Sự mua lại trong tài chính là gì? Các trường hợp mua lại trong tài chính.

Sự mua lại trong tài chính là gì? Sự mua lại trong tiếng Anh là Redemption. Các trường hợp mua lại trong tài chính?

Sự mua lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính, sự mua lại thể hiện hoạt động mua lại của chính nhà phát hành trái phiếu hay chứng khoán. Với các đặc điểm tài chính, hoạt động mua lại có thể diễn ra đối với sự yêu cầu của bên đã thực hiện các khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Vậy hoạt động này được tiến hành khi nào. Nó mang đến giá trị và ý nghĩa gì trong kinh tế.

1. Sự mua lại trong tài chính là gì?

Sự mua lại trong tiếng Anh là Redemption.

Khái niệm.

Thuật ngữ sự mua lại có nhiều ý nghĩa khác nhau trong tài chính tùy vào ngữ cảnh. Sự mua lại là thuật ngữ mô tả việc trả tiền để lấy chứng khoán có thu nhập cố định. Diễn ra tại thời điểm đáo hạn hoặc trước khi đáo hạn. Nhà đầu tư có thể yêu cầu tổ chức phát hành mua lại một phần hoặc tất cả khoản đầu tư của mình. Khoản đầu tư bao gồm cổ phần (thường là cổ phiếu ưu đãi), trái phiếu, cổ phần tại quỹ tương hỗ.

Sự mua lại trong tài chính được hiểu đơn giản là hoạt động tiến hành với các giá trị quy đổi trong lĩnh vực tài chính. Thể hiện thông qua hoạt động mua lại các giá trị tài chính của chính người đã phát hành. Các giá trị tài chính được thể hiện bằng các khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Khi thực hiện các khoản đầu tư, các nhà đầu tư luôn xác định mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhiều người muốn tham gia vào hoạt động quản lý doanh nghiệp. Trong khi số khác lại thấy được tiềm năng trong kinh tế doanh nghiệp và đầu tư vì lợi nhuận chênh lệch.

Phân tích khái niệm

Khi nhu cầu này không còn. Các nhà đầu tư muốn bán lại các khoản đầu tư nhằm thu về vốn và giá trị chênh lệch nếu có. Với tính chất đặt ra đối với sự mua lại, họ có thể yêu cầu chính chủ đầu tư mua lại các giá trị này.

- Như vậy có thể thấy được lợi ích xác định đối với hai bên như sau:

- Bên nhà đầu tư giải quyết được nhu cầu bán lại các khoản đầu tư khi không còn nhu cầu sở hữu chúng.

- Chủ đầu tư có khả năng tiếp cận và sở hữu lại các giá trị này. Khi họ không muốn nhiều nhà đầu tư lạ nắm giữ cổ phần hay trái phiếu được doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên hoạt động này chỉ diễn ra phổ biến trong một số loại hình doanh nghiệp nhất định.

Hoạt động này thường được diễn ra tại thời điểm đáo hạn hoặc trước khi đáo hạn. Đáo hạn được hiểu là thời điểm thực hiện các quyền và nghĩa vụ với các khoản đầu tư. Như thời điểm nhà đầu tư sẽ được nhận được các lợi ích sau quá trình kinh doanh. Thông qua các giá trị hiện tại của cổ phiếu hoặc trái phiếu họ nắm giữ. Với sự mua lại thì đây được xác định là thời điểm ho đưa ra yêu cầu cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư thực hiện hoạt động trả tiền để lấy lại chứng khoán có thu nhập cố định. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài trao đổi bằng tiền mặt. Có rất nhiều hình thức thanh toán khác cũng được các bên thực hiện.

- Trong yêu cầu mua lại, chủ sở hữu các khoản đầu tư được phép yêu cầu chủ đầu tư mua lại toàn bộ hay một phần khoản đầu tư của họ.

Như vậy trong trường hợp họ không muốn đầu tư vào doanh nghiệp và muốn thu hồi toàn bộ vốn. Họ có thể đưa yêu cầu bán lại tất cả khoản đầu tư hiện có. Cũng như nếu vẫn có nhu cầu nắm giữ đối với một khoản đầu tư nhất định. Họ có thể giữ lại một phần và yêu cầu được mua lại phần còn lại. Đây được xem là quyền dành cho cả hai bên. Khi đặt sự ưu tiên mua và bán lên cho đối tượng xác định.

Khi việc yêu cầu mua lại trong tài chính không được đáp ứng bởi các chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thể tham gia bán công khai các khoản đầu tư đó trên thị trường tài chính cho các đối tượng có nhu cầu. Có thể thấy, sự yêu cầu mua lại có thể được diễn ra khi các lợi ích từ khoản đầu tư vẫn phát sinh. Nhưng đã không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Họ muốn thu hồi vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Sự yêu cầu này cũng có thể diễn ra khi nhà đầu tư có khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Và họ muốn nhận lại vốn để khắc phục tình trạng hiện tại của chính họ.

2. Các trường hợp mua lại trong tài chính:

Các trường hợp mua lại trong tài chính được thể hiện khá đa dạng. Như đã phân tích, việc mua lại có thể được thanh toán bằng tiền hoặc các khoản giá trị tương đương. Phù hợp với lợi ích các bên đang theo đuổi. Với hoạt động phổ biến nhất được tiến hành là trả tiền để lấy chứng khoán có thu nhập cố định.

2.1. Chứng khoán có thu nhập cố định:

Trong các hoạt động đầu tư mong muốn tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư thường dùng tiền mặt để mua các cổ phần hoặc trái phiếu trong doanh nghiệp. Cho nên khi yêu cầu mua lại, họ cũng mong muốn nhận lại các khoản giá trị bằng tiền mặt.

Việc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận được thực hiện khi các giá trị sinh ra từ các khoản đầu tư của họ. Những người đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định nhận được các khoản lãi cố định được thanh toán định kì. Vốn của họ được thực hiện cho các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các khoản chứng khoán sẽ đem đến cho họ thu nhập vào các thời điểm xác định. Giá trị các khoản thu nhập này phụ thuộc vào việc xác định giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán.

Như vậy các lợi nhuận họ thu về có thể chênh lệch lớn hay nhỏ trong các thời điểm khác nhau. Khi không còn đáp ứng các nhu cầu mong muốn trong đầu tư. Họ có quyền yêu cầu bên phát hành chứng khoán mua lại các giá trị mình đang nắm giữ. Những công cụ này có thể được mua lại trước hoặc vào ngày đáo hạn.

- Nếu được thu hồi tại thời điểm đáo hạn.

Nhà đầu tư nhận được số tiền bằng mới mệnh giá của chứng khoán. Do giá trị trong hoạt động tài chính luôn được cập nhật liên tục tại các thời điểm. Nên tại các thời điểm khác nhau sẽ phản ánh giá trị khoản đầu tư là khác nhau. Tại thời điểm đáo hạn, việc xác định mua lại cũng  như định giá cho khoản đầu tư được thực hiện dễ dàng hơn. Do đó giá trị khoản đầu tư được định giá bằng mệnh giá của chứng khoán tại chính thời điểm đáo hạn. Như vậy có thể thấy khi yêu cầu mua lại các khoản đầu tư. Các nhà đầu tư cũng cần xem xét giá trị công ty tại các thời điểm để có thể thu về cho mình giá trị lớn nhất.

- Nếu hoạt động mua lại được diễn ra trước ngày đáo hạn.

Các công ty phát hành trái phiếu hoặc chứng khoán khác có thể trả cho nhà đầu tư một khoản giá trị thu hồi (redemption value). Việc thanh toán lãi thường dừng lại trước khi họ thực hiện việc này. Giá trị thu hồi thường cao hơn mệnh giá của trái phiếu tại thời điểm đó. Xem như giá trị chênh lệch được xác định bằng khoảng thời gian từ đó đến thời hạn đáo hạn. Ưu điểm là giúp cho hoạt động mua lại diễn ra nhanh chóng hơn.

2.2. Quỹ tương hỗ:

Quỹ tương hỗ được hiểu trong trường hợp này là mô hình đầu tư tập thể. Trong đó nhiều nhà đầu tư góp tiền mua chứng khoán. Như vậy khi một nhà đầu tư muốn yêu cầu quỹ mua lại cổ phần thì phải thông báo cho người quản lí quỹ. Yêu cầu này được xem xét và xử lý trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định. Sau quá trình xem xét và cân đối lại hoạt động của quỹ. Cũng như xác định lại các giá trị về chứng khoán để thực hiện thanh toán.

Khi tham gia vào quỹ tương hỗ các nhà đầu tư có chung các mục đích. Và tìm kiếm lợi nhuận khác nhau. Khi họ muốn rút ra khỏi quỹ sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản của các thành viên khác. Khi họ phải mua lại các khoản chứng khoán của người này. Hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư khác cho quỹ. Số tiền phải trả nhà đầu tư thường là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu của họ trừ đi mọi khoản chi phí và phí khác.

2.3. Sự mua lại bằng hiện vật (In-kind Redemption).

Sự mua lại bằng hiện vật là các khoản thanh toán không dùng tiền mặt. Thay vào đó sẽ sử dụng các khoản khác có giá trị quy đổi ra tiền mặt. Như mua lại bằng chứng khoán hoặc các công cụ khác mà các bên có nhu cầu. Đây được xem như một giao dịch hoán đổi khi các bên trao cho nhau những giá trị nhất định. Các khoản quy đổi bằng hiện vật phổ biến với các quỹ ETF.

Các nhà quản lí quỹ thấy các khoản mua lại sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư dài hạn. Cũng như đáp ứng nhu cầu của các bên khi nhà đầu tư cũng mong muốn nhận về tỉ lệ xác định đối với việc sở hữu cổ phiếu.  Do đó, thay vì trả tiền mặt cho những người muốn rút tiền. Họ cung cấp cho nhà đầu tư vị thế sở hữu cổ phiếu theo tỉ lệ.

Như vậy sự mua lại trong tài chính. Một mặt thể hiện quyền ưu tiên đối với bên bán khi thực hiện bán lại các khoản đầu tư. Mặt khác cũng thể hiện ưu tiên dành cho bên chủ đầu tư mua lại các giá trị mình đã phát hành. Giúp họ đảm bảo khi lựa chọn nhà đầu tư phù hợp khi tham gia vào đầu tư dự án hay đầu tư vào doanh nghiệp của họ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )