Quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông là gì? Ví dụ về quỹ

Quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông là gì, Ví dụ về quỹ? Hiểu rõ hơn về quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông? Vai trò của truyền thông với sự phát triển kinh tế hiện nay?

Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và viễn thông chúng ta có thể thấy việc đầu tư vào viễn thông cũng rất được xem trọng vì nó mang lại giá trị về vật chất rất lớn, các quỹ đầu tư vào viễn thông hiện nay phải kể tới quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông. 

1. Quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông là gì, Ví dụ về quỹ?

Quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông trong tiếng Anh là Communication Industry ETF.

Khi nhắc tới quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông chúng ta hiểu đây là quĩ ETF chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp viễn thông. Mục tiêu của các quỹ ETF này là tái tạo hiệu suất của một chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp truyền thông. Các quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông đầu tư vào các công ty lớn cung cấp dịch vụ mạng không dây và mạng dây, và cả các công ty nhỏ chuyên về cung cấp dịch vụ mạng không dây hoặc sản xuất thiết bị truyền thông.

2. Hiểu rõ hơn về quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông:

Quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông phản ánh các đặc điểm phòng thủ của cổ phiếu các công ty truyền thông thông, như tỉ suất cổ tức cao và dòng tiền tương đối ổn định. Theo đó nên với quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông ít biến động hơn so với thị trường chứng khoán rộng lớn, và có xu hướng đạt hiệu quả vượt trội hơn trong thời kì kinh tế hỗn loạn. Mặt khác, quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông có khả năng bị tụt hậu trong thị trường tăng giá.Quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông thường thuộc nhóm các quĩ ETF ngành viễn thông, và là một trong những nhóm nhỏ của các quĩ ETF chuyên nắm giữ cổ phiếu.

Theo etfdb.com, hiện chỉ có 7 quĩ ETF truyền thông mà nhà đầu tư có thể tham gia. Một số quĩ ETF đầu tư vào cả các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hàng tiêu dùng không thiết yếu cũng bao gồm cả các công ty viễn thông. Hầu hết các quĩ ETF truyền thông nắm giữ nắm giữ cổ phiếu của AT&T và Verizon Communications, và chúng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của họ.Ngành công nghiệp viễn thông hiện nay đang thu hẹp. Hiện chỉ có 4 cổ phiếu công ty viễn thông trong chỉ số S&P 500.

Tương lai của quĩ ETF ngành công nghiệp truyền thông

Hiện nay có đa số các loại quĩ ETF mô phỏng các chỉ số của các nhà cung cấp chỉ số như S&P Global Indices, MSCI hoặc Russell. S&P và MSCI chia thị trường vốn cổ phần của Mỹ và toàn cầu thành 11 lĩnh vực công nghiệp dựa trên chuẩn phân ngành quốc tế .Vào tháng 9 năm 2018, GICS sẽ mở rộng và đổi tên lĩnh vực về dịch vụ viễn thông thành lĩnh vực dịch vụ truyền thông. Động thái này dự kiến sẽ tác động đến tất cả các quĩ ETF công nghiệp truyền thông hiện tại.

Ngành dịch vụ truyền thông sẽ bao gồm các công ty viễn thông hiện tại, cũng như một số công ty được chọn từ lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu, và một số công ty hiện đang được phân loại trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, các quĩ ETF truyền thông sẽ có nhiều đặc tính hướng đến tăng trưởng hơn so với trước đây.Trong thông báo thay đổi ngành tháng 11 năm 2017, GICS lưu ý về bản chất thay đổi nhanh chóng của truyền thông. Sự tích hợp giữa các công ty viễn thông, truyền thông và Internet đã tác động đến cách các cá nhân giao tiếp, truy cập nội dung giải trí và những thông tin khác.

Hoạt động sáp nhập và mua lại trong các lĩnh vực này đã tạo điều kiện cho việc kết hợp các dịch vụ cáp, Internet và điện thoại; cũng như tích hợp giữa phân phối với nội dung lập trình. Sự thống trị mới của các công ty truyền thông xã hội với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ truyền thông hàng đầu, ngày càng được thực hiện thông qua các nền tảng di động, cũng đã thúc đẩy những thay đổi của lĩnh vực truyền thông.

3. Vai trò của truyền thông với sự phát triển kinh tế hiện nay:

Trong xã hội ngày nay ta thấy truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội và chúng ta sẽ rất dễ để nhận thấy truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng lớn cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhóm đối tượng đầu tiên là đối với chính quyền nhà nước rhij truyển thông sẽ giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng. Bên cạnh đó truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.

Thứ hai, đối với công chúng thì truyển thông sẽ giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang…truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thú ba, đối với nền kinh tế thì nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông đóng vai trò đối với việc  tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, qua đó giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển.  Hiện nay theo số liệu thống kê có hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Theo đó ta thấy rằng bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế. Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.

Bên cạnh đó truyền thông cũng có tính 2 mặt của nó nếu thông tin, hình ảnh truyền đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội. Nhất là những đối tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp, không có khả năng chắt lọc thông tin, nếu thông tin từ truyền thông tiêu cực thì dễ bị lôi kéo và có những tác động tiêu cực cho bản thân và cho cộng đồng xã hội. Trong kinh tế, truyền thông tác động đến tiêu dùng của người dân giúp người dân tiêu dùng nhiều hơn, giúp kinh tế phát triển. Tuy nhiên, truyền thông cũng tác động đến việc con người ngày càng tiêu dùng nhiều hơn so với nhu cầu cần thiết. Con người ngày càng làm việc nhiều hơn để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng. Các giá trị vật chất ngày càng được xã hội đánh giá cao hơn các giá trị tinh thần. Sản xuất và tiêu dùng nhiều sẽ hủy diệt môi trường và tác động xấu đến đời sống của người dân.

Như vậy ta thấy với vai trò qua trọng của truyền thông như truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Theo đó sự ra đời của quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông  đầu tư chủ yếu vào viễn thông đem lại nhiều những tác động tích cực không chỉ cho nền kinh tế mà còn đối với xã hội Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng, tuy nhiên nếu đầu tư Quỹ ETF ngành công nghiệp truyền thông chúng ta nên có những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất để có thể thực hiện đầu tư tốt nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao, phat triển ngành công nghiêp truyền thông.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )