.1 3.1. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 1:
        • 3.2 3.2. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 2:
        • 3.3 3.3. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 3:
        • 3.4 3.4. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 4:
      • 4 4. Soạn bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 phần Đọc hiểu:
      • 5 5. Soạn bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 phần Câu hỏi cuối bài:
      • 6 6. Ý nghĩa truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:

      1. Đôi nét về Hồ Gươm:

      Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng.

      Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh), hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi).

      Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa:

      (1) Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân

      (2) Lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè

      (3) Say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu

      (4) Lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông

      2. Khái quát chung về truyền thuyết Sự tích hồ Gươm:

      Thể loại: Truyện truyền thuyết 

      Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Theo Nguyễn Đổng Chi, Ngữ văn 6, tập I, 2017

      Xem thêm: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em

      Phương thức biểu đạt: Tự sự

      Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

      Bố cục: 

      Gồm 2 phần:

      Phần 1 (từ đầu đến “một tên giặc nào trên đất nước”): Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

      Phần 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm

      Giá trị nội dung: Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

      Giá trị nghệ thuật: Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa.

      Xem thêm: Thành phần phụ chú là gì? Thành phần, cách nhận biết và ví dụ?

      3. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 – Mẫu 1:

      3.1. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 1:

      Lúc giặc Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân sống trong cơ cực, xem mạng người như cỏ rác. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy nhưng không thành công. Thấy vậy Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn thanh gươm thần.

      Người đánh cá tên Lê Thận trong 3 lần thả lưới đều kéo lên được thanh gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thanh gươm phát sáng và thấy rõ 2 chữ “Thuận Thiên”. Trong một lần tình cờ Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc, mang tra vào thanh gươm rất vừa.Nhờ có gươm thần mà nghĩa quân nhiều lần đánh bại giặc ngoại xâm và giành được độc lập.

      Sau đó Lê Lợi lên ngôi, trong một lần đi thuyền hồ Tả Vọng, rùa thần nổi lên đòi gươm. Vua trả lại gươm, rùa nhanh chóng lặn xuống nước. Bắt đầu từ đây hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm.

      3.2. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 2:

      Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho mượn gươm thần để họ giết giặc.

      Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm nọ, Lê Thận đi thả lưới và vớt được một thanh sắt tới ba lần. Chàng bèn đưa lại cạnh mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm. Về sau, chàng tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy ánh sáng phát ra thì lại gần xem. Thấy trên thanh gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên.

      Trong một lần nọ, bị giặc đuổi, Lê Lợi đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Có thanh gươm quý trong tay, nghĩa quân đánh đến đâu thắng đến đó. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm thần, vua bèn trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ Tả Vọng cũng có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

      3.3. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 3:

      Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm

      3.4. Tóm tắt Sự tích hồ Gươm – Mẫu 4:

      Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa, nhưng đều thất bại. Long Vương quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận được lưỡi gươm dưới biển, Lê lợi được chuôi gươm trên rừng. Từ ngày có gươm thần nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, quét sạch quân thù. Long Vương đòi gươm, Lê Lợi trả gươm tại hồ Tả Vọng. Từ đó, hồ có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

      Xem thêm: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (Văn lớp 6)

      4. Soạn bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 phần Đọc hiểu:

      Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?

      Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt

      Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

      Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắc ( lưỡi gươm thần)

      Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

      Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

      Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ :” Thuận Thiên”

      Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa

      Xem thêm: Bài tả cây ăn quả chọn lọc hay nhất (Bài văn mẫu lớp 4, 5)

      Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

      Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.

      Rùa Vàng lên đòi gươm.

      4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

      Nhờ có gươm thần, nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế…vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.

      5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

      Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

      5. Soạn bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 phần Câu hỏi cuối bài:

      Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm?

      Xem thêm: Bài văn kể về mẹ, tả về mẹ, cảm nghĩ về mẹ hay và ý nghĩa

      Đáp án

      Những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm?

      – Quân Minh sang xâm lược nước ta.

      – Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại chúng.

      – Lê Thận – một người đánh cá vớt được lưỡi gươm.

      – Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.

      – Nhờ thanh gươm báu, nghĩa quân của Lê Lợi đánh bại quân Minh.

      – Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

      Xem thêm: Cảm nhận về ba nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi siêu hay

      Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

      Đáp án

      Nhân vật nổi bật trong truyện: Lê Lợi

      Đặc điểm nổi bật: Một con người chính trực, dũng cảm và có tài năng lãnh đạo.

      Câu 3. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

      Đáp án

      Chi tiết liên quan đến lịch sử:

      – Giặc Minh xâm lược nước ta.

      Xem thêm: Tự sự là gì? Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn tự sự?

      – Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.

      Chi tiết hoang đường, kì ảo:

      – Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.

      – Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”

      – Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.

      – Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

      – Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.

      Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

      Xem thêm: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

      Đáp án

      Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi – vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).

      Ý nghĩa: Thể hiện khát vọng của nhân dân về cuộc sống hòa bình, ấm no.

      6. Ý nghĩa truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:

      Truyện Sự tích Hồ Gươm nhằm giải thích cho tên gọi hiện nay của Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

      Ca ngợi cuộc chiến chống giặc ngoại xâm là cuộc chiến chính nghĩa của Lê Lợi, thể hiện mong ước sống trong hòa bình của nhân dân.

      Khẳng định vai trò lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi giúp đất nước giành được độc lập, nhân dân sống ấm no, hạnh phúc.

      “Sự tích hồ Gươm” là giải thích sự tích của hồ Tả Vọng trước đây, nay có tên chính thức là hồ Hoàn Kiếm – trả kiếm hay hồ Gươm, đó chính nói có thanh gươm đã cùng vua Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược. Và sự tích còn mang nghĩa nghĩa sâu xa hơn là thế hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc dù thời kì nào cũng không thay đổi, khi có giặc xâm lăng thì đồng lòng đánh đuổi giặc, đất nước thanh bình thì gìn giữ nhớ công ơn giúp đỡ của các vị thần. Cái tên “hồ Gươm- hồ Hoàn Kiếm” thể hiện sự trân trọng, tôn kính đến bậc thần thánh. Đồng thời, khẳng định sự chính nghĩa luôn được thần dân ủng hộ mang lại chiến thắng vẻ vang.

        Xem thêm: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Ngữ văn


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Cảm nhận bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du hay nhất

        Nguyễn Du - đại thi hào của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ, trong số đó đặc sắc có thể kể đến bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Dưới đây là những bài văn cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du hay nhất.

        Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

        Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ phổ biến và đặc sắc nhất. Trong bài viết dưới đây là những mẫu đoạn văn ghi lại cảm xúc về những bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ hay nhất.

        Mẫu kết bài phân tích bài thơ Cảnh ngày hè chọn lọc siêu hay

        Phân tích tác phẩm "Cảnh ngày hè" được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tại Việt Nam, ta mới thấy được đây là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả Nguyễn Trãi được lưu lại cho đến ngày nay. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ chủ đề "Mẫu kết bài phân tích bài thơ Cảnh ngày hè chọn lọc siêu hay" để mọi người có thể tham khảo:

        Viết đoạn văn kể về một công việc em đã làm cùng người thân

        Viết đoạn văn kể một công việc em đã làm cùng người thân là một yêu cầu cơ bản trong chương trình học tiểu học. Đây là tổng hợp các đoạn văn kể một công việc em đã làm cùng người thân hay nhất để các em học sinh tham khảo. 

        Bài tả cây ăn quả chọn lọc hay nhất (Bài văn mẫu lớp 4, 5)

        Cây ăn quả là một loại cây đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó không những cung cấp cho ta trái ngọt để ăn, mà còn cho ta bóng râm để nghỉ mát cùng nhiều công dụng tuyệt vời khác. Và đây cũng là một loài cây thường xuất hiện trong thơ văn. Dưới đây là những bài tả cây ăn quả chọn lọc hay nhất (Bài văn mẫu lớp 4, 5).

        Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em

        Hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em? Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em hay và ý nghĩa nhất? Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em ấn tượng nhất?

        Cảm nhận về ba nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi siêu hay

        Cảm nhận về ba nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi siêu hay và ý nghĩa? Cảm nhận về ba nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi 10 điểm? Cảm nhận về ba nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi ấn tượng? Một số đề bài về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi? 

        Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa

        Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa ngắn gọn và hay nhất? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa siêu ấn tượng? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa ý nghĩa và tốt nhất?

        Bài văn kể về mẹ, tả về mẹ, cảm nghĩ về mẹ hay và ý nghĩa

        Bài văn kể về mẹ, tả về mẹ, cảm nghĩ về mẹ hay và ý nghĩa? Vai trò của người mẹ đối với con? Những bài hát về mẹ hay nhất hiện nay?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ