RAM Dual Channel là gì? Phân biệt Single và Dual Channel?

RAM hay còn được gọi là Random Access Memory chắc hẳn không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với mỗi chúng ta. RAM Dual Channel chính là một loại RAM được sử dụng phổ biến. Thực chất thì RAM dual-channel vẫn luôn được nhắc đến nhưng chắc có nhiều người vẫn chưa hiểu về thuật ngữ này.

1. RAM Dual Channel là gì?

Trước tiên ta hiểu về RAM như sau:

RAM hay còn được gọi là Random Access Memory. RAM chính là bộ nhớ lưu trữ tạm thời của máy, giúp máy cho phép lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.

Khi các chủ thể thực hiện chạy một file hay phần mềm nào đó, CPU của máy sẽ liên tục truy cập vào dữ liệu từ bộ nhớ máy.

Ram là bộ nhớ lưu trữ tạm thời của máy cho phép lưu trữ thông tin.

Ta hiểu về RAM Dual Channel như sau:

Ở các dòng bo mạch chủ cũ, các chủ thể là những nhà sản xuất thường dùng công nghệ RAM Single Channel để truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU, giúp laptop, máy tính có thể hoạt động. Bởi vì chỉ sử dụng 1 kênh để truyền dữ liệu nên tốc độ rất chậm.

Sau này, các chủ thể là những nhà sản xuất đã phát triển nhiều công nghệ trên bo mạch chủ, trong đó có RAM Dual Channel. RAM Dual Channel chính là loại công nghệ giúp tốc độ truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU tăng lên gấp đôi so với khi dùng RAM Single Channel.

Công nghệ RAM Dual Channel cùng với dung lượng RAM càng lớn sẽ khiến thiết bị của các chủ thể sẽ hoạt động càng khỏe, xử lý được cùng lúc nhiều tác vụ khác nhau mà không lo đứng máy, đơ máy.

2. Những trường hợp là dual-channel RAM:

Về cơ bản, dual-channel RAM trên laptop sẽ xuất hiện theo một số các cách khác nhau. Có thể đó sẽ là 1 thanh hàn chết - 1 thanh lắp rời, cả 2 thanh hàn chết hay cả 2 thanh lắp rời... Và, miễn sao chúng ta có 2 luồng dữ liệu chạy cùng nhau là đã tạm ổn. Ngày xưa thì laptop vẫn dày bản, dual-channel sẽ xuất hiện dưới dạng hai thanh tháo lắp là nhiều. Giờ đây thì chúng ta có RAM hàn chết, nhiều nhất là trên ultrabook để nhằm có thể tối ưu về độ mỏng.

Hiển nhiên là để chạy dual-channel được thì 2 thanh RAM sẽ cần cùng loại: DDR3 đi với DDR3, DDR4 đi với DDR4,... Cùng dung lượng với độ trễ nữa thì càng giúp cho laptop hoạt động tốt.

Tuy nhiên đôi lúc, chúng ta sẽ thấy những mẫu laptop hiển thị có tới 4-8 slot RAM. Vậy trong trường hợp này liệu có phải chúng đang chạy ở cấu hình RAM cao hơn? Câu trả lời là không. Thực ra chạy bao nhiêu kênh vẫn là CPU quyết định, và trên laptop đến giờ thì con số này tối đa vẫn dừng ở hai - bất luận CPU đó mạnh yếu cỡ nào. Vậy nên thay vì chạy triple-channel (kênh ba) hay quad-channel (kênh bốn), tất cả sẽ dừng ở dual-channel mà thôi.

Cách kiểm tra cấu hình RAM:

Để có thể kiểm tra xem laptop của đang chạy cấu hình RAM gì, các chủ thể hiện cũng có thể dùng khá nhiều cách. Ví dụ cụ thểnhư Task Manager chẳng hạn, đổi sang Performance > Memory, xem tình trạng slot RAM rồi hình dung ra cấu hình. Hay như mình thì dùng phần mềm thứ ba như CPU-Z, ở tab Memory là sẽ hiện hẳn tình trạng kênh luôn. Chạy kênh đơn thì hiện Single, kênh đôi thì là Double / Dual, rõ ràng rành mạch.

Với dual-channel, lợi ích lớn nhất của RAM dual-channel sẽ xoay quanh việc nới rộng băng thông RAM - từ 64-bit của single-channel lên thành 128-bit, giúp dữ liệu trên RAM có thể được trao đổi nhanh hơn theo cả hai chiều với các phần cứng khác như CPU. Nhờ vậy nên hiệu suất của các chủ thể ở nhiều tác vụ sẽ được cải thiện.

Điều kiện để RAM chạy Dual Channel:

Để thiết bị của các chủ thể có thể chạy được Dual Channel, các chủ thể sẽ cần phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:

- Phải có ít nhất 2 thanh RAM và tối đa là 4 thanh RAM.

- Các thanh RAM phải có dung lượng bộ nhớ giống nhau. Nếu các chủ thể có 1 thanh RAM 4GB thì khi mua thêm phải mua các thanh RAM 4GB.

- Các thanh RAM phải cùng loại với nhau. Có 3 loại: DDR, DDR2, DDR3 và DDR4.

- Cần sử dụng RAM cùng loại, cùng bus. Mặc dù vẫn có thể sử dụng 2 thanh RAM cùng loại khác bus nhưng khi lắp vào bo mạch chủ thì sẽ tự động bị giảm bus xuống bằng bus của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ: 2 thanh RAM cùng loại DDR3 nhưng có bus là 1333MHz và 1600MHz thì khi cắm bus sẽ chỉ còn 1333MHz. Như vậy sẽ lãng phí bus cao của thanh RAM 1600MHz.

3. Hướng dẫn cắm RAM để chạy Dual Channel:

- Bo mạch chủ chỉ có 2 khe cắm RAM và các chủ thể có 2 thanh RAM:

Đây là trường hợp đơn giản nhất, mỗi khe cắm RAM là 1 kênh RAM độc lập nên khi các chủ thể cắm 2 thanh RAM vào thì sẽ trở thành Dual Channel.

- Bo mạch chủ có 4 khe RAM và các chủ thể có 4 thanh RAM:

Bo mạch chủ có 4 khe RAM và các chủ thể có 4 thanh RAM cũng là một trường hợp đơn giản, các chủ thể cứ cắm hết vào 4 khe. Tuy nhiên, cần lưu ý là 4 thanh RAM phải cùng loại và cùng bus.

- Bo mạch chủ có 4 khe RAM nhưng các chủ thể có 2 thanh RAM:

Bo mạch chủ có 4 khe RAM nhưng các chủ thể có 2 thanh RAM chính là trường hợp khó nhất và cũng là trường hợp người dùng hay gặp nhất. Trên một số mẫu bo mạch chủ, nhà sản xuất sẽ làm 4 khe cắm RAM với 2 màu xen kẽ (Ví dụ: Trắng - Đen - Trắng - Đen). Các chủ thể chỉ cần cắm 2 thanh RAM vào 2 khe trắng hoặc đen là được.

Với trường hợp 4 khe cắm RAM cùng màu, thông thường thì mọi người sẽ thực hiện cắm xen kẽ 2 thanh RAM với nhau, bắt đầu cắm từ khe gần CPU nhất. Nghĩa là cắm khe đầu tiên, sau đó chừa lại khe thứ 2 và cắm khe thứ 3.

Lưu ý: Có một số các chủ thể là những nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ tính thứ tự các khe cắm RAM khác nhau. Có thể khe đầu tiên là gần CPU hoặc có thể khe đầu tiên là xa CPU. Một số hãng sẽ chú thích trên bo mạch chủ, các chủ thể sẽ cần phải quan sát kỹ để có thể thấy. Một số hãng sẽ ghi trên sách hướng dẫn sử dụng, các chủ thể cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi cắm.

4. Khác biệt giữa Single channel & Dual Channel:

Và để hiểu hơn về khác biệt mà dual-channel RAM đem lại so với single-channel RAM thì các chủ thể cũng có thể hãy thử liên tưởng đến việc tính tiền ở siêu thị. Nếu quá đông khách mà chỉ có một quầy thu ngân; hàng chờ thanh toán ắt sẽ kéo dài, tốn nhiều thời gian. Còn nếu có nhiều quầy hoạt động cùng lúc, chúng ta sẽ có thể chia bớt khách ra để giải quyết nhanh hơn.

RAM cũng vậy, nhiều kênh chạy một lúc thì dữ liệu sẽ được chia ra để truyền tải, tiết kiệm đáng kể thời gian so với chỉ một kênh duy nhất. Với triple-channel hay quad-channel trên desktop thì cũng sẽ tương tự giống như nguyên lý được nêu trên.

Về cơ bản, Nếu máy tính của các chủ thể có 1 thanh nó sẽ chạy trên 1 kênh (Single Chanel). Nếu các chủ thể đó lại chạy hai thanh, chúng sẽ chạy trong cấu hình kênh đôi (Dual Chanel).

Ta hiểu về Single Channel như sau:

Khi các chủ thể cắm 1 thanh RAM thì máy các chủ thể đó đang trong chế độ Single Channel, điều này dữ liệu của bạn được truyền giữa CPU và Ram qua 1 đường duy nhất. Có thể ví dụ đơn giản: đường 1 chiều và đường này rộng khoảng 5m, các chủ thể sẽ đi từ Hà Nội vào Sài Gòn khoảng 48h và lại đi ngược lại mất 48h tiếp theo.

RAM cũng vậy, nó sẽ có độ rộng băng thông (Bus Width) để truyền tải dữ liệu, 1 chiều ở đây là dữ liệu sẽ truyền từ CPU tới RAM trong vòng 1 giây và dữ liệu sẽ truyền ngược lại từ RAM tới CPU trong giây kế tiếp, độ rộng của nó là 64bit = 8byte.

Ta hiểu về Dual Channel như sau:

Khi các chủ thể cắm 2 thanh RAM thì máy các chủ thể đang trong chế độ Dual Channel, điều này có nghĩa là dữ liệu của các chủ thể được truyền giữa CPU và RAM qua 2 đường. Cho ra tốc độ xử lý của máy nhanh hơn. Ví dụ thực tế: đường 2 chiều và đường này có độ rộng gấp đôi là 10m, các chủ thể sẽ đi từ Hà Nội vào Sài Gòn nhưng đồng thời 1 người khác đi từ Sài Gòn ra Hà Nội trên chính con đường của các chủ thể đã đi với thời gian vẫn là 48h. 2 chiều ở đây là dữ liệu sẽ truyền từ CPU tới RAM và sẽ có 1 dữ liệu khác truyền ngược lại trong vòng 1 giây đó, độ rộng của nó là 128bit = 16byte.

Đây là vấn đề mà nhiều chủ thể quan tâm nhưng cũng có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về nó. Đầu tiên để chạy được chế độ này Main của các chủ thể phải hỗ trợ Dual Channel. Điều kiện để chạy Dual Chanel:

- RAM phải dc gắn trên cả 2 kênh.

- Cùng loại RAM trên mỗi kênh (Cùng DDR2/DDR3/DDR4).

- 2 thanh giống nhau phải cắm ở khe giống nhau ( cùng khe 0 hoặc 1 )

Như vậy để chạy được Dual Channel, không bắt buộc RAM phải cùng độ trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu.

Dual Channel là chế độ chạy mang lại băng thông lớn nhất cho ứng dụng. Chúng ta có thể chạy Dual Channel với 2 hoặc 4 thanh RAM được gắn trên Main. Cụ thể như sau: Chạy Dual Channel với 2 RAM hay chạy Dual Channel với 4 thanh RAM.

Có thể thấy, thông qua các phân tích nêu trên, nếu chúng ta chạy dual channel thì sức mạnh của chiếc laptop sẽ được tăng lên đáng kể, nhưng cũng tuỳ vào nhu cầu của các chủ thể sẽ có những lựa chọn RAM khách nhau. Tuy nhiên các chủ thể cũng nên ưu tiên sử dụng laptop với chế độ RAM Dual Channel để có thể đưa sức mạnh máy lên tối đa.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )