Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết » Quần xã là gì? Quần xã sinh học là gì? Tính chất của quần xã?

Bạn cần biết

Quần xã là gì? Quần xã sinh học là gì? Tính chất của quần xã?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Quần xã là gì? Quần xã sinh học trong tiếng Anh là gì? Một số đặc trưng cơ bản của quần xã? Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật?

    Quần xã có ý nghĩa và những vai trò quan trọng trong đời sống. Quần xã chính là tập hợp các sinh vật khác loài nhưng lại sống trong một sinh cảnh được xác định, các sinh vật khác loài này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm quần xã. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quần xã là gì? Quần xã sinh học là gì? Tính chất của quần xã?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Quần xã là gì?
    • 2 2. Quần xã sinh học trong tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:
    • 4 4. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
    • 5 5. Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật:

    1. Quần xã là gì?

    Các loại sinh vật trên thế giới vẫn luôn luôn được tồn tại và phát triển ở trong môi trường cùng các mối quan hệ nhất định của nó. Trong đó, các thành phần trong quần xã cũng sẽ cho ta thấy được sự đa dạng của sinh học của trái đất. Khi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới tự nhiên, chúng ta sẽ sẽ thường bắt gặp các thuật ngữ quần xã.

    Quần xã chính là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến khi các chủ thực hiện việc nghiên cứu về khoa học tự nhiên. Trong khoa học tự nhiên, thuật ngữ quần xã sẽ được sử dụng khá phổ biến và nó gắn liền với việc tìm hiểu về sinh học với tên gọi là quần xã sinh học hay quần xã sinh vật.

    Quần xã sinh học (quần xã sinh vật) được hiểu cơ bản chính là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định.

    Từ định nghĩa quần xã, chúng ta chắc hẳn đều đã thấy rằng quần xã là một cộng đồng sinh thái rộng lớn, hay nói một cách khác thì đây chính là tập hợp các hệ sinh thái. Trong đó, hệ sinh thái được hiểu chính là một cộng đồng các sinh vật sống trong một khu vực địa lý nhất định bằng cách các sinh vật đó sẽ thực hiện tương tác với những thứ không sống trong khu vực cụ thể đó.

    2. Quần xã sinh học trong tiếng Anh là gì?

    Quần xã sinh học trong tiếng Anh là: Community.

    3. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:

    Thứ nhất là đặc trưng về tính đa dạng về loài của quần xã:

    Các quần xã thông thường sẽ có sự khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà các loài đó hiện đang cư trú. Đó là sự phong phú hay mức đa dạng về loài của quần xã. Tính đa dạng của quần xã cũng sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái mà chúng ta có thể kể đến, cụ thể như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi hay các vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.

    Bởi vì các nguyên nhân như nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới sẽ thông thường có nhiều loài hơn so với các quần xã được phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên, thì tất cả chúng đều sẽ phải chia sẻ nhau nguồn sống, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà số lượng cá thể của mỗi loài cũng sẽ phải giảm đi.

    Thứ hai là các đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:

    Thành phần loài trong quần xã thường thì sẽ được biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã này sẽ biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã nếu có thành phần loài càng lớn thì độ đa dạng càng cao.

    Các đặc điểm chủ yếu về thành phần loài bao gồm các đặc điểm cơ bản sau đây:

    – Loài ưu thế: Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã bởi vì những loài này thường sẽ có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thì sẽ thường là loài ưu thế, vì loài thực vật có hạt chủ yếu có những ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. Quần xã rừng thông với các cây thông cũng chính là loài chiếm ưu thế, các loài cây khác thông thường thì sẽ chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.

    – Loài thứ yếu: Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân cụ thể nào đó.

    – Loài ngẫu nhiên: Loài ngẫu nhiên có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của loài ngẫu nhiên lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã và cũng có những ý nghĩa nhất định.

    – Loài chủ chốt: Loài chủ chốt được hiểu là một hoặc một vài loài nào đó (thường thì sẽ là vật ăn thịt đầu bảng). Loài chủ chốt có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác cũng như loại này sẽ có vai trò duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài chủ chốt bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.

    – Loài đặc trưng: Loài đặc trưng sẽ chỉ có ở một quần xã nào đó. Cụ thể như cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

    Thứ ba là đặc trưng về sự phân bố của các trong không gian của quần xã:

    Sự phân bố các loài trong không gian của quần xã cũng sẽ làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và từ đó cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Có hai kiểu phân bố, cụ thể đó là:

    – Thứ nhất: Phân bố theo chiều thẳng đứng. Ví dụ cụ thể như là sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.

    – Thứ hai: Phân bố theo chiều ngang. Ví dụ cụ thể như phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đến sườn núi đến chân núi hay phân bố của sinh vật từ đất ven bờ biển đến vùng ngập nước ven bờ đến vùng khơi xa.

    Thứ tư là đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng trong quần xã:

    Quần xã sinh vật thông thường sẽ bao gồm nhiều nhóm có các quan hệ dinh dưỡng khác nhau:

    – Nhóm các sinh vật sản xuất sẽ bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.

    – Nhóm các sinh vật tiêu thụ sẽ bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

    – Nhóm sinh vật phân giải được hiểu là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm sinh vật phân giải này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất…

    Thứ năm là về cấu trúc không gian của quần xã:

    Thực tế thì ta thấy rằng, không gian quần xã gồm có hai vùng chính là vùng lõi và vùng đệm. Trong đó :

    – Vùng lõi, trong tiếng Anh là Core, và nó sẽ có vị trí như sau:

    + Nằm ở phía trung tâm của quần xã .

    + Vùng lõi được biết đến là nơi có điều kiện kèm theo sinh thái xanh không thay đổi và hệ động – thực vật đặc trưng cho từng quần xã .

    – Vùng đệm hay còn được gọi là vùng biên, trong tiếng Anh là Ecotone, có vị trí cụ thể như sau:

    + Vùng đệm nằm bao quanh trung tâm quần xã.

    + Vùng đệm cũng chính là nơi tiếp giáp giữa những quần xã khác nhau.

    4. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

    Các mối quan hệ sinh thái bao gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng, cụ thể:

    – Quan hệ hỗ trợ: có lợi hoặc ít nhất là không có hại cho loài khác trong mối quan hệ cụ thể như các quan hệ sau đây: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

    – Quan hệ đối kháng: được hiểu cở bản là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại cụ thể như các quan hệ sau đây: cạnh tranh, ký sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.

    Hiện tượng khống chế sinh học:

    Hiện tượng khống chế sinh học được hiểu cơ bản chính là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

    Trên thực tế, ứng dụng khống chế sinh học được sử dụng khá nhiều trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để nhằm mục đích có thể phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.

    5. Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật:

    Thông thường, ta nhận thấy rằng, quần xã sẽ có tính chất ổn định trong từng thời gian và được căn cứ vào thời gian tồn tại người ta phân ra quần xã nhất thời.

    Quần xã sinh vật được hiểu là một cấu trúc động, bởi vì có tác động qua lại giữa các loài trong quần xã với môi trường.

    Giữa các quần xã thì thông thường cũng sẽ xuất hiện các vùng chuyển tiếp gọi là vùng đệm gây ra tác động rìa.

    Mỗi quần xã sinh vật thì cũng sẽ đều có một vài quần thể ưu thế. Trong số các quần thể ưu thế thì thông thường sẽ có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã, chúng ta gọi đó là quần thể đặc trưng quần xã sinh vật.

    Cần lưu ý rằng, trong điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã sẽ có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì quần xã sẽ chỉ có một số ít quần thể thích nghi mới được tồn tại trong quần xã. Như vậy, ta thấy rằng, quần xã ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi thì có độ đa dạng cao, còn ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có độ đa dạng khá thấp.

    Trên thực tế thì mỗi một quần xã sinh vật sẽ đều có một cấu trúc đặc trưng và có liên quan tới sự phân bố cá thể của các quần thể trong không gian.

    Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật đó chính là kiểu phân tầng thẳng đứng ( cụ thể như ở rừng nhiệt đới có 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn, tầng cây bụi và tầng cỏ – dương xỉ).

    Hiện nay, trong lòng của mỗi quần xã sẽ thường xuyên xảy ra các mối quan hệ như là hỗ trợ, đối địch.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Sinh học


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Trùng biến hình là gì? Hình thức dinh dưỡng, cách sinh sản?

    Trùng biến hình là gì? Cấu tạo và di chuyển phương thức di chuyển của trùng biến hình? Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình?  Cách thức sinh sản của trùng biến hình là gì? Vai trò của trùng biến hình? So sánh trùng biến hình và trùng giày? Những câu hỏi và bài tập về trùng biến hình và trùng giày?

    Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì? Ví dụ, bài tập Sinh học 9

    Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì? Nguyên nhân dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Phân loại đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Cơ chế phát sinh của đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Một số ví dụ và bài tập về đột biến số lượng NST?

    Giới hạn sinh thái là gì? Ý nghĩa của quy luật giới hạn sinh thái?

    Giới hạn sinh thái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái? Thành phần của giới hạn sinh thái? Ý nghĩa của quy luật giới hạn sinh thái?

    Mã di truyền là gì? Lý thuyết về gen và mã di truyền – Sinh 12

    Mã di truyền là gì? Khái niệm về gen. Lý thuyết về gen và mã di truyền. Phương pháp giải các dạng bài tập về Gen.

    Đột biến gen là gì? Nguyên nhân và các dạng đột biến gen?

    Đột biến gen là gì? Nguyên nhân gây đột biến gen? Cơ chế phát sinh đột biến gen? Đột biến gen có những dạng nào? Hậu quả của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen? Các căn bệnh do đột biến gen?

    Thường biến là gì? Đặc điểm, ý nghĩa vai trò của thường biến?

    Thường biến là gì? Các đặc điểm của thường biến? Ý nghĩa của thường biến? Vai trò của thường biến?

    Đột biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến đầy đủ nhất?

    Đột biến là gì? Đột biến là một sự thay đổi xảy ra trong chuỗi DNA của chúng ta? Phân biệt thường biến và đột biến đầy đủ nhất?

    Phản xạ có điều kiện là gì? Phân biệt với phản xạ không điều kiện?

    Phản xạ có điều kiện là gì? Ví dụ về phản xạ có điều kiện? Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện? Phân biệt với phản xạ không điều kiện?

    Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam là gì? Lĩnh vực hoạt động là gì?

    Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam là gì? Lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam? Nhiệm vụ của Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ