Phương thức đặt giá xuống là gì? Qui định về phương thức đặt giá xuống

Tìm hiểu về bán đấu giá tài sản? Tìm hiểu về phương thức đặt giá xuống?

Bán đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản công khai để nhằm mục đích cho nhiều người có thể được tham gia trả giá để có thể mua một tài sản. Hiện nay hoạt động đấu giá tài sản trở nên rất phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn. Có hai phương thức đấu giá đó là phương thức đặt giá xuống và phương thức trả giá lên. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến phương thức đặt giá xuống.

1. Tìm hiểu về bán đấu giá tài sản:

Ta hiểu về bán đấu giá tài sản như sau:

Đấu giá tài sản được xem là một hình thức bán tài sản thông qua các thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua, cũng như người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Toà án hoặc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cũng có thể là tự nguyện theo như đúng nhu cầu của chủ sở hữu tài sản. Các chủ thể là người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc là sẽ bán đấu giá tài sản thông qua người bán đấu giá. Ở Việt Nam, các chủ thể là những người thực hiện bán đấu giá là những trung tâm dịch vụ bán đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lí hoặc là thương nhân hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Đấu giá có thể thực hiện dưới phương thức đấu tăng giá hoặc là đấu hạ giá. Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ có quy định về đấu tăng giá. Thông thường, để các chủ thể có thể thực hiện đấu giá tài sản, chủ thể là người bán đấu giá sẽ cần đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán, cũng như phải trưng bày tài sản để cho những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua tài sản đó sẽ tham gia trả giá theo đúng thủ tục nhất định. Chủ thể là người trả giá cao nhất là người sẽ dành được quyền mua tài sản. Điều 451 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau: - Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Bán đấu giá tài sản được hiểu là một hình thức bán tài sản công khai để nhằm mục đích có thể cho nhiều người có thể cùng tham gia trả giá mua một tài sản. Những chủ thể là những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Khoản tiền này được nộp nhằm mục đích có thể ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá tài sản hoặc có thể không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng. Khi tham gia đấu giá tài sản, người nào trả mức giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó sẽ được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn mức giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành, đồng thời sẽ được tổ chức lại. Dựa vào hình thức cụ thể này, quyền lợi của chủ thể là người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp, quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng nhanh chóng.

2. Tìm hiểu về phương thức đặt giá xuống:

2.1. Khái niệm phương thức đặt giá xuống:

Phương thức đặt giá xuống là một phương thức đấu giá trong hai phương thức đấu giá hiện nay, theo đó những đấu giá viên của buổi đấu giá sẽ đặt giá từ cao xuống thấp cho đến khi xác định được người chấp nhận mức giá do đấu giá viên đưa ra.

Phương thức đặt giá xuống được hiểu là phương thức đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn giá khởi điểm là người có quyền mua hàng. Tại phiên đấu giá, người điều hành nêu giá khởi điểm cao nhất đối với hàng hóa sau đó hạ dần xuống từng mức giá để người tham gia đấu giá sẽ đặt giá. Nếu mức giá được nêu ra không có ai trả giá thì người điều hành tiếp tục đặt giá xuống. Hàng hóa đấu giá sẽ được bán cho người mua chấp nhận ngay giá khởi điểm hoặc ở một mức giá nhất định thấp hơn giá khởi điểm của hàng hóa.

Đấu giá theo phương thức đặt giá xuống được bắt nguồn từ Hà Lan, các chủ thể là người ta còn gọi đấu giá theo phương thức Hà Lan. Ưu điểm của phương thức đặt giá xuống chỉ đấu giá đối với loại hàng hóa nhất định, thường là hàng hóa giống nhau, có số lượng lớn và mau hỏng. Bởi vì tính chất của hàng hóa đấu giá mà phương thức đặt giá xuống thường do các chủ thể là những nhà tổ chức đấu giá lớn và chuyên nghiệp thực hiện.

Cuộc đấu giá sẽ được tổ chức công khai, hàng hóa được trưng bày tạo điều kiện cho người tham gia xem xét, đánh giá hàng hóa. Mức độ cạnh tranh trong mua bán hàng hóa của phương thức đặt giá xuống phụ thuộc vào mức đặt giá giảm của người mua. Tuy nhiên, phương thức đặt giá xuống cũng có nhiều hạn chế vì nó khó tổ chức và chỉ được đảm bảo diễn ra trong một thời gian ngắn. Vì vậy, số lượng những chủ thể là người tham gia thưởng ít và khó xác định được giá trị thực của hàng hóa đấu giá.

2.2. Quy định cụ thể về phương thức đặt giá xuống:

Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá:

Chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và các bước như sau:

- Đấu giá viên đưa ra giá để người tham gia đấu giá chấp nhận giá. Người chấp nhận giá khởi điểm là người trúng đấu giá.

- Đấu giá viên công bố mức giảm giá và tiến hành đấu giá tiếp trong trường hợp không có người nào chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm. Người chấp nhận mức giá đã giảm là người trúng đấu giá.

- Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm thì đấu giá viên sẽ có trách nhiệm cần tổ chức bốc thăm để nhằm chọn ra người trúng đấu giá.

Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá:

Việc chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống được thực hiện cụ thể như sau:

- Chủ thể là người tham gia đấu giá được phát một tờ phiếu chấp nhận giá, ghi việc chấp nhận, giá khởi điểm mà đấu giá viên đưa ra vào phiếu của mình. Hết thời gian ghi phiếu, đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá nộp phiếu chấp nhận giá hoặc bỏ phiếu vào hòm phiếu; kiểm đếm số phiếu phát ra và số phiếu thu về.

- Đấu giá viên công bố việc chấp nhận giá của từng người tham gia đấu giá với sự giám sát của ít nhất một người tham gia đấu giá.

- Đấu giá viên công bố người chấp nhận giá khởi điểm và công bố người đó là người trúng đấu giá. Trường hợp không có người nào chấp nhận giá khởi điểm thì đấu giá viên công bố mức giảm giá và tiến hành việc bỏ phiếu với mức giá đã giảm.

- Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng chấp nhận giá khởi điểm hoặc giá đã giảm thì đấu giá viên sẽ có trách nhiệm cần tổ chức bốc thăm để nhằm có thể chọn ra người trúng đấu giá.

Chỉ có một người đăng kí tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá:

Trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng kí tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng kí tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá và chấp nhận giá khởi điểm hoặc chấp nhận mức giá sau khi đã giảm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản.

Rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận:

Tại cuộc đấu giá thực hiện theo phương thức đặt giá xuống, chủ thể là người chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm mà rút lại giá đã chấp nhận trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người xin rút đó.

Từ chối kết quả trúng đấu giá:

Trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức đặt giá xuống, sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và cuộc đấu giá sẽ bắt đầu từ giá của người từ chối kết quả trúng đấu giá.  Đối với trường hợp không có người đấu giá tiếp thì cuộc đấu giá được xem là không thành.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )