Quy định về hoãn phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính như thế nào?
Quy định về hoãn phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
kính chào luât sư. Tôi có một miếng đất được khai hoang từ năm 1981 theo lệnh của Nhà nước, chúng tôi đã làm thủ tuc đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan chính quyền thời đó và đã được Nhà nước cấp sổ đỏ vào năm 1996. Năm 2011, tôi bị một tổ chức tôn giáo khởi kiện ra tòa để đòi lại miếng đât vì theo họ, tư năm 1972, miếng đất ấy là của nghĩa địa. Bằng chứng duy nhất họ có là giấy khoán đất thời chế độ cũ (tuy nhiên đã bị thất lạc chưa tìm thấy). Sau nhiều lần hòa giai không thành, Tòa án quyết định mở phiên tòa vào ngày 15.9.2016 và phải hoãn lại 2 lần vì lý do để bổ sung chứng cứ. Tôi muốn hỏi Luật sư những vấn đề sau :
1. Về vấn đề vật chứng mà bên nguyên đơn yêu cầu hoãn phiên Tòa lại (giấy khoán đất chế độ cũ) có giá trị pháp lý không? Phiên tòa hoãn hai lần vì một lý do bổ sung vật chứng là có hợp lý không (trong khi họ gửi đơn kiện từ 2011)?
2. Thời hạn để đưa ra bản án trong trường hợp này có được pháp luật quy định không? (phiên tòa đã hoãn hơn hai tháng)
3. Trường hợp của tôi có được coi là bất động sản chiếm hữu liên tục trên 30 năm theo luật định không? (gia đình tôi sở hữu từ 1981 đến nay)
4. Trước khi tòa án thông báo có vụ kiên, gia đình tôi đã cắt một phần đất và bán cho một số người (tất cả đều phù hợp với quy định của pháp luật và có xac nhận của cơ quan Nhà nước), vậy giả sử tôi có thua kiện thì sẽ như thế nào? Kính mong quý luật sư dành chút thời gian tư vấn cho tôi. Trân trọng cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 về thời hạn hoãn phiên Tòa và quyết định hoãn phiên Tòa:
Xem thêm: Kiện đòi quyền sở hữu tài sản là tiền đóng góp xây dựng nhà ở
"1. Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
2. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
3. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.”
Có thể thấy, khi xem xét toàn bộ căn cứ để hội đồng xét xử có thể ra quyết định hoãn phiên tòa thì không có căn cứ nào về việc để bổ sung hồ sơ phải hoãn phiên tòa, giai đoạn bổ sung hồ sơ phải là trong giai đoạn xét hồ sơ khởi kiện của Thẩm phán, quyết định hoãn phiên tòa của Tòa án là không có căn cứ. Việc hoãn phiên Tòa hơn hai tháng cũng không phù hợp so với quy đinh của pháp luật vì thời hạn được hoãn chỉ là không quá một tháng. Và căn cứ để xác nhận việc bạn đã sử dụng đất ổn định lâu dài thì bạn cần xem xét quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
"1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm
2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên lai
b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;
c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;
… ".
Xem thêm: Tranh chấp đất đai khi đang tiến hành xây dựng
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc bạn cắt đất bán một phần khi đã có giấy triệu tập của Tòa là không đúng quy định của pháp luật, bởi vì khi đất đang có tranh chấp thì chủ sử dụng đất bị hạn chế về quyền của mình, và khi ra Tòa có thể Tòa sẽ tuyên bố giao dịch của bạn và người mua là vô hiệu. Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013:
"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong
Xem thêm: Khởi kiện về đất đai
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính."