Bí mật nhà nước được hiểu như thế nào? Quy định về ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước? Xử phạt hành vi vi phạm quy định về ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước?
Hiện nay, vấn đề bí mật nhà nước là bí mật nhà nước là điều mà nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm trong đó có Việt Nam bởi vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước ảnh hưởng đến tình hình đất nước, an ninh, quốc gia,… Các thông tin, tài liệu mật, địa điểm, thời gian hay chỉ là những nói của cá nhân, tổ chức, cơ quan,… có nội dung quan trong liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại, ngoại giao,… mà Nhà nước chưa công bố hoặc không được công bố đều có thể ảnh hưởng đến tình hình đất nước. Vậy, Quy định về ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018;
– Nghị định 26/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Bí mật nhà nước được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018, Bí mật nhà nước được hiểu là các thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm vật, tài liệu, địa điểm, hoạt động, lời nói hoặc các dạng khác.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018, Bảo vệ bí mật nhà nước được hiểu là việc tổ chức, cá nhân, cơ quan sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 quy định nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
– Phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước;
– Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, cơ quan.
– Việc sử dụng, quản lý bí mật nhà nước bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng mục đích, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Chủ động kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
– Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
– Làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước;
– Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật; Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật;
– Mang vật, tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
– Trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu, lưu giữ, soạn thảo tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông, mạng máy tính.
– Sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, lạm dung, lợi dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để lưu giữ, soạn thảo, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
– Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện viễn thông, thông tin trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Khi chưa được người có thẩm quyền cho phép mà sử dụng thiết bị có tính năng thu, ghi hình, phát tín hiệu, ghi âm trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
– Phát tán, đăng tải bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
2. Quy định về ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước:
2.1. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước:
Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
– Danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập;
– Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị – xã hội;
– Danh mục bí mật nhà nước của Đảng thì Chánh Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm lập;
– Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
– Danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước do Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập;
– Danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý do Chánh án
Người lập danh mục bí mật nhà nước nêu trên có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Hồ sơ gửi Bộ Công an bao gồm:
– Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ;
– Dự thảo quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước;
– Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
– Bản sao ý kiến tham gia.
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn bản thẩm định của Bộ Công an phải gửi đến người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước.
Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, người lập danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, theo quy định nêu trên các cơ quan, người có thẩm quyền nêu trên phải tiến hành lập nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước.
2.2. Nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ bí mật nhà nước thì ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước phải bao gồm những nội dung sau:
Chương I: Quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp; thống kê, lưu giữ, bảo quản; vận chuyển, giao, nhận; mang ra khỏi nơi lưu giữ; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; điều chỉnh độ mật; giải mật; tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước; chế độ thông tin, báo cáo trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính và các nội dung có liên quan khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này được áp dụng thống nhất trong các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc ngành Tài chính.
Các tổ chức chính trị thuộc cơ quan, đơn vị (Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên) căn cứ quy định tại Quy chế này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
Chương II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
Điều 7. Cấp số và lưu hành tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 8. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 9. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 10. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 11. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
Điều 12. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
Điều 13. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 14. Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước
Điều 15. Điều chỉnh độ mật
Điều 16. Giải mật
Điều 17. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 18. Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Điều 19. Chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Điều 20. Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
Chương III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước
Điều 22. Tổ chức thực hiện
3. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về ban hành nội quy, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Đối với một trong những hành vi sau đây, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
– Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định của pháp luật;
– Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Sao, chụp, vận chuyển, lưu giữ, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
– Không bàn giao các vật, tài liệu chứa bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
– Mang vật, tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác mà không được phép của người có thẩm quyền;
– Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
– Xác định sai độ mật theo quy định của pháp luật;
– Xác định bí mật nhà nước đối với tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu chỉ độ mật lên tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
– Không xác định, đóng dấu chỉ độ mật bí mật nhà nước;…