Quy định của pháp luật về giám sát việc giám hộ. Việc giám sát giám hộ trên thực tế được thực hiện như thế nào? Các quy định về giám sát giám hộ.
“Điều 59. Giám sát việc giám hộ
1.
Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.2. Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Chế định giám hộ quy định trong “Bộ luật dân sự năm 2015” có nội dung xã hôi sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của xã hội và cộng đồng đối với việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Trước đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định giám sát việc giám hộ là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú và người cử người giám hộ, trong đó trách nhiệm của ủy ban nhân dân được đặt lên hàng đầu. Quy định như vậy nhằm thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với những người được giám hộ ,là những người mà khả năng tự bảo vệ mình bị hạn chế hoặc không có khả năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 đã khiến cho trách nhiệm của cơ quan nhà nước thật nặng nề và chưa đề cao trách nhiệm dân sự của những người có quan hệ gắn bó ruột thịt với người giám hộ. Hay nói cách khác, cơ quan nhà nước phải thực hiện thay các nghĩa vụ mang tính chất dân sự mà lẽ ra công dân phải thực hiện. Sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào các việc dân sự vừa gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, vừa tạo ra sự ỷ lại, tinh thần trách nhiệm của công dân đối với các quyền và nghĩa vụ dân sự.
>>> Luật sư
Chính vì thế, theo như quy định ở trên về giám sát việc giám hộ tại “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định rõ trước tiên trách nhiệm giám sát việc giám hộ thuộc về những người thân thích của người được giám hộ.
Chỉ trong trường hợp: không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị nơi cư trú của người giám hộ mới cử người giám sát việc giám hộ.
Yêu cầu đối với người giám sát việc giám hộ theo luật định phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ , như vậy mới có thể đảm nhiệm và thực hiện được công việc giám sát cũng như có khả năng chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.