Sinking fund là gì? Tìm hiểu về Quỹ tích lũy, quỹ thanh toán nợ?

Quỹ chìm là gì? Tìm hiểu về Quỹ tích lũy, quỹ thanh toán nợ? Lợi ích của quỹ chìm? Các bước thiết lập quỹ chìm?

Hiện nay trong lĩnh vực tài chính cá nhân thì quỹ chìm được xem là phương pháp chia nhỏ các khoản tiết kiệm với những mục tiêu sử dụng của một cá nhân. Vậy bạn muốn thiết lập qỹ chìm thì phải làm như thế nào để có hiệu quả tốt nhất.

1. Sinking fund là gì?

Sinking fund là tên tiếng Anh của quỹ chìm. Sinking fund là một loại quỹ được dành riêng để thanh toán trái phiếu hoặc dùng để tiết kiệm trả nợ. Một doanh nghiệp phát hành nợ cần phải trả khoản nợ đó trong tương lai. Do đó, quỹ chìm được hình thành giúp đơn vị giảm bớt khó khăn về việc phải chi trả các khoản tiền lớn.

Loại quỹ này được tạo dựng để doanh nghiệp có thể tích lũy dần cho đến khi trái phiếu đáo hạn.  Theo đó, một số loại trái phiếu khi phát hành cũng kèm theo quỹ chìm. Bằng cách sử dụng Sinking fund, bản cáo bạch của trái phiếu loại này sẽ xác định được ngày mà nhà phát hành mua lại trái phiếu.

Bên cạnh việc giúp các doanh nghiệp tích lũy đủ tiền để dành cho việc trả nợ. Trong một số trường hợp, quỹ chìm còn có thể được sử dụng để mua lại trái phiếu đang lưu hành hoặc cổ phiếu ưu đãi. Một số yêu cầu đối với quỹ chìm là trong một năm nào đó phải thỏa mãn được việc thu hồi một số lượng công cụ nhất định. Trong các trường hợp khác, các yêu cầu đối với quỹ chìm có thể được đáp ứng thông qua việc mua các công cụ trong thị trường mở.

Ví dụ Tập đoàn Exxon Mobil phát hành 20 tỷ USD nợ dài hạn dưới dạng trái phiếu thì các khoản thanh toán lãi phải được trả nửa năm định kỳ cho các trái chủ. Tuy nhiên, công ty đã lập một quỹ chìm, và mỗi năm phải góp được 04 tỷ USD vào quỹ để trả nợ. Đến năm thứ ba, Exxon đã trả hết 12 tỷ USD trong số 20 tỷ USD nợ dài hạn. Nếu không lập quỹ chìm, đến năm thứ 05, Exxon sẽ phải lấy 20 tỷ USD tiền mặt từ lợi nhuận hoặc thu nhập giữ lại để trả nợ. Đồng thời, họ cũng phải thanh toán khoản lãi sinh ra trong 05 năm đó.  Nếu tình hình kinh tế xấu đi, doanh nghiệp này rất có thể bị vỡ nợ do thiếu tiền mặt, doanh thu thấp và không thể thanh toán khoản nợ.

2. Tìm hiểu về Quỹ tích lũy, quỹ thanh toán nợ: 

Quỹ này chính là một phần thu nhập quốc dân được dùng để mở rộng sản xuất: tăng vốn cố định, vốn lưu động và dự trữ. QTL bao gồm: quỹ mở rộng sản xuất, quỹ xây dựng cơ bản các công trình văn hoá - sinh hoạt và quỹ dự trữ xã hội. Sản phẩm thặng dư là nguồn của QTL. Dưới chủ nghĩa xã hội, QTL là cơ sở của việc phát triển và hoàn thiện sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tỉ lệ QTL trong tổng sản phẩm xã hội là một chỉ số thể hiện tiềm lực của nền kinh tế quốc dân và khả năng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vững chắc. Việc nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm kết hợp tối ưu giữa tích luỹ và tiêu dùng.

Quỹ tích lũy, quỹ thanh toán nợ (SINKING FUND) là quỹ được dành riêng bằng hình thức tiền mặt hoặc các chứng khoán để thanh toán tất cả hoặc một phần nợ (chẳng hạn như các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi) hoặc để thay thế các tài sản có thể bị sút giảm giá trị. Các quỹ tích lũy cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư và các trái phiếu thả nổi của các công ty cổ phần trong các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên (như, than, dầu mỏ, quặng mỏ và gỗ xẻ). Những ngành cống nghiệp này thường dự phòng bằng quỹ tích lũy đầy đủ để thanh toán toàn bộ đợt phát hành chứng khoán vào ngày đáo hạn. Quỹ tích lũy tạo ra sự vững chắc khi dầu mỏ hoặc tài nguyên thiến nhiên khác của công ty bị thu nhỏ, thì khoản nỢ trái phiếu của công ty sẽ giảm đi theo tỷ lệ tương đương.

3. Lợi ích của quỹ chìm:

Thứ nhất, quỹ này có thể hạn chế rủi ro vỡ nợ

Qũy chìm được hình thành để tăng thêm tính an toàn cho các nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Do các đơn vị có quỹ riêng để thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, nên rủi ro doanh nghiệp không thanh toán được trái phiếu khi đáo hạn là rất thấp. Nói cách khác, số tiền đơn vị nợ nhà đầu tư khi đáo hạn sẽ ít hơn đáng kể nhờ có quỹ chìm. Việc làm này nhằm tăng sức bảo vệ nhà đầu tư khi chẳng may doanh nghiệp bị vỡ nợ hoặc phá sản. Bên cạnh đó, việc công khai quỹ chìm cũng giúp doanh nghiệp thu hút được nhà đầu tư cho cho cuộc phát hành trái phiếu.

Thứ hai, Tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp

Do quỹ chìm giúp giảm rủi ro vỡ nợ, nên lãi suất trái phiếu có kèm theo quỹ chìm thường thấp hơn các loại trái phiếu khác. Từ đó, doanh nghiệp được coi là đáng tin cậy, dẫn đến xếp hạng tín dụng tăng cao, tốt cho khoản vay sau này.

Ngoài ra, xếp hạng tín dụng tốt còn làm gia tăng nhu cầu đầu tư về trái phiếu của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích nếu đơn vị cần thêm trái phiếu hoặc phát hành thêm nợ trong tương lai.

Thứ ba, Tác động tích cực đến tài chính doanh nghiệp

Chi phí trả nợ thấp do lãi suất thấp hơn, doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện được lợi nhuận và dòng tiền qua các năm. Nếu đơn vị hoạt động tốt, nhà đầu tư có nhiều khả năng sẽ mua thêm trái phiếu, tăng sức huy động vốn khi cần cho doanh nghiệp.

Thứ tư, Tránh mua hàng hấp tấp

Lợi ích dễ thấy nhất của quỹ chìm là giữ tay bạn trước khi "xuống tiền" cho một món hàng làm bạn hào hứng, hạn chế phung phí dẫn đến nợ nần. Trong quá trình tích lũy cho quỹ chìm, bạn có thể đổi ý không muốn chi nữa hoặc tìm được một lựa chọn có giá tốt hơn.

Thứ năm, Đảm bảo đạt được các mục tiêu cần thiết

Lập quỹ chìm cho từng mục tiêu trước mắt sẽ giúp bạn chắc chắn đạt được điều mình muốn trong thời gian đề ra. Tránh trường hợp lạm phát lối sống, vừa nhận lương đã tiêu sạch, không có sự chuẩn bị rõ ràng.

4. Các bước thiết lập một quỹ chìm:

Rachel Cruze, chuyên gia tư vấn tài chính, tác giả cuốn "Smart Money Smart Kids" nằm trong danh sách bán chạy của New York Times năm 2014, chia sẻ 3 bước cơ bản để tạo quỹ chìm:

Bước 1: Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

Đó có thể là những mục tiêu cụ thể như 50 triệu đồng đổi xe mới, 20 triệu đồng du lịch Singapore sau dịch, hoặc các lý do chưa xác định tiền như chi phí đám cưới, chi phí khám chữa bệnh khi cần.

Bước 2: Chọn nơi "giấu" tiền.

Nếu bạn dự định mở tài khoản ngân hàng cho quỹ chìm, hãy cân nhắc chọn những ngân hàng không thu phí duy trì hàng tháng để tránh phạm vào quỹ.

Bước 3: Tính số tiền cần để vào quỹ mỗi tháng.

Để biết được con số cụ thể, bạn cần biết bao lâu nữa mình sẽ dùng quỹ. Lấy số tiền tổng muốn có chia cho số tháng/tuần bạn còn từ đây đến hạn sẽ ra số tiền bạn nên dành cho quỹ chìm hàng tháng.

Quay trở lại ví dụ đầu bài, giả sử bạn muốn mua chiếc điện thoại 20 triệu đồng vào cuối năm, từ thời điểm này đến Giáng sinh bạn có khoảng 5 tháng. Như vậy, theo công thức trên, quỹ chìm của bạn sẽ là 20 triệu : 5 tháng = 4 triệu/tháng.

Mỗi tháng ngay sau khi có lương, bạn cần để 4 triệu này vào quỹ chìm và quên nó đi. Cuối năm lấy ra mua điện thoại mới.

Tùy nhu cầu cá nhân, bạn cũng có thể làm tương tự với các mục tiêu khác. Tuy nhiên, việc sở hữu quá nhiều quỹ chìm dễ làm phân tán lương của bạn, kéo dài thời gian tích góp và ảnh hưởng ít nhiều đến mức sống.

Với các khoản chưa có số tiền chính xác như y tế, sửa nhà, tổ chức đám cưới,... bạn chỉ cần ước lượng số tiền bạn muốn chuẩn bị trước và cố gắng dành dụm đến lúc đạt được. Khi dùng sẽ bổ sung nếu thiếu, The Balance gợi ý.

Còn với những khoản chi đột xuất, nếu bạn có thể nhắm chừng và chuẩn bị quỹ chìm cho chúng thì tốt. Nếu, không, hãy có quỹ khẩn cấp dành riêng cho những trường hợp khẩn cấp, tách biệt với quỹ chìm.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )