Stylist là gì? Các công việc, yếu tố trở thành một Stylist?

Hiện nay chúng ta thật dễ đàng để nhận thấy sự phổ biến của ngành thời trang vơi nhu cầu về thời trang của con người lại càng kéo theo những tiêu chí được đặt ra đối với trang phục. Sự xuất hiện của Stylist là rất cần thiết đẻ thổi hồn vào những bộ trang phục do các nhà thiết kế tạo ra.

1. Stylist là gì?

Chắc hẳn đối với thời trang chúng ta đã nghe rất  nhiều về thuật ngữ Stylist có nghĩa đây được hiểu là người tạo mẫu, họ chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh, phong cách thời trang cho khách hàng của mình. Mà khách hàng chính của họ là những diễn viên, người mẫu, ca sĩ,tòa soạn… Họ trực tiếp cố vấn lựa chọn những kiểu trang phục, tóc tai, cách trang điểm sao cho phù hợp và thịnh hành nhất . Stylist cũng được coi như một nghệ sĩ thổi hồn cho những bộ trang phục bằng các kĩ năng phối đồ. Khéo léo kết hợp chúng một cách hài hòa, nổi bật cố gắng đưa những bộ trang phục đó từ sàn diễn đến với cuộc sống hằng ngày

Nghề stylist gắn liền với thế giới thời trang và thế giới show-biz trước khi nó bước chân sang các lĩnh vực khác như các công ty, các tạp chí... muốn tạo dựng hình ảnh về một phong cách riêng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là thời trang và show-biz. Vì vậy, stylist không dùng độc lập, nó luôn gắn với lĩnh vực cụ thể: fashion stylist, wardrobe stylist (tạo phong cách thời trang), hair stylist (tạo phong cách tóc), thậm chí là celebrity stylist (tạo phong cách cho người nổi tiếng)... Nếu như nhà tạo mẫu là người thiết kế mẫu thời trang, người mẫu đảm nhận vai trò trình diễn mẫu thời trang đó thì stylist là người "thông dịch" ý tưởng của mẫu thiết kế đến công chúng. Stylist giỏi thường là người phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực thời trang, nơi họ học hỏi được những kinh nghiệm cần thiết, những mối quan hệ tốt với các nhà tạo mẫu, người mẫu, những kênh truyền hình, các tạp chí chuyên ngành về thời trang, người mẫu...

2. Vai trò của stylist:

Công việc của một stylist không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn trang phục, trang sức, kiểu tóc, cách trang điểm... mà còn có thể tư vấn việc chọn lựa mẫu xe, cách trang trí nội thất, công việc marketing, PR... Ban đầu, những người làm nghề stylist chỉ cố vấn về trang phục cho các ngôi sao khi xuất hiện trước công chúng hay trên các phương tiện truyền thông. Từng bước họ sáng tạo ra kịch bản và kiêm chỉ đạo diễn xuất luôn cả những buổi chụp hình, biểu diễn... Thành công của những stylist có tiếng tăm trên thế giới hiện nay không chỉ có các sao làng giải trí mà cả các công ty kinh tế, các tạp chí, hãng truyền thông... muốn tạo dựng phong cách, hình ảnh riêng trong tiếp thị để thu hút khách hàng đồng thời tạo ra sự cạnh tranh với đối thủ. Thậm chí, có những stylist nổi tiếng nhờ vào thẩm mỹ cá nhân cùng với kinh nghiệm làm việc lâu năm như Rachel Zoe thông qua các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng: Nicole Richie, Kate Hudson, The Backstreet Boys... hay Bay Garnett - stylist cho tạp chí Vogue, Phillip Bloch cố vấn cho hai diễn viên Halle Berry và Sandra Bullock... đã tạo dựng phong cách ăn mặc ảnh hưởng lớn tới các fan của họ. Nhiều người thường nghĩ, stylist chỉ là người tạo dáng, chọn trang phục cho người mẫu hoặc thiết kế thời trang. Thực tế, stylist đóng vai trò gần giống như một đạo diễn trên phim trường. Trong một buổi chụp hình thời trang, stylist sẽ lên ý tưởng chủ đề, phối hợp trang phục và chọn người mẫu phù hợp; diễn đạt ý tưởng để người mẫu và chuyên gia nhiếp ảnh thực hiện. Ngoài việc sáng tạo ý tưởng, stylist còn phải biết nắm bắt những góc cạnh, kỹ thuật "đánh" ánh sáng, các kỹ năng cơ bản của nhiều ngành nghề trong nghệ thuật.

3. Các công việc, yếu tố trở thành một Stylist:

3.1. Công việc Stylist:

Commercial Stylist

Địa điểm làm việc của họ thường là ở đài truyền hình, các chương trình thực tế, phim trường,…Thường là làm việc cùng với agency PR (TVC, Key visuals, promoting plans…) Tính chất công việc rất vất vả, tinh thần trách nhiệm cao nhưng bù lại có mức thu nhập rất tích cực và ổn định. Những người làm được công việc thường là những stylist gạo cội, có dặn kinh nghiệm. stylist là gì

Fashion brand stylist

Là làm việc cho các nhãn hàng. Những công việc việc liên quan đến sản xuất hình ảnh, tạo mẫu cho KOLs hay influencer cộng tác với thương hiệu. Đảm nhiệm những công việc liên qua đến sản xuất hình ảnh, lookbook,…

Fashion/ editorial stylist

Làm việc cho các tòa soan, tạp chí. Lên ý tưởng về trang phục cho mẫu ảnh, những ấn phẩm về thời trang, làm việc trực tiếp cho giám đốc hình ảnh và giám đốc sáng tạo

Personal stylist

Đây là một công việc khá quen thuộc với mọi người. Công việc của họ là lên định hình và tạo phong cách thời trang cho cá nhân khách hàng. Đối tượng khách hàng có thể là những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên, MC,… Hoặc là những người giàu có. Thời gian làm việc thì khá tự do và thu nhập thì phụ thuộc độ hài lòng của khách hàng

Những công việc stylist dù là làm có cá nhân hay một tổ chức thì bạn cũng cần phải trau dồi kinh nghiệm. Mở mang những kiến thức chuyên sâu, tạo dựng cho mình nhiều mối quan hệ. Nhất là có những tác phẩm đáng nhớ, tạo được tiếng vang trong giới. Bên cạnh đó, khi bạn đã là người có khi nghiệm dày dặn trong nghề. Thì cũng có thể làm việc với vai trò giảng dạy. Truyền đạt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cho người mới mới vào nghề.

3.2. Kĩ năng và kiến thức cần có để trở thành một Stylist:

Có kiến thức cơ bản về thời trang

Cũng giống như việc xây nhà thì trước hết bạn phải đổ móng thì căn nhà đó mới đủ vững chãi, che mưa che gió. Làm nghề stylist cũng vậy, trước tiên bạn phải có kiến thức về nghành thời trang. Học cách định hình phong cách thời trang. Rồi sau đó có sáng tạo thì cũng phải dựa vào những kiến thức đó, chứ không phải sáng tạo có nghĩa làm bừa. Để cải thiện được vốn kiến thức của mình hãy nghiên cứu từ những nguồn khác nhau

Luôn cập nhật nhanh những xu hướng mới

Khi mới bắt đầu công việc stylist bạn nên tập cho mình một khả năng quan sát. Hãy để ý và nhận diện những phong cách thời trang xung quanh. Phải biết bắt trend thời trang thông qua những trang mạng xã hội như: Instagram, facebook, zalo,… Còn khi đã trở thành một stylist đã có kinh nghiệm thì không những biết cập nhật xu hướng ngày nay mà còn phải là người đón đầu những phong cách mới đổ bộ

Tăng mối quan hệ người quen

Tăng những mối quan hệ người quen sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội làm việc. Nhất là khi bạn mới chân ướt chân ráo vào nghề đâu có thể dàng tiếp xúc được vưới những người nổi tiếng hay làm việc cho những tòa soạn. Vậy tạo vòng quan hệ sẽ rất quan trọng cho công việc này.

Ham học hỏi

Hãy cố gắng tìm tòi và tham khảo những kiến thức của những đàn anh đàn chị. Đó là những kết quả kinh nghiệm của người từng va vấp trong xã hội. Hoặc kinh nghiệm và cơ hội của bạn sẽ có được từ công việc không mấy liên quan như: bán đồ thời trang, công tác viên cho một hãng tạp chí

Chủ động tạo cơ hội cho bản thân

Hiển nhiên một chuyện rằng, chẳng có ai tự nhiên dâng cơ hội việc cho bạn cả. Mà bản thân bạn phải là người tạo ra cơ hội đó. Hãy chủ động nộp đơn hoặc liên hệ với những tòa soạn hoặc công ty nào xin được thực tập. Hãy tham gia những hội nhóm hoặc câu lạc bộ để tìm kiếm thêm các nhà tuyển dụng. Còn nếu muốn bản thân có giá trị hơn thì hãy tham gia các cuộc thi về thời trang. Ở đây bạn có thể thỏa sức show ra những kĩ năng và sáng tạo của mình và sẽ có rất nhiều người biết đến.

Tư chất nghệ thuật là điều không thể thiếu

Để có thể là một stylist chuyên nghiệp thì bạn cần phải có tư chất nghệ thuật. Biết học hỏi thêm từ mốt thời trang của nước ngoài nhưng vẫn phải phù hợp dưới cái nhìn của khán giả trong nước. Tránh tạo ra những bộ trang phục quá phản cảm, lố bịch, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Còn một điều tối kị nữa trong giới thời trang là sự “tham khảo” lộ liễu những tác phẩm của người khác. Học tập chứ không được copy nguyên xi, như vậy sẽ khiến bạn mất uy tín từ khách hàng và cộng đồng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )