Quyền lực doanh nghiệp là gì? Mối liên hệ với quản trị và lãnh đạo

Quyền lực doanh nghiệp là gì? Quyền lực doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Corporate Power. Mối liên hệ với quản trị và lãnh đạo?

Quyền lực doanh nghiệp là khả năng tạo ra ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thành viên của doanh nghiệp. Với các quyền lực xác định, nó mang tính cưỡng chế và bắt buộc chung. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa quyền lực doanh nghiệp với lãnh đạo hay quản trị. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp có những khả năng chi phối riêng của nó. Trong khi, nhà lãnh đạo hay nhà quản trị cũng có các yếu tố thể hiện riêng trong quyền lực của họ. Có thể thấy rằng các yếu tố này có mối liên hệ nhất định trong phản ánh quyền lực.

1. Quyền lực doanh nghiệp là gì?

Quyền lực doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Corporate Power.

Khái niệm.

Quyền lực doanh nghiệp là đặc tính vốn có của doanh nghiệp và phản ánh cho khả năng chi phối của doanh nghiệp. Được tạo ra từ các thuộc tính có sẵn và cơ bản của tổ chức. Quyền chi phối tài sản của doanh nghiệp buộc mọi người trong doanh nghiệp phải phục tùng. Khi một nhóm các đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động của một tổ chức. Để có thể hoạt động hiệu quả, yêu cầu được đặt ra đối với các ràng buộc chung. Và tất yếu hình thành quyền lực doanh nghiệp. Các đại diện phản ánh và thể hiện quyền lực có thể được trao cho nhà quản trị và nhà lãnh đạo.

Đối với quyền lực doanh nghiệp, bắt buộc có sự phân chia quyền lực với các các nhân. Trong đó, quyền lực sẽ được thực thi bởi các nhà lãnh đạo, nhà quản trị. Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động phức tạp, Một phần quyền lực có thể giao cho quản lý, giám sát,... Các đối tượng trong doanh nghiệp bắt buộc phải tôn trọng và phục tùng. Bên cạnh đó, tất cả các cá nhân thuộc doanh nghiệp đều phải đảm bảo cho các quyền lực này được triển khai hiệu quả trên thực tế.

Điều chỉnh tất cả các đối tượng tham gia vào doanh nghiệp.

Quyền lực doanh nghiệp có đối tượng hướng đến và điều chỉnh là tất cả mọi người thuộc doanh nghiệp. Thể hiện khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định và hành vi của người khác. Nó mang tính qui chế, cưỡng bức, buộc người thuộc phạm vi quyền lực của doanh nghiệp kiểm soát phải tuân thủ. Tính chất bắt buộc được đặt ra, yêu cầu mọi người phải tuân thủ nếu vẫn muốn tồn tại trong doanh nghiệp. Tính cưỡng chế và bắt buộc được áp dụng triệt để cho dù họ muốn hay không muốn, tán đồng hay không tán đồng.

Quyền lực doanh nghiệp hướng đến mọi người thuộc phạm vi quản lý doanh nghiệp. Cũng như phạm vi tác động của quyền lực pháp luật đối với các công dân. Quyền lực này được thể hiện có thể được phụ thuộc bởi con người. Tuy nhiên khi đã công nhận đây là quyền lực phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp, tất cả mọi người phải tuân thủ. Nó có thể đại diện cho ý chí của một nhóm đối tượng quản lý. Tuy nhiên, không đồng nhất với yếu tố quản trị hay lãnh đạo. Có thể hiểu rằng, quản trị hay lãnh đạo muốn thực hiện trong doanh nghiệp vẫn phải dựa trên tinh thần chung của quyền lực doanh nghiệp.

Tính chất bắt buộc thực thi quyền lực doanh nghiệp.

Với tính chất thể hiện, cũng phát sinh các hệ quả đi kèm. Có thể là các chế tài được đặt ra xử lý đối với người vi phạm. Có thể là cá nhân hoặc một nhóm người. Trên thực tế, các quyền lực được đặt ra nhằm xác định cho các định hướng tốt trong doanh nghiệp. Để tất cả mọi người khi tham gia phải tuân thủ, tôn trọng. Từ đó tạo ra quy củ, nề nếp cũng như rèn luyện ra những con người chuyên nghiệp hơn. Quyền lực doanh nghiệp có tính hiện hữu. Mọi người trong doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được sức mạnh và sự hiện diện của nó.

Giống như các tổ chức thực hiện quyền lực khác. Người đại diện hợp pháp mang tính công khai cho quyền lực doanh nghiệp cũng được xác định nhằm thực thi quyền lực trong tổ chức. Bao gồm những người quản trị cao nhất. Cũng là các nhà lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp theo cách thường hiểu hiện nay. Các đối tượng này là đại diện nhằm thực thi quyền lực trên thực tế. Họ có một số quyền lợi và trọng trách được đảm bảo. Bên cạnh nghĩa vụ và vai trò đối với tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

Người đại diện của doanh nghiệp.

Họ cũng chính là những người có năng lực trình độ và chuyên môn nhất định. Phù hợp trong thực hiện vai trò quản trị hay lãnh đạo. Các yếu tố đó giúp việc áp dụng và thực thi quyền lực trên thực tế đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, người lao động trong doanh nghiệp phải được đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản. Do đó trong thực thi quyền lợi, họ phải lắng nghe và điều chỉnh nhằm phát huy các ý nghĩa trong thực hiện quyền lực.

Người đại diện nhìn ở khía cạnh khác cũng có nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ quyền lực. Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của người lao động trong doanh nghiệp.

2. Mối liên hệ với quản trị và lãnh đạo:

Có thể thấy với ý nghĩa chung nhất được thể hiện. Cả quyền lực doanh nghiệp, quản trị và lãnh đạo có mang tính chất đặc biệt trong hoạt động doanh nghiệp. Các quyền lực đặt ra trong doanh nghiệp đều được xác định trên các nhóm đối tượng chủ đạo này. Đối tượng áp dụng của quyền lực là các người lao động và cá nhân khác nếu muốn tồn tại trong doanh nghiệp. Các quyền đặt ra đều mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc thi hành. Với các ý nghĩa được thể hiện mối liên hệ giữa các nhóm đối tượng này được thể hiện.

Quản trị đại diện cho quyền lực doanh nghiệp.

Với nhà quản trị đại diện cho chủ thể thực thi quyền lực. Các nhà quản trị sử dụng quyền lực doanh nghiệp được trao cho mình để đặt ra qui chế và cơ chế vận hành doanh nghiệp. Tiến hành các quy định bắt buộc chung và đòi hỏi mọi người trong doanh nghiệp phải phục tùng. Với các nội dung đề ra phải phù hợp và ghi nhận đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ trong doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định được xác định bởi quá trình hoạt động của nhà quản trị. Thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát, thực hiện các chi phối nhất định. Giúp cân bằng lợi ích của các bên liên quan, chẳng hạn như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng.

Quản trị doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty. Bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị từ kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả doanh nghiệp.

Lãnh đạo đưa quy chế, cơ chế vận hành vào sâu trong nội bộ doanh nghiệp.

Các nhà lãnh đạo là những người gây ảnh hưởng để cho quy chế và cơ chế vận hành được thông suốt, trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, giúp quy chế thực hiện nghiêm túc, trở thành công cụ cưỡng chế hiệu quả. Tất cả được thực hiện đòi hỏi mọi người trong tổ chức phải tận tâm hành động. Tối đa hóa nỗ lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Với các tác động điều chỉnh lên con người, cũng chính là gián tiếp tác động lên yêu cầu công việc của họ. Định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm chiến lược hành động cho người lao động để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Với lãnh đạo trong doanh nghiệp được hiểu là quá trình tạo và gây ảnh hưởng của người lãnh đạo các cấp lên đối tượng và khách thể quản trị. Nhằm đạt được mục tiêu quản trị doanh nghiệp trong môi trường cụ thể. Đây cũng chính là yếu tố thi hành các nội dung được triển khai trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Mối liên hệ giữa nhà lãnh đạo và nhà quản trị.

Nhà lãnh đạo có thể đồng thời là nhà quản trị khi họ có địa vị, chức quyền trong doanh nghiệp. Khi đó, họ trực tiếp thực thi quyền lực được trao. Tiến hành định các nội dung quy chế, cơ chế vận hành trong doanh nghiệp. Đồng thời chịu trách nhiệm để thực thi các quyền lực này trong nội bộ. Trong hoạt động của mình, họ được xác định khi các đánh giá chủ quan cũng được điều chỉnh trong quy chế. Do họ là người đại diện, cũng chính là chủ doanh nghiệp. Trực tiếp gây ảnh hưởng đến những người khác thuộc phạm vi chức quyền được giao phó.

Tuy nhiên người lãnh đạo không nhất thiết là nhà quản trị. Vì trong một doanh nghiệp, có thể tồn tại rất nhiều người với nhiệm vụ lôi cuốn và kích thích người khác trong tổ chức làm việc có hiệu quả. Họ thực hiện các nội dung công việc với vai trò của một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, họ không có chức vụ hay chức danh trong hoạt động quản trị.

Tác động qua lại và mối liên hệ giữa ba yếu tố.

Như vậy, quyền lực doanh nghiệp là yếu tố tất yếu trong tồn tại và vận hành doanh nghiệp. Đặt ra các quy chế bắt buộc chung. Mang tính cưỡng chế đến từng thành viên hoạt động trong tổ chức. Nếu muốn tồn tại và phát triển, bắt buộc phải người phải tuân thủ cũng như đảm bảo cho quyền lực được triển khai hiệu quả trên thực tế.

Trong doanh nghiệp, Quản trị và lãnh đạo chính là hai thể hiện và thực thi quyền lực trên thực tế. Với quản trị sử dụng các quyền lực doanh nghiệp trao cho mình để đặt ra quy chế và cơ chế vận hành doanh nghiệp. Trong khi lãnh đạo là cánh tay đắc lực trong thi hành. Giúp cho các quy chế, cơ chế đó được áp dụng triệt để và hiệu quả trên thực tế. Quản trị và lãnh đạo thống nhất sẽ đem lại hiệu quả cho quyền lực được thể hiện. Ngoài ra, cũng có thể phản ánh lẫn nhau để tìm ra sự phù hợp, thống nhất cho quy chế được ban hành.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )