Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Hoạt động Đảng Đoàn

Quy định tuổi Đảng viên? Hướng dẫn cách tính tuổi Đảng viên?

  • 18/02/202318/02/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    18/02/2023
    Hoạt động Đảng Đoàn
    0

    Tuổi đảng khá quan trọng đối với mỗi Đảng viên bởi vì tuổi đảng chính là một quá trình để nhà nước ghi nhận những phấn đấu, những cố gắng, nỗ lực và đóng góp cho Đảng và nước nhà của Đảng viên kể từ khi mà họ được kết nạp vào Đảng. Vậy cách tính tuổi Đảng như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quy định về tuổi Đảng viên:
      • 2 2. Tuổi Đảng viên được tính từ khi nào?
      • 3 3. Các quyền và nhiệm vụ của Đảng viên:

      1. Quy định về tuổi Đảng viên:

      Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chính là những chiến sĩ cách mạng có hoạt động trong đội tiên phong của chính giai cấp công nhân, của chính nhân dân lao động và của chính dân tộc Việt Nam, những chiến sĩ cách mạng đó sẽ suốt đời phấn đấu cho các mục đích, cho lý tưởng của Đảng, họ sẽ đặt lợi ích của Tổ quốc, đặt lợi ích của giai cấp công nhân và đặt lợi ích của nhân dân lao động lên trên chính lợi ích của cá nhân; họ sẽ chấp hành nghiêm chỉnh về Cương lĩnh chính trị, chấp hành nghiêm chỉnh về Điều lệ Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết của Đảng, của pháp luật của Nhà nước ta; họ có những lao động và hoàn thành tốt nhiệm các vụ được giao; họ có những đạo đức và có lối sống lành mạnh; họ sẽ gắn bó mật thiết với nhân dân; họ sẽ phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng và họ sẽ thực hiện giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

      Người vào Đảng phải thực hiện những vấn đề sau:

      – Phải có đơn tự nguyện để xin vào Đảng;

      – Phải báo cáo trung thực về lý lịch của mình với chi bộ;

      – Phải được hai Đảng viên chính thức giới thiệu:

      + Nơi mà có tổ chức là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì những người vào Đảng mà đang ở trong độ tuổi thanh niên thì những người đó phải là đoàn viên và họ phải được ban chấp hành đoàn cơ sở và phải có một Đảng viên chính thức thực hiện giới thiệu.

      + Còn ở các cơ quan, các doanh nghiệp nơi mà không có tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì những người vào Đảng phải là một người đoàn viên công đoàn và những người đó sẽ phải được ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải có một Đảng viên chính thức giới thiệu.

      Tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định về độ tuổi của người sẽ được xem xét để kết nạp đảng, theo đó người được xem xét kết nạp đảng phải là công dân của Việt Nam và người đó phải có độ tuổi từ mười tám tuổi trở lên. Tại Điều 1 của Quy định 24-QĐ/TW 2021 về việc thi hành Điều lệ Đảng có quy định rõ hơn về tuổi đời của người vào đảng, theo quy định tại điều này thì đối với người vào đảng thì tại thời điểm chi bộ xét kết nạp thì người vào Đảng phải là công dân Việt Nam có độ tuổi là đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). Đối với công dân Việt Nam trên 60 tuổi vẫn được kết nạp vào Đảng, nhưng những đối tượng này có mong muốn kết nạp vào đảng thì phải được cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Tại Điều 1 của Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 quy định một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng có quy định về tuổi đời đối với những công dân trên 60 tuổi có mong muốn kết nạp Đảng, cụ thể những đối tượng này mà mong muốn được kết nạp đảng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

      – Có sức khoẻ và có uy tín;

      – Những đối tượng này phải đang công tác, đang cư trú ở cơ sở mà chưa có tổ chức đảng, chưa có các Đảng viên hoặc là do yêu cầu đặc biệt;

      Xem thêm: Học cảm tình Đảng sau bao lâu được làm hồ sơ kết nạp Đảng viên?

      – Những đối tượng này được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đã đồng ý bằng văn bản trước khi mà cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

      2. Tuổi Đảng viên được tính từ khi nào?

      Tại Điều 5 của Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 quy định một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng có quy định về cách tính tuổi đảng cho Đảng viên, theo quy định tại điều này thì cách tính tuổi đảng cho Đảng viên được tính như sau:

      – Tuổi đảng của Đảng viên sẽ được tính kể từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp Đảng viên trừ khoảng thời gian Đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng. Thời gian mà Đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng là chính là khoảng thời gian mà:

      + Đảng viên bị khai trừ (kể cả trong trường hợp khai trừ có thời hạn theo đúng quy định của Điều lệ Đảng khoá II),

      + Khoảng thời gian Đảng viên bị xoá tên,

      + Khoảng thời gian mà Đảng viên mất liên lạc với các tổ chức đảng

      + Khoảng thời gian gián đoạn do Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng.

      – Trong trường hợp mà Đảng viên không có quyết định kết nạp Đảng viên hoặc là không còn lưu giữ được bản quyết định kết nạp thì sẽ lấy ngày vào Đảng của Đảng viên mà được ghi trong thẻ Đảng viên để tính

      Xem thêm: Xử lý trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3

      – Đối với những công dân mà đã bị đưa ra khỏi Đảng nhưng đã được cấp có thẩm quyền thực hiện thẩm tra, xác minh và kết luận là bị oan, sai và người đó từ khi bị đưa ra khỏi Đảng cho đến nay không vi phạm về tư cách Đảng viên thì sẽ được khôi phục quyền Đảng viên và trong trường hợp này tuổi Đảng viên sẽ được tính liên tục

      – Trong trường hợp Đảng viên được kết nạp lại thì phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình và báo cáo cho chi bộ. Sau đó chi bộ thực hiện thẩm tra, báo cáo với đảng ủy cơ sở, tiếp đó đảng ủy cơ sở sẽ thực hiện thẩm định, báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp sẽ thực hiện xem xét và ra quyết định tính lại tuổi đảng cho Đảng viên (đối với việc tính lại tuổi đảng đối với những Đảng viên bị khai trừ mà có thời hạn theo đúng quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian bị mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian bị gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng sẽ thực hiện theo quy định này). Đảng viên được kết nạp lại được công nhận chính thức thì đối với tuổi đảng sẽ tính từ ngày mà cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp lần đầu đối với Đảng viên đó, trừ khoảng thời gian mà họ không tham gia sinh hoạt đảng (trường hợp đặc biệt do chính Ban Bí thư xem xét, quyết định).

      3. Các quyền và nhiệm vụ của Đảng viên:

      Tại Điều 2, 3 của Điều lệ đảng cộng sản Việt Nam có quy định về các quyền và nhiệm vụ của Đảng viên, theo đó:

      Đảng viên có các nhiệm vụ sau đây:

      – Đảng viên phải tuyệt đối trung thành với những mục đích, những lý tưởng cách mạng của Đảng, Đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh về Cương lĩnh chính trị, về Điều lệ Đảng, về nghị quyết, về chỉ thị của Đảng, của pháp luật của Nhà nước; Đảng viên phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà họ được giao; Đảng viên phải phục tùng tuyệt đối về sự phân công và sự điều động của Đảng

      – Không ngừng học tập và rèn luyện, không ngừng nâng cao về trình độ kiến thức, không ngừng nâng cao về năng lực công tác, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phải có lối sống lành mạnh; thực hiện đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác. Đảng viên phải chấp hành đúng các quy định của Ban Chấp hành Trung ương về các điều Đảng viên không được phép làm.

      – Đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, phải tôn trọng và phát huy về quyền làm chủ của nhân dân; phải chăm lo đến đời sống vật chất, đến tinh thần và phải bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của nhân dân; phải tích cực tham gia vào công tác quần chúng, vào công tác xã hội nơi làm việc và tại nơi ở; phải thực hiện tuyên truyền vận động các gia đình và toàn nhân dân thực hiện về các đường lối, về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

      – Đảng viên phải tham gia xây dựng, tham gia bảo vệ đường lối và chính sách, tổ chức của Đảng; phải phục tùng kỷ luật, phải giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, phải trung thực với Đảng; phải làm công tác phát triển Đảng viên; phải sinh hoạt đảng và đóng đảng phí theo đúng quy định.

      Xem thêm: Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu năm của Đảng viên

      Đảng viên có các quyền sau đây:

      – Đảng viên được thông tin và được thảo luận về các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, về các Điều lệ Đảng, về đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng; Đảng viên được biểu quyết công việc của Đảng.

      – Đảng viên được có quyền ứng cử, được có quyền đề cử và được có quyền bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo đúng quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

      – Đảng viên được có quyền phê bình, chất vấn về các hoạt động của tổ chức đảng

      – Đảng viên được quyền trình bày các ý kiến khi tổ chức đảng thực hiện nhận xét, quyết định về công tác hoặc là thi hành kỷ luật đối với bản thân mình.

      Căn cứ pháp lý:

      – Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

      – Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

      Xem thêm: Đảng viên là gì? Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên?

      – Quy định 24-QĐ/TW 2021 về việc thi hành Điều lệ Đảng

        Xem thêm: Kỷ luật khiển trách Đảng viên? Khiển trách có được bổ nhiệm không?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đảng viên


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Báo cáo về việc thẩm định nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng viên

        Báo cáo về việc thẩm định nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng viên như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.

        Quy định về chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên khi nghỉ hưu

        Đảng viên là các cá thể tạo nên sức mạnh vững bền của Đảng. Trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, công dân phải chấp hành thực hiện sinh hoạt Đảng. Vậy quy định về chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên khi nghỉ hưu như thế nào?

        Biên bản họp tổ Đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm

        Hàng năm các chi bộ đều tiến hành việc đánh giá, chất lượng Đảng viên. Mục đích của việc đánh giá này là gì? Quy trình đánh giá được quy định như thế nào? Biên bản họp tổ Đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm ra sao?

        Mẫu góp ý Đảng viên cuối năm và cách góp ý đảng viên cuối năm

        Trong hoạt động và sinh hoạt Đảng, để Đảng viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, cuối năng, các cơ sở Đảng sẽ tiến hành góp ý. Dưới đây là bài phân tích về mẫu góp ý Đảng viên cuối năm và cách góp ý Đảng viên cuối năm. 

        Đảng viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi nào?

        Đảng viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi nào? Cách thức thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên?

        Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của Đảng viên là gì?

        Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của Đảng viên là gì? Nhiệm vụ của Đảng viên. Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của Đảng viên như thế nào?

        Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên mới nhất

        Đối tượng và khung tiêu chí đánh giá Đảng viên? Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên?

        Đảng viên có được nhập quốc tịch, định cư ở nước ngoài hay không?

        Đảng viên là gì? Đảng viên có được nhập quốc tịch, định cư ở nước ngoài hay không?

        Quy định về các tiêu chuẩn của đảng viên theo Điều lệ Đảng

        Quy định về các tiêu chuẩn đảng viên theo Điều lệ Đảng? Thời hạn tổ chức lễ kết nạp Đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của Đảng viên? Quyền lợi của Đảng viên?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ