Quân chủ đại nghị là gì? Tìm hiểu về chế độ quân chủ lập hiến?

Như chúng ta đã biết, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì trong quá trình lịch sử hình thành các quốc gia đó sẽ đều trải qua những thời kỳ khác nhau và các quốc gia cũng sẽ có sự hoàn thiện về chế độ chính trị cho đến ngày nay cũng là khác nhau. bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quân chủ đại nghị là gì?

1. Chế độ quân chủ là gì?

Chế độ quân chủ hay chúng ta còn được biết đến với tên gọi là chế độ quân quyền. Đây chính là một trong những hình thức chính thể khá phổ biến trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế thì chế độ quân chủ là một hình thức chính thể mà trong hình thức chính thể đó có vua hoặc nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước và vua hoặc nữ hoàng sẽ nắm giữ toàn bộ quyền lực và vua hoặc nữ hoàng có quyền chi phối tất cả các hoạt động trong xã hội. Quyền lực này của vua hoặc nữ hoàng sẽ được thừa kế theo hình thức cha truyền con nối. Vua hoặc nữ hoàng được người dân trong xã hội coi trọng và coi là con trời, thay trời để thực hiện việc trị quốc và vua hoặc nữ hoàng có sứ mệnh cai quản, trị vì đất nước. Cũng chính bởi vì thế mà đối với người dân trong quốc gia thì vua sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý hay biện pháp xử phạt nào.

Chế độ quân chủ hay chúng ta còn được biết đến với tên gọi là chế độ quân quyền là một hình thức chính thể thường gặp tại các nhà nước chủ nô, phong kiến và trong cả nhà nước tư sản với một mức độ phạm vi nhỏ hơn.

2. Quân chủ đại nghị là gì?

Quân chủ đại nghị là một hình thức nhà nước. Trong đó các chủ thể là những người đứng đầu nhà nước (cụ thể như vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.

Ta nhận thấy rằng, hiện nay, quân chủ đại nghị là một trong số những loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản phát triển cụ thể có thể kể đến như Anh, Nhật Bản, Bỉ và ở cả một số nước đang phát triển như Thái Lan, Camphuchia hay các quốc gia khác. Chính thể quân chủ đại nghị này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó thì ta nhận thấy nguyên tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận.

Các bộ trưởng trong chính thể quân chủ đại nghị sẽ có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua thực chất sẽ hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Hay nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì nhà vua hay nữ hoàng chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Nghị viện có quyền được luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng, thực chất thì cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển thì sẽ không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua sẽ còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (cụ thể như ở các nước Thái Lan, Nêpan, Malaixia hay một số các quốc gi khác).

3. Đặc điểm của Quân chủ đại nghị:

Một số điểm đặc biệt của hình thức quân chủ đại nghị được thể hiện cụ thể như sau:

– Nghị viện là cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền lập pháp, nghị viện có vị trí tối cao trong mối quan hệ với quyền hành pháp. Chủ thể là người đứng đầu nhà nước quân chủ đại nghị về mặt pháp lý sẽ là người có quyền cao nhất của nhà nước. Cụ thể là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

– Hình thức quân chủ đại nghị khác với các hình thức nhà nước khác thì đa số các vua của quân chủ đại nghị sẽ lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối và đây cũng là phương thức chủ yếu của hình thức quân chủ đại nghị. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thì sẽ thường lên ngôi bằng các con đường khác cụ thể như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

– Chính phủ của hình thức quân chủ đại nghị được thành lập dựa trên cơ sở Nghị Viện và chịu trách nhiệm trước Nghị Viện. Do nhà vua của hình thức quân chủ đại nghị chỉ có thể bổ nhiệm thủ tướng, các bộ trưởng theo đề nghị của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị Viện. Trong trường hợp Nghị Viện không tín nhiệm Chính phủ nữa thì Chính phủ phải từ chức.

– Vua là người đứng đầu Nhà nước trong hình thức quân chủ đại nghị , là biểu tượng của sự thống nhất  phi chính  trị và không thiên vị. Quyền lực của Vua chỉ mang tính chất tượng trưng, quyền lực thực chất thuộc về Chính Phủ và Nghị Viện.

– Quân chủ đại nghị thừa nhận chế độ đa đảng, các đảng trong hình thức quân chủ đại nghị được tổ chức chặt chẽ, thống nhất nhưng các đảng này lại không có cương lĩnh lâu dài và điều lệ.

4. Tìm hiểu về chế độ quân chủ đại nghị tại Anh:

Như chúng ta đã biết, Anh là một nước phát triển và có sức ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới. Nước Anh có biên giới chung với hai quốc gia khác trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại phía bắc – giáp Scotland và phía tây – giáp Wales. Anh cách Pháp qua eo biển Manche. Nước Anh là đất nước hải đảo nên nước Anh có đường bờ biển dài, giáp với biển Ireland, biển Bắc và biển Đại Tây Dương.

Nước Anh trong giai đoạn hiện nay thực chất không chỉ được biết đến như một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Vương quốc Anh là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ hai trong châu Âu chỉ sau Đức.

Thủ đô London của nước Anh là một trong ba trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới, cùng với đó là Thành phố New York và Tokyo. Đất nước xinh đẹp này cũng rất nổi tiếng với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và đây cũng chính là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng bậc nhất của châu Âu. Đặc biệt là chế độ quân chủ đại nghị tại Vương quốc này.

Chế độ quân chủ đại nghị tại Anh đã tồn tại lâu đời và là điển hình của các quốc gia theo chế độ này. Nhà vua hay nữ hoàng của nước Anh với tư cách là nguyên thủ quốc gia được duy trì theo nguyên tắc truyền ngôi. Tuy nhiên cùng với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, nhà vua hay nữ hoàng dần phải nhường các quyền lập pháp cho Nghị viện và hành pháp cho Quốc Hội. Nhà vua của nước Anh chỉ còn giữ chút ít quyền hành tượng trưng. Nhà vua hay nữ hoàng sẽ không phải chịu trách nhiệm với đất nước.

5. Tìm hiểu về sự phân phối chế độ quân chủ lập hiến:

Trên thực tế thì cũng giống như cách thức mà quyền hạn và nhiệm vụ của tổng thống Hoa Kỳ được mô tả trong Hiến pháp Hoa Kỳ, ta nhận thấy rằng, quyền hạn của quốc vương, với tư cách là nguyên thủ quốc gia đã được liệt kê trong hiến pháp của một chế độ quân chủ lập hiến cụ thể.

Trong đa số các chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực chính trị của các quốc vương, nếu có thì sẽ là rất hạn chế và nhiệm vụ của các quốc vương chủ yếu là nghi lễ. Thay vào đó, quyền lực thực sự của chính phủ sẽ được thực hiện bởi quốc hội hoặc quyền lực thực sự của chính phủ sẽ được thực hiện bởi cơ quan lập pháp tương tự do thủ tướng giám sát. Trong khi quốc vương có thể được công nhận là nguyên thủ quốc gia mang tính biểu tượng và chính phủ về mặt kỹ thuật có thể hoạt động dưới danh nghĩa nữ hoàng hoặc vua thì thủ tướng sẽ là người thực sự điều hành đất nước.

Thực chất của chế độ quân chủ đó là sự thỏa hiệp giữa việc đặt niềm tin mù quáng vào dòng dõi của vua và hoàng hậu, những người được thừa kế quyền lực của vua và hoàng hậu và niềm tin vào sự khôn ngoan chính trị của những chủ thể là những người bị cai trị, các chế độ quân chủ lập hiến hiện đại thường là sự pha trộn giữa chế độ quân chủ và dân chủ đại diện để nhằm mục đích có thể bảo được được sự vững mạnh và phát triển của đất nước.

Ta nhận tháy rằng, chế độ quân chủ lập hiến bên cạnh vai trò là biểu tượng sống động của sự thống nhất, niềm tự hào và truyền thống dân tộc, chế độ quân chủ lập hiến – tùy thuộc vào hiến pháp – có thể có quyền giải tán chính phủ nghị viện hiện tại hoặc đồng ý của hoàng gia đối với các hành động của quốc hội. Sử dụng hiến pháp của Anh làm ví dụ cụ thể, chủ thể là nhà khoa học chính trị người Anh Walter Bagehot đã có thể liệt kê ba quyền chính trị chính dành cho một quân chủ lập hiến cụ thể đó là các quyền được tham vấn, quyền khuyến khích và quyền cảnh báo.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )