Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản pháp luật

Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • 09/04/202109/04/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/04/2021
    Văn bản pháp luật
    0

    Số hiệu: 659/QĐ-TTg

    Loại văn bản: Quyết định

    Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ

    Người ký: Nguyễn Xuân Phúc

    Ngày ban hành: 20/05/2020

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    Số: 659/QĐ-TTg

    Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020

     

    QUYẾT ĐỊNH

    PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

    Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

    Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung sau đây:

    I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

    1. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia; là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người lao động, người sử dụng lao động, của hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế làm nòng cốt.

    2. Nhà nước giữ vai trò quản lý, xây dựng, hoàn thiện chính sách; tạo môi trường thuận lợi; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích hợp tác công tư, đầu tư tư nhân.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực thi đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

    4. Hướng tới thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động thường xuyên, liên tục và toàn diện, đặc biệt là lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động không có hợp đồng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề,…; lồng ghép với hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở.

    5. Đầu tư toàn diện cho công tác dự phòng và điều trị theo phương châm dự phòng tích cực bệnh, tật tại nơi làm việc bằng kiểm soát, loại trừ yếu tố có hại trong môi trường lao động, thay đổi nhận thức, hành vi của người lao động và người sử dụng lao động trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phát triển và duy trì thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ; phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

    II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

    1. Mục tiêu chung: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

    2. Mục tiêu cụ thể

    a) Các địa phương hoàn thành việc xây dựng được cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.

    b) Quản lý cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp: quản lý được 50% số cơ sở lao động vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

    c) Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.

    d) Đến năm 2025: lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở (theo Đề án Xây dựng và phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới). 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.

    đ) Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (bao gồm cả người lao động tiếp xúc với amiăng): 50% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.

    e) Đến năm 2025: 100% người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định.

    g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.

    h) Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).

    i) Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.

    III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

    1. Phạm vi và đối tượng: Chương trình được triển khai trên toàn quốc, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.

    2. Thời gian thực hiện: Từ 2020 đến 2030.

    IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

    1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành

    a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

    b) Huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

    2. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

    a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về y tế lao động, vệ sinh lao động.

    b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, điều trị, phục hồi chức năng.

    3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật y tế và tin học hóa

    a) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho hệ thống kiểm chuẩn – tham chiếu đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

    b) Hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, khám chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    c) Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo từng mục tiêu của Chương trình; ưu tiên đào tạo lại cho cán bộ y tế cơ sở, y tế tại cơ sở lao động về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

    d) Triển khai tin học hóa các hoạt động quản lý chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động; đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin từ cơ sở lao động đến tuyến quận huyện, tuyến tỉnh và trung ương.

    đ) Củng cố tổ chức y tế cơ sở thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, kiểm soát yếu tố có hại tại nơi làm việc.

    e) Xây dựng hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý yếu tố có hại, hồ sơ sức khỏe cá nhân; nâng cao sức khỏe người lao động tại tuyến cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.

    g) Triển khai và nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,…) tại nơi làm việc.

    h) Phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề (bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong ngành y tế, nông nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp tại các ngành cơ khí, chế tạo máy; bệnh amiăng nghề nghiệp trong ngành xây dựng; bệnh nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp trong ngành sản xuất da giầy, hóa chất, linh kiện điện tử; bụi phổi nghề nghiệp trong các ngành khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim, …); giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ.

    i) Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm theo quy định; cập nhật hồ sơ quốc gia đối với các bệnh liên quan đến amiăng tại các Trung tâm ghi nhận ung thư trên toàn quốc.

    k) Rà soát và xây dựng hướng dẫn cho các vấn đề: (i) sức khỏe lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất; (ii) khám chữa bệnh ngoài giờ cho người lao động và chi trả chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (iii) hệ thống y tế lao động tại các tuyến bao gồm cả cơ sở sản xuất kinh doanh; (iv) sử dụng kinh phí cho công tác dự phòng bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (v) chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động, người lao động cao tuổi.

    l) Nâng cao năng lực sơ cấp cứu tại nơi làm việc, đáp ứng điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

    4. Về truyền thông và vận động xã hội

    a) Thiết lập hệ thống thông tin truyền thông và củng cố mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe từ trung ương tới địa phương.

    b) Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động cho các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân.

    c) Sử dụng đa dạng và hiệu quả các kênh và hình thức truyền thông nhằm tăng cường sự tiếp cận hiệu quả tới các đối tượng trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.

    5. Về nguồn lực

    a) Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí gồm: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi của các ngành, các địa phương, đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; nguồn ODA, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

    b) Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho thông tin, tuyên truyền, tập huấn, nghiên cứu, dự phòng bệnh nghề nghiệp và thu thập số liệu, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu.

    c) Phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,…) và nguồn xã hội hóa.

    6. Nghiên cứu, theo dõi, giám sát

    a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức khác.

    b) Thiết lập hệ thống giám sát quốc gia quản lý thông tin về sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều trị và phục hồi chức năng; Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giám sát và báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tuyến.

    7. Hợp tác quốc tế

    Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

    V. CÁC HOẠT ĐỘNG, DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH: Được ban hành tại Phụ lục của Quyết định này.

    VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Bộ Y tế

    a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch tổng thể, hằng năm và hướng dẫn xây dựng các Dự án, hoạt động chi tiết, tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc.

    b) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tình hình thực hiện Chương trình.

    2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

    a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn Luật và các nội dung liên quan của Chương trình.

    b) Chủ trì và phối hợp triển khai các Dự án được phân công trong Chương trình.

    3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí đủ kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình.

    4. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

    5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    a) Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động trên cơ sở các nội dung định hướng của Chương trình và điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của từng địa phương.

    b) Bảo đảm bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

    c) Báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Y tế.

    6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội Y học lao động Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác tăng cường, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

    7. Người sử dụng lao động.

    a) Thực hiện các quy định của pháp luật và các nội dung trong Mục tiêu của Chương trình;

    b) Phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị chuyên môn thực hiện các dự án có liên quan;

    c) Báo cáo việc thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

    Điều 3. Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     


    Nơi nhận:
    – Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    – Văn phòng Tổng Bí thư;
    – Văn phòng Chủ tịch nước;
    – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    – Văn phòng Quốc hội;
    – Tòa án nhân dân tối cao;
    – Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    – Kiểm toán Nhà nước;
    – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    – Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
    – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ C
    ổng TTĐT, các Vụ: KTTH, PL, TKBT, TH;
    – Lưu: VT, KGVX (3b).LT

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Xuân Phúc

     

    DANH MỤC

    CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2030
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020)

    TT

    Dự án

    Cơ quan chủ trì

    Cơ quan phối hợp

    Thời gian thực hiện

    Nguồn vốn

    1.

    Nâng cao năng lực về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

    Bộ Y tế

    Các đơn vị có đủ điều kiện về đào tạo

    2020-2030

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    2.

    Củng cố tổ chức y tế lao động, người làm công tác y tế và hoạt động sơ cấp cứu tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    3.

    Xây dựng hệ thống các Trung tâm kiểm chuẩn – tham chiếu bảo đảm chất lượng kết quả quan trắc môi trường lao động trên phạm vi toàn quốc.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2030

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    4.

    Cải thiện gánh nặng lao động, thời gian lao động kéo dài liên tục, yếu tố căng thẳng tại một số nghề, công việc tại một số cơ sở lao động như dệt may, y tế, điện tử, giày da.

    Bộ Lao động-TBXH

    Bộ Y tế, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    5.

    Đảm bảo điều kiện thực hiện chi trả cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp và khi khám chữa bệnh ngoài giờ đối với các cơ sở lao động có đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế.

    Bộ Lao động-TBXH

    Bộ Y tế, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2022

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    6.

    Hướng dẫn và nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người lao động; thực hiện gói dịch vụ y tế lao động cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2022

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    7.

    Triển khai thí điểm mô hình dịch vụ y tế lao động cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.

    Bộ Y tế

    Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    8.

    Quản lý sức khỏe nghề nghiệp lồng ghép trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại tuyến xã.

    Bộ Y tế

    Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    9.

    Cải thiện chất lượng bữa ăn ca của người lao động tại một số ngành nghề.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

    10.

    Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2030

    Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

    11.

    Tăng cường vận động chính sách, nâng cao năng lực truyền thông về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.

    Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

    Bộ Y tế, Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2030

    Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

    12.

    Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống một số bệnh nghề nghiệp phổ biến; tăng cường năng lực điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2030

    Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

    13.

    Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    14.

    Nghiên cứu các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện mới.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2030

    Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

    15.

    Cập nhật hồ sơ quốc gia về amiăng và sức khỏe con người.

    Bộ Y tế

    Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

    2020-2025

    Ngân sách nhà nước, và vốn hợp pháp khác

     

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 45.093 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông chi tiết nhất

    Các vấn đề pháp lý về bồi thường tại nạn giao thông? Đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông là gì? Đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông để làm gì? Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông 2021? Hướng dẫn viết đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông?

    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Deliberate infliction of bodily harm upon another person) là gì? Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Phân biệt tội giết người và cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người ?

         

    Quy định và hướng dẫn áp dụng cấm huy động vốn đối với pháp nhân

    Cấm huy động vốn (Prohibition from raising capital) là gì? Cấm huy động vốn tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về cấm huy động vốn?

         

    Quy định về tội đe dọa giết người? Hình phạt đối với hành vi đe dọa giết người?

    Tội đe dọa giết người (Threat of murder) là gì? Tội đe dọa giết người tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội đe dọa giết người? Dấu hiệu pháp lý của tội đe dọa giết người? Hình phạt?

    Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

    Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Prohibition from operating in certain fields) là gì? Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định trong tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định? Các tội phạm mà pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự?

    Quy định về đương nhiên được xóa án tích theo Bộ luật hình sự

    Đương nhiên được xóa án tích (Automatic conviction expungement) là gì? Đương nhiên được xóa án tích tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về đương nhiên được xóa án tích? Thủ tục trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích?

     

    Quy định về tội trộm cắp tài sản? Hành vi trộm cắp tài sản bị xử phạt thế nào?

    Tội trộm cắp tài sản (Property theft) là gì? Tội trộm cắp tài sản tiếng Anh là gì? Quy định về tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự? Hình phạt?

    Mẫu đơn xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết nhất

    Đơn xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Đơn xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm gì? Mẫu đơn xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Mẫu đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới mới nhất

    Đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới là gì? Đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới để làm gì? Mẫu đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới? Chế độ nghỉ việc để tổ chức kết hôn, đám cưới?

    Mẫu đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân mới nhất

    Đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân là gì? Đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân để làm gì? Mẫu đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân? Đăng ký kết hôn với người trong ngành công an nhân dân?

             

    Cấu thành và mức hình phạt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Blatant appropriation of property) là gì? Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản? Cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản? Hình phạt đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

    Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ mới nhất

    Đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ là gì? Đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ để làm gì? Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ? Thủ tục đăng ký biến động đất đai?

    Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và thủ tục kèm theo mới nhất

    Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là gì? Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để làm gì? Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất? Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất?

    Mẫu đơn xin xác nhận ranh giới đất và thủ tục xác nhận ranh giới mới nhất

    Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở là gì? Đơn xin xác nhận ranh giới đất để làm gì? Mẫu đơn xin xác nhận ranh giới đất 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận ranh giới đất? Thủ tục xác nhận ranh giới đất?

    Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất

    Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là gì? Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để làm gì? Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một số lưu ý?

         

    Mẫu đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất

    Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là gì? Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để làm gì? Mẫu đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất?

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an Quận Tân Bình, TP HCM

    Công an Quận Tân Bình ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an Quận Tân Bình, TP HCM? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Quận Tân Bình mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre

    Công an huyện Mỏ Cày Bắc ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Mỏ Cày Bắc mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an tỉnh Bến Tre

    Công an tỉnh Bến Tre ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an tỉnh Bến Tre? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Bến Tre mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

    Công an thành phố Bến Tre ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Bến Tre mới nhất.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan