Quy định về đăng ký khai tử và cấp giấy chứng tử. Trợ cấp đối với nhân thân của người được tặng huân chương kháng chiến.
Quy định về đăng ký khai tử và cấp giấy chứng tử. Trợ cấp đối với nhân thân của người được tặng huân chương kháng chiến.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Ông nội em là người có công với cách mạng và được huân chương kháng chiến hạng nhì? Nhưng khi ông mất, thì em còn quá nhỏ để biết việc giấy chứng tử đem đi làm giấy tờ nhận tiền có công ở Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội. Nay em cần giấy chứng tử bản chính, thì cô em lại nói là Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội giữ bản chính luôn? Theo em được biết, không có luật nào quy định giữ bản gốc, Trong trường hợp này em phải giải quyết ra sao ạ? Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Quy định về Giấy báo tử
Tại Luật hộ tịch 2014 có quy định về giấy báo tử như sau:
Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử lưu động
1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Căn cứ theo các quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền có đăng ký khai tử. Không rõ trước đây gia đình bạn đã làm thủ tục để hưởng chế độ gì chưa mà Giấy báo tử của ông bạn lại do Phòng thương binh và xã hội giữ. Do vậy bạn cần hỏi rõ về gia đình đã làm thủ tục để hưởng chế độ nào trước đây chưa? Nếu biết rõ là Phòng lao động thương binh và xã hội đang giữ bản gốc mà hiện tại bạn cần sử dụng giấy báo tử thì bạn cần liên hệ với Phòng lao động thương binh và xã hội để hỏi rõ về vấn đề này.
Thứ hai: Trợ cấp đối với nhân thân của người được tặng huân chương kháng chiến
Tại Điều 52 Nghị định 31/2013/NĐ-CP có quy định về chế độ ưu đãi như sau:
Điều 52. Chế độ ưu đãi
2. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến được hưởng chế độ ưu đãi từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định:
a) Trợ cấp hàng tháng.
Trường hợp sống cô đơn không nơi nương tựa được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn;
b) Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
>>> Luật sư tư vấn thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng tử: 1900.6568
Theo thông tin bạn trình bày ông bạn được tặng huân chương kháng chiến hạng nhì và ông bạn đã mất. Căn cứ theo quy định trên thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
Tại Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có quy định thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần như sau:
Xem thêm: Quy định về đăng ký hộ tịch tại khu vực biên giới
– Hồ sơ bao gồm:
+ Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
+ Giấy chứng tử;
+ Hồ sơ của người có công với cách mạng;
+ Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).
– Thủ tục như sau:
+ Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
Xem thêm: Quy định về đăng ký khai tử
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.