Số dư bù trừ là gì? Đặc điểm và ví dụ về số dư bù trừ

Số dư bù trừ là gì? Số dư bù trừ trong tiếng Anh là Compensating Balance. Đặc điểm về số dư bù trừ? Ví dụ về số dư bù trừ?

Số dư bù trừ là thuật ngữ được sử dụng khi các bên đồng ý xác lập trong giao dịch cho vay. Khi đó, số dư bù trừ được đảm bảo bằng một giá trị nhất định. Só tiền này người vay phải đảm bảo giữ tổng tài khoản ngân hàng và không được sử dụng. Việc thỏa thuận số dư bù trừ mang đến các lợi ích cho cả hai bên trong giao dịch. Trong đó, đặc biệt tính toán đến bảo đảm quyền lợi của bên cho vay khi thực hiện các giao dịch.

1. Số dư bù trừ là gì?

Số dư bù trừ trong tiếng Anh là Compensating Balance.

Khái niệm.

Số dư bù trừ là số dư tối thiểu phải được duy trì trong tài khoản ngân hàng. Được thực hiện khi các bên đang ở trong giao dịch cho vay. Khi đó, bên cho vay yêu cầu bên vay luôn duy trì một số dư tài khoản tối thiểu nhằm đảm bảo các lợi ích nhất định. Sử dụng để bù đắp chi phí phát sinh của ngân hàng để thiết lập khoản vay.

Trong các giao dịch cho vay được thực hiện, các khoản vay lớn có thể được thực hiện bởi doanh nghiệp. Quá trình đâu tư hay kinh doanh có thể mang đến các lợi nhuận lớn tìm kiếm trên khoản vay. Tuy nhiên các rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra. Để đảm bảo các quyền lợi của mình được thực hiện. Bên cho vay hoàn toàn có thể đưa ra yêu cầu về số dư bù trừ. Khi cả hai bên đồng ý xác lập giá trị tối thiểu cho duy trì tài khoản, bên vay phải đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận.

Với số dư này được giữ trong tài khoản ngân hàng. Và nó tồn tại như một lợi ích của ngân hàng đang được duy trì. Cho nên trong hoạt động của mình, ngân hàng có quyền thực hiện các giao dịch khác trên giá trị này. Nói cách khác, ngân hàng được tự do cho vay số dư bù trừ của người này cho người khác. Qua đó thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất. Số dư bù trừ không có sẵn cho công ty sử dụng. Có thể cần phải được ghi chép lại trong phần ghi chú trên báo cáo tài chính của người vay.

Tiết lộ số dư bù trừ.

Quy tắc kế toán yêu cầu số dư bù trừ được báo cáo tách biệt so với số dư tiền mặt trong báo cáo tài chính của người vay. Nếu số dư bù trừ mang tính trọng yếu. Tức là việc duy trì số tiền đó phải được thể hiện dưới dạng tồn tại nhất định của một nhu cầu thực tế. Nó không được sử dụng vào giao dịch và gần như bị phong tỏa. Cho nên việc ghi chép không được phản ánh đồng nhất với sô dư tiền mặt. Do tính chất sử dụng và ý nghĩa của các giá trị này thể hiện hông giống nhau.

Một số tiền mang tính trọng yếu là một số tiền đủ lớn để làm ảnh hưởng đến ý kiến của người đọc báo cáo tài chính. Khi báo cáo tài chính phản ánh các nội dung của hoạt động thì số dư bù trừ phải thể hiện với ý nghĩa của nó. Không tham gia vào giao dịch, không phải khoản đầu tư. Đây là khoản vốn doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì trong hoạt động tài chính của mình. Do đó, báo cáo tài chính phải giúp người đọc hình dung được ý nghĩa đối với giá trị này.

Số dư bù trừ thường được thể hiện dưới dạng tiền mặt bị hạn chế. Công ty bắt buộc phải nắm giữ cho một mục đích nhất định. Do đó, không có sẵn để sử dụng ngay lập tức hoặc cho mục đích kinh doanh nói chung. Tính chất này làm hạn chế ý nghĩa của khoản tiền đang thuộc sở hữu của công ty. Nhưng được dùng cho tính chất đảm bảo nghĩa vụ và không được sử dụng cho bất cứ hoạt động nào khác.

2. Đặc điểm:

Phổ biến đối với hoạt động vay vốn của doanh nghiệp.

Số dư bù trừ có thể được giữ bởi các cá nhân. Nhưng phổ biến nhất là với các khoản vay của các công ty. Khi mà các hoạt động vay vốn được thực hiện với giá trị cao. Mục đích sử dụng có thể tìm kiếm các lợi nhuận trước mắt hoặc lâu dài. Tuy nhiên, các rủi ro vẫn tiềm ẩn đối với các khoản đầu tư. Bên cho vay cũng có thể phải chịu những ảnh hưởng nhất định khi bên vay không thực hiện được nghĩa vụ.

Để giải quyết tốt nhất cho quyền lợi này, các bên thỏa thuận xác lập số dư bù trừ. Giá trị này được lưu giữ trong tài khoản ngân hàng của bên vay và không được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Nó sẽ là giá trị phòng ngừa rủi ro cho bên cho vay. Khi người vay đồng ý giữ số dư bù trừ, người vay hứa với bên cho vay duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản.

Số dư bù trừ được ngân hàng quản lý. Các đảm bảo được thể hiện khi bên cho vay bắt buộc phải đảm bảo duy trì số dư tối thiểu này trong hoạt động của mình. Trong trường hợp rủi ro kinh doanh xảy ra, bên cho vay có thể được giải quyết quyền lợi trước tiên bằng giá trị khoản tiền này. Đây được xem là sự bù đắp nhanh chóng nhất trước khi bên vay thực hiện các nghĩa vụ còn lại với họ.

Thường được tính theo phần trăm nhất định trên giá trị khoản vay.

Số dư bù trừ được các bên thỏa thuận về giá trị. Nó không được quá lớn sẽ ảnh hưởng đến mục đích sử dụng khoản vay của bên đi vay. Cũng không được quá nhỏ do tính bảo đảm quyền của bên cho vay không cao. Do đó, các bên thường thỏa thuận theo tỉ lệ phần trăm. Tức là số dư bù trừ theo yêu cầu của bên cho vay thường theo tỉ lệ phần trăm của số dư cho vay. Yêu cầu này thường được xác định bởi bên cho vay để ràng buộc nghĩa vụ đối với bên vay. Đồng thời, các bên được thực hiện đàm phán để tìm ra tỉ lệ phù hợp nhất duy trì số dư bù trừ.

Các khoản tiền được quản lý bởi ngân hàng thông qua tài khoản ngân hàng. Và thường được giữ trong một tài khoản tiền gửi. Như tài khoản séc hoặc tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CD) hoặc tài khoản giữ tiền khác. Điều này giúp các thỏa thuận khả thi khi thực hiện. Bên cho vay và bên vay không được quản lý số tiền đó do tính chất mâu thuẫn nhất định trong quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Lợi ích được xác định cho tất cả các bên.

Bên cho vay có thể đảm bảo chắc chắn hơn đối với quyền lợi của mình. Khi một phần giá trị của khoản vay được thực hiện bảo đảm cho nghĩa vụ của bên vay. Ngoài ra, bằng cách yêu cầu tiền gửi để bù đắp cho một số chi phí của khoản vay. Ngân hàng nắm giữ khoản tiền tron thời gian xác định. Họ chịu trách nhiệm quản lý bên cạnh lợi ích các bên dành cho họ. Đó là họ có thể dùng khoản tiền như một giá trị tài sản của ngân hàng. Thực hiện mục đích duy trì dịch vụ. Bằng cách gia hạn các khoản vay khác và theo đuổi các cơ hội đầu tư khác. Khoảng thời gian nắm giữ số dư bù trừ, họ có thể tìm kiếm lãi suất tương ứng.

Trong khi doanh nghiệp được tính lãi suất thấp hơn cho khoản vay. Do tính chất bảo đảm và thành ý khi thực hiện khoản vay. Điều này cũng làm tăng chi phí vốn cho người vay khi các nghĩa vụ được giảm bớt. Bởi vì người vay không có quyền sử dụng toàn bộ số tiền của khoản vay. Nhưng vẫn bị tính lãi trên toàn bộ số dư. Tuy nhiên nhìn theo ý nghĩa tích cực.  Họ chiếm được lòng tin từ người cho vay và hoàn toàn có thể thực hiện khoảng vay giá trị lớn để tìm kiếm các lợi nhuận nhiều hơn nữa.

Ý nghĩa của số dư bù trừ.

Một người tiêu dùng có thể có xếp hạng tín dụng thấp hoặc kém. Hoặc một công ty có thể đang bị khủng hoảng tài chính. Việc thực hiện các khoản vay từ tổ chức tài chính là không khả thi. Do tính chất phải có tài sản thể chấp đủ lớn. Cho nên, với việc dùng chính khoản vay để bảo đảm cho nghĩa vụ đi vay, là cách thức dễ dàng giúp họ nhanh chóng tìm kiếm các khoản đầu tư lớn. Từ đó mà có thể xoay chuyển tình thế, tìm kiếm nhiều lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Dù là trường hợp nào đi nữa số dư bù trừ cũng sẽ giảm rủi ro cho người cho vay. Khi họ có thể yên tâm được nhận về một khoản giá trị nhất định. Ngoài ra, thúc đẩy bên vay tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn để xứng đáng với các nghĩa vụ đang phải thực hiện. Và cũng cung cấp chắc chắn một số tiền có thể được thu hồi trong trường hợp người vay không trả được nợ.

3. Ví dụ về số dư bù trừ:

Doanh nghiệp A cần tiến hành hoạt động sản xuất với đơn hàng giá trị lớn. Do các tài sản có sẵn có thể sử dụng thấp. Việc vay tổ chức tài chính không đảm bảo nhận được giá trị khoản vay họ mong muốn. Họ tiến hành thỏa thuận vay khoản vay 10 tỷ từ bên B. Với tính chất của khoản vay với giá trị lớn và tính chất bảo đảm không thể hiện được hiệu quả. Do đó bên cho vay yêu cầu xác lập số dư bù trừ. Hai bên đồng ý và thỏa thuận tỷ lệ số dư bù trừ là 5% giá trị khoản vay.

Do đó, giá trị số dư bù trừ là 5% của 10 tỷ. Tức là 500 triệu. Số tiền này được thực hiện với khoản tiền gửi. Dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi (CD) và ngân hàng là bên nắm giữ.

Ngân hàng có thể tìm lãi suất đối với số dư bù trừ trong thời gian bên vay thực hiện nghĩa vụ. Thông quan tiến hành cho vay số dư bù trừ của cửa hàng quần áo này. Cho những người khác vay và thu được lợi nhuận lãi suất. Trong khi quyền và nghĩa vụ của các bên được bảo đảm thực hiện.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )