SEV là gì? Tìm hiểu về tổ chức và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

Sau năm 1945, hệ thống xã hội Chủ nghĩa hình thành và phát triển. Do đó quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước đã xuất hiện và phát triển. Và để hỗ trợ sự hỗ trợ phát triển của các mối quan hệ hợp tác này thì Hội đồng tương trợ kinh tế( SEV) ra đời.

1. SEV là gì?

SEV hay hãy vẫn được hiểu là Hội đồng Tương trợ Kinh tế, ngoài ra tổ chức này còn được gọi là tổ chức hợp tác kinh tế của những quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn từ năm 1949–1991, với mục tiêu là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

Tổ chức bắt đầu được thành lập vào năm 1949 bởi 6 nước thành viên chủ chốt là Liên Xô, Tiệp Khắc, Bulgaria, Ba Lan, Hungary và Romania, đến năm 1950 kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức.

SEV là cùm từ viết tắt của: ” Council of Mutual Economic Assistance”, hoặc trong cụm từ viết tắt của Nga: ” Совет экономической взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči”

2. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

– Sau năm 1945, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển dẫn đầu là Liên Xô (nước Nga ngày nay). Từ đó giữa các nước cùng chế độ xuất hiện và phát triển quan hệ hợp tác tương trợ. Và để hỗ trợ sự phát triển của các mối quan hệ hợp tác này Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập ngày 8/1/1949 bởi các nước xã hội chủ nghĩa phát triển bấy giờ là Liên xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania.

Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) mong muốn hợp tác và củng cố mối quan hệ xã hội chủ nghĩa quốc tế của Joseph Stalin ở cấp độ kinh tế với các quốc gia kém hơn Trung Âu và hiện đang ngày càng không bắt kịp với thị trường truyền thống và nhà cung cấp ở phần còn lại của Châu Âu. Với những mong muốn chính trong sự hình thành của tổ chức Comecon chính là hợp tác cùng phát triển và củng cố vững chắc mối liên kết xã hội chủ nghĩa quốc tế của Joseph Stalin ở lĩnh vực kinh tế với những quốc gia yếu hơn tại khu vực Trung Âu và hiện tại đang có nguy cơ ngày càng bị cô lập khỏi thị trường truyền thống của họ và những nhà cung cấp ở phần còn lại tại khu vực châu Âu

– Đến năm 1950 Hội đồng tương trợ kinh tế kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức và tiếp những năm sau đó các nước thành viên tiếp tục được tăng lên với sự gia nhập lần lượt của Mông Cổ, Cuba và cuối cùng là Việt Nam. Ba thành viên cuối là ba nước kém phát triển nhất trong khối thời bấy giờ và sự gia nhập của các nước này đã làm tăng gánh nặng cho 6 nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu (Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Tiệp Khắc, Romania và Đông Đức). Tuy nhiên so với 03 nước đó thì Mông Cổ phát triển hơn chút, khi trước đó đã được Liên Xô trợ đều đều và không làm tăng gánh nặng nhiều cho khối SEV. Vì thế thực tế, Cuba và Việt Nam mới mang đến gánh nặng nhanh chóng leo thang.

Vào đầu những năm 1950, những quốc gia trong Hội đồng tương trợ kinh tế đã áp dụng các chính sách tự trị. Năm 1960 thì phát sinh thêm 10 ủy ban thường trực nhằm hỗ trợ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các quốc gia trong hội đồng.

Hội đồng tương trợ kinh tế phát triển qua hai thời đại đó là thời đại Khrushchev và thời đại Thời đại Brezhnev.

– Đối với thời đại Khrushchev:

Vào đầu những năm 1950, những quốc gia trong Hội đồng tương trợ kinh tế đã áp dụng các chính sách tự trị. Năm 1960 thì phát sinh thêm 10 ủy ban thường trực nhằm hỗ trợ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các quốc gia trong hội đồng.

– Thời đại Brezhnev:

Kể từ khi thành lập, hội đồng tương trợ kinh tế chỉ hoạt động dựa trên cơ sở là những thỏa thuận, dẫn tới sự thất bại của Hội đồng ngày càng được nhìn thấy rõ hơn.

Cũng cho đến cuối những năm 1960, mục tiêu đặt ra của hội đồng tương trợ kinh tế chính là vấn đề hội nhập kinh tế sẽ được cải thiện theo hướng tích cực và đạt kết quả tốt hơn. Cho tới năm 1970 thì sự xuất hiện của các mỏ dầu khí trên đất nước Liên Xô đã làm một động lực lớn cho sự phát triển của nền kinh tế những năm 70.

Cùng với giai đoạn phát triển này, Hội đồng tương trợ kinh tế đã nhận được những lợi ích đáng kể từ các nước phương Tây với những cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ.

3. Các hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

Các hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế Hội đồng tương trợ kinh tế sau khi được thành lập đã không ngừng đẩy mạnh sự hợp tác và thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa. Hội đồng tương trợ kinh tế với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa quan trọng như: phân công có hiệu quả quá trình sản xuất chuyên ngành, đẩy mạnh quá trình mua bản và trao đổi sản phẩm hay hàng hóa đa dạng, phát triển ngành công nông nghiệp và giao thông vận tải một cách toàn diện, đẩy mạnh sự hợp tác chặt chẽ về khoa học kỹ thuật.

Sau khi thành lập hội đồng không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế bằng cách phối hợp giữa các nước theo Xã hội chủ nghĩa. Trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, như phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hàng hóa, phát triển công nghiệp nông nghiệp giao thông vận tải và hợp tác khoa học kỹ thuật.

Tuy thế trong hoạt động của mình, SEV cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm như khép kín cửa và không hòa nhập vào được nền kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hoá cao độ, nặng về hàng hoá trao đổi mang tính bao cấp, nền kinh tế chỉ huy…

Trước sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình thế giới, sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) không còn thích hợp nữa. Do đó hội nghị đại biểu các nước thành viên diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1991 quyết định chấm dứt mọi hoạt động. rước sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình thế giới, sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) không còn thích hợp nữa. Do đó hội nghị đại biểu các nước thành viên diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1991 quyết định chấm dứt mọi hoạt động.

4. Các thành viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

–  Bulgaria gia nhập vào tháng 1 năm 1949.

– Tiệp Khắc gia nhập vào tháng 1 năm 1949.

– Hungary gia nhập vào tháng 1 năm 1949.

–  Ba Lan gia nhập vào tháng 1 năm 1949.

– Romania gia nhập vào tháng 1 năm 1949. Liên Xô gia nhập vào tháng 1 năm 1949.

–  Albania gia nhập vào tháng 2 năm 1949.

– Cộng hòa Dân chủ Đức đã tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế trong năm 1950.

–  Mông Cổ gia nhập vào năm 1962.

– Cuba đã tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế vào năm 1972.

– Việt Nam gia nhập vào năm 1978.

Bên cạnh đó còn có các thành viên khác tham gia với vai trò là các quan sát viên như: Lào Ethiopia, Triều Tiên.

5. Vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giúp đỡ sự phát triển của các nước thành viên trong thời gian hoạt động.
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã có những giúp đỡ to lớn đối với sự phát triển của các nước thành viên nhất là Cuba và Việt Nam. Trong đó Việt Nam là nước yếu được cưu mang giúp đỡ từ 9 nước anh em. Từ khi gia nhập cho đến năm 1987

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã hỗ trợ cho Cuba đến gần 4 tỷ US$, cho Việt Nam 2 tỷ (50% viện trợ quân sự) và cho Mông Cổ 1 tỷ.

Từ năm 1951 đến năm 1973, dù còn nhiều khó khăn và hạn chế, song tốc độ tăng trưởng công nghiệp của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950, sản xuất đạt 33% so với Thế giới. Thành tựu hiện hữu cụ thể là đã xây dựng được mạng lưới giao thông đường sắt và mạng lưới điện cho các nước XHCN Đông Âu, thành lập được Ngân hàng Hợp tác Kinh tế quốc tế và đường ống dẫn dầu “Hữu Nghị” được xây dựng, các nước Đông Âu được sử dụng dầu hỏa từ vùng sông Volga của Liên Xô. Và Liên Xô cũng chính là nước giữ vai trò quyết định trong khối SEV bởi thời điểm đó Liên Xô là nước phát triển thành công nhất khi lựa chọn đường đi đúng hướng trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Với sự phát triển của mình, Liên Xô trong suốt hơn 20 năm đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên trong khối SEV tới 20 tỷ rúp (đơn vị tiền Nga).

6. Hạn chế của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã luôn nỗ lực thực hiện mục tiêu thành lập của mình, đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế qua việc phối hợp giữa các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. SEV có định hướng phát triển lâu dài và đã lập kinh tế dài hạn như phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong quy mô các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh thương mại hóa qua việc trao đổi và mua bán hàng hóa giữa các nước và hỗ trợ lẫn nhau để xuất khẩu ra nước ngoài đồng thời còn phát triển công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận tải và hợp tác khoa học kỹ thuật để cùng nhau phát triển.

Tuy nhiên trong thời gian hoạt động do SEV còn bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm nên các kế hoạch dài hạn đã lập chưa hoàn toàn được thực hiện như: Khép kin cửa và không hòa nhập với nền kinh tế thế giới, hàng hóa trao đổi trong khối SEV mang tính bao cấp ,nền kinh tế chỉ huy

Do đó sau hơn 40 năm hoạt động, ngày 28/06/1991 Hội nghị đại biểu các nước thành viên đã quyết định chấm dứt mọi hoạt động và giải thể Hội tương trợ kinh tế (SEV). Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụp đổ chế độ chủ nghĩa của các nước Đông Âu và trước biển đổi về tình hình thế giới, định hướng phát triển của Hội Đồng tương trợ kinh tế không phù hợp, các nước trong khối không có hội được vươn minh ra quốc tế. SEV – Hội tương trợ kinh tế tính đến thời điểm hiện tại đã giải thể và không còn xuất hiện trên thế giới đã được gần 30 năm do đó mỗi khi nhắc tới SEV người ta không còn cho đó là cái tên chỉ để gọi Hội tương trợ quốc tế ngoại trừ một số trường hợp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )