Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (siêu ngắn) Ngữ văn 9

Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về Tiểu đội xe không kính? Hình ảnh người lính xe trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính? Nghệ thuật sáng tạo, linh hoạt trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính? Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ? Cảm nhận ngắn gọn về Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

Trong hàng loạt các áng thơ văn nổi tiếng nói về đề tài chiến tranh chúng ta có thể kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật vừa là lịch sử chiến đấu hào hùng nhưng vẫn thấp sáng tinh thần cao đẹp của người lính. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (siêu ngắn) Ngữ văn 9.

1. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về Tiểu đội xe không kính:

Nhan đề bài thơ là: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":

Khi in lại bài thơ này để xuất bản, nhà biên tập đã có ý muốn lược bỏ đi ba chữ đầu tiên là “bài thơ về”, chỉ để lại "Tiểu đội xe không kính", vì đã cho rằng “ba chữ bài thơ về là thừa ra, vì ai đọc lên chẳng biết đây là bài thơ”. Nhưng nếu nhận định như nhà biên tập là chưa thực sự hiểu được dụng ý của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong bài thơ này, là hình ảnh vui vẻ, lạc quan của những người lính vận tải trên tuyến đường luôn ngập tràn bom đạn Trường Sơn, tác giả đã nhìn bức tranh thực tế dưới ánh nhìn của người chiến sĩ lái xe: Với họ mọi gian khổ, nguy hiểm chập chùng chỉ là chuyện vặt, chiếc xe không có kính lại có điểm hay, có cái khác biệt so với những chiếc xe có kính! Hay hiểu theo một cách khác, Phạm Tiến Duật dành tặng bài thơ cũng như nhan đề độc đáo này để ca ngợi  về tiểu đội xe không kính mà biểu hiện của sự ngợi ca ấyd được tác giả báo hiệu trước trong ba chữ “bài thơ về: nằm ở đầu đề. Đó vừa là chất thơ trong tình thần, vẻ đẹp chiến đấu của những chàng lính trẻ tuổi và vừa khẳng định cái chất thơ ấy được biểu hiện ngay ở hình ảnh chiếc xe không có kính- tức là bộc lộ luôn trong cái được coi là dấu tích của khó khăn, nguy hiểm đang cận kề.

Bài thơ ra đời trong giai đoạn trong những năm từ 1959 đến 1975 tuyến đường Trường Sơn của chúng ta thực hiện nhiệm vụ chuyên chở vào chiến trường miền Nam lương thực và quân trang với số lượng lên đến hơn một triệu tấn nhưng gặp phải sự đánh phá của máy bay của đế quốc Mỹ nên bị tổn thất hơn nghìn tấn hàng và khoảng 14.500 phương tiện di chuyển hàng. Đây là thời kì cả dân tộc đang gồng mình lên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Vì vậy đặt nhan đề như vậy cũng góp phần tạo nên giọng điệu tươi trẻ, sôi nổi và có nét "tinh nghịch" nhưng lại rất sâu sắc trong đặc trưng phong cách sáng tác của tác giả.

Hình ảnh những chiếc xe không có kính là độc đáo ở chỗ:

Chính nhà thơ Phạm Tiến Duật từng nêu quan điểm: “Mỗi trọng điểm là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Như vậy trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ nguy hiểm ấy những người lính đã sử dụng những chiếc xe đã từng bị bom dội xuống nên đương nhiên chẳng thể còn nguyên vẹn, họ đã chắp nhặt từng bộ phận của chiếc xe từ các nghĩa địa ô tô để tạo nên phương tiện vận chuyển. Với những người lính ấy chỉ cần có bánh và xe còn nổ được là có thể đi được rồi. Và thế là những chiếc xe không chính trở thành điều độc đáo bởi vì vừa vẽ nên thực tế chiến trường ác liệt nhưng lại vừa là biểu hiện tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh của những người lính. Đã có biết bao những tiểu đội xe vận tải sử dụng những chiếc xe như thế để chạy bon bon trên đường, chuyên chở hàng hóa về miền Nam đã hoạt động ngày đêm trên tuyến đường Trường Sơn ấy. Vì thế thì việc mất kính cũng chẳng làm sao, chẳng ảnh hưởng gì ngoài việc tạo nên sự phóng túng và tư thế hiện ngang cho lính lái xe.

Bài thơ khắc họa cuộc đấu tranh gian khổ và đầy thiếu thốn của những người lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn để trở trang vũ khí và lương thực vào chiến trường miền Nam với hình ảnh những chiếc xe không có kính do bị chiến tranh tàn phá. Nhưng ngay cả trong hoàn cảnh họ vẫn có những phẩm chất sáng ngời về lòng quả cảm không ngại nguy hiểm, khó khăn, tinh thần lạc quan hài hước và tình đồng chí vô cùng thắm thiết.

2. Hình ảnh người lính xe trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính:

Hình ảnh người lính lái xe được khắc họa trong chi tiết sau:

Trạng thái ung dung:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

Những người chiến sĩ lái xe ấy chẳng hề bận tâm về hình ảnh những chiếc xe mình thiếu cửa kính, ngược lại,  nét khác biệt trong xe không có kính ấy lại cho anh cái thế ung dung, tự tại ngồi trong buồng lái để hòa mình với thiên nhiên, đất trời cảnh vật.

Tư thế ung dung, tinh lạc quan trước hoàn cảnh luôn trực trào những gian nguy lại càng khắc họa sâu sắc hơn thêm phẩm chất và tính cách của những người lính.

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Điệp ngữ ừ thì thể hiện thái độ đã biết hết cái tình cảnh nếu không có ấy, đây chẳng phải là một lẽ tự nhiên mà họ đã lường trước được. Bụi thì cũng chỉ làm trắng tóc người lính trẻ, chỉ là chuyện gây hài, là khoảng khắc giải tỏa căng thăng thêm vui thú cho hành trình chạy xe gian nan.

Tác giả đã khai thác từ chuyện khó khăn do việc xe không có kính mang lại trở thành cái thuận lợi, cái ưu điểm đó là việc có thể dễ dàng thể hiện tình đồng đội, đồng chí, tình giữa những người lính lái xe trên quãng đường Trường Sơn:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Động tác bắt tay nhau trong khoảnh khắc thật vui vẻ, sảng khoái làm sao, và điều này không thể làm được nếu xe không có kính.

Ý chí quyết tâm vì mục đích cuối cùng là tất cả vì công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vinh quang:

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

3. Nghệ thuật sáng tạo, linh hoạt trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính:

- Giọng điệu câu thơ luôn tràn ngập trạng thái vui vẻ, hóm hỉnh khiến cho cả bài thơ trở nên vô cùng vui tươi như đây chỉ là một hành trình lái xe đi chơi giữa những người bạn.

- Ngôn từ thơ giản dị, linh hoạt kết hợp vói những hình ảnh thơ chân thực và gần gũi với những người lính lái xe trên chiến trường.

- Cả bài thơ là bức tranh về cuộc chiến đấu gian khổ, khó khăn trường kì của dân tộc nhưng vẫn khẳng định được tư thế, trạng thái ung dung, tâm hồn lạc quan của người lính

4. Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ:

Cảm nghĩ của cá nhân về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ:

Và nếu như trong bài thơ Đồng chí là những câu thơ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh  

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

thì trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính những người lính lái xe phải di chuyển trong cơn mưa bom đạn, cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết trên quãng đường Trường Sơn gian khổ:

Bụi phun tóc trắng như người già

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời.

Cả hai bài thơ đều khắc họa những người anh hùng không tên luôn yêu nước, không ngại khó khăn, một vì Tổ quốc. Trong họ là những lí tưởng sống vĩ đại, những con người vì nước quên thân.

5. Cảm nhận ngắn gọn về Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với nhiều tác phẩm đã đi sâu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm như vậy. Ra đời vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người chiến sĩ lái xe chân thực, trong sáng với nhiều phẩm chất cao đẹp đáng quý. Trước hết, hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất. Tác giả đã tái hiện một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh qua hình ảnh chiếc xe không kính – minh chứng cho sự tàn phá khủng khiếp của một thời đã qua và sau đó là trên nền của chiến tranh. Họ không trốn tránh, không sợ hãi mà luôn sẵn sàng, bình tĩnh và dũng cảm nhìn thẳng vào chặng đường khó khăn, gian khổ phía trước để vượt qua. Ngoài ra, tư thế ung dung, kiêu hãnh của người lính ra trận được khắc họa đậm nét hơn qua những hình ảnh hòa mình vào thiên nhiên. Tác giả đã mở ra một không gian rộng lớn với những con đường chạy dài, gió thổi vi vút, sao trên trời và cả những cánh chim bay. Tất cả thiên nhiên, vũ trụ như ùa vào buồng lái của những người lính. Ngoài ra, những người lính trong bài thơ là những người luôn tràn đầy lạc quan, bất chấp mọi hiểm nguy, bất chấp mọi gian khổ. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, những người lính luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, hiểm nguy nhưng dù trong hoàn cảnh nào, những người lính ấy vẫn luôn hiên ngang tràn đầy tinh thần lạc quan vượt lên tất cả, chiến đấu và chiến thắng kẻ xâm lược.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )