Phương pháp số dư điều chỉnh là gì? Đặc điểm và ưu điểm, nhược điểm

Tìm hiểu về phương thức số dư điều chỉnh? Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp?

Kế toán được đánh giá là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều có các phương pháp kế toán cho doanh nghiệp mình. Phương pháp số dư điều chỉnh là một trong số đó. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về phương pháp này.

1. Tìm hiểu về phương thức số dư điều chỉnh:

Khái niệm phương pháp số dư điều chỉnh:

Kế toán được hiểu chính là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng, do đó có phương pháp riêng. Với đặc trưng của đối tượng kế toán mang tính 2 mặt (Tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản), tính đa dạng tính biến động và yêu cầu của thông tin kế toán, kế toán lấy triết học biện chứng làm cơ sở lý luận, kinh tế chính trị học làm cơ sở phương pháp luận hình thành hệ thống phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán là các phương thức, biện pháp kế toán sử dụng để thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, sự biến động của tài sản và các quá trình hoạt động kinh tế tài chính nhằm mục đích để có thể đáp ứng yêu cầu quản lý.

Phương thức số dư điều chỉnh được biết đến chính là một phương pháp kế toán, mà các khoản phí tài chính được tính dựa trên số tiền còn nợ vào cuối chu kì thanh toán hiện tại trên thẻ tín dụng.

Phương thức số dư điều chỉnh trong tiếng Anh là gì? Phương thức số dư điều chỉnh trong tiếng Anh là Adjusted Balance Method. Phương pháp số dư điều chỉnh hoạt động như thế nào?

Phương pháp số dư điều chỉnh được sử dụng để nhằm mục đích chính đó là để có thể tính lãi tiền nợ cho đa số các tài khoản tiết kiệm cũng như tiền lãi của một số tổ chức phát hành thẻ tín dụng.

Sử dụng phương pháp số dư điều chỉnh, tiền lãi kiếm được trong tài khoản tiết kiệm sẽ được tính vào cuối tháng sau khi tất cả các giao dịch, gồm vay và cho vay, được thông báo đến tài khoản.

Tài khoản thẻ tín dụng sẽ tính toán chi phí tài chính nhờ sử dụng phương pháp số dư điều chỉnh kết hợp với thời gian ân hạn.

Phương pháp số dư điều chỉnh ra đời đã giúp các chủ thể là những người dùng giảm phí trên tài khoản tiết kiệm và thẻ tín dụng.

Sử dụng phương pháp số dư điều chỉnh:

Dưới đây là một ví dụ cụ thể được sử dụng về cách thức hoạt động của phương pháp số dư điều chỉnh:

Giả sử một người có số dư thẻ tín dụng $10.000 vào cuối chu kì thanh toán. Trong kì thanh toán tiếp theo, chủ thể đó đã thanh toán cho số dư $1.200 và cũng nhận lại tiền hoàn trả cho một giao dịch là $200.

Giả sử chủ thể đó không thực hiện bất kì giao dịch nào khác trong khoảng thời gian đó, số dư điều chỉnh của tài khoản cho các mục đích tính toán chi phí tài chính sẽ là $10.000 - $1.200 - $200 = $8,600, thay vì dựa trên $10.000 lúc đầu kì.

Ưu điểm của Phương pháp số dư điều chỉnh:

Các chủ thể là những người tiêu dùng có thể có chi phí lãi vay thấp hơn đáng kể với phương pháp số dư điều chỉnh. Phí tài chính chỉ được tính trên số dư cuối kì, dẫn đến chi phí lãi suất thấp hơn so với các phương pháp tính phí tài chính khác, chẳng hạn như phương pháp số dư trung bình hàng ngày (Average daily balance) hay phương pháp số dư kì trước (Previous balance method).

Thông thường, các tổ chức phát hành thẻ tín dụng phải tiết lộ cho người tiêu dùng phương pháp tính phí tài chính cũng như lãi suất, lệ phí định kì hàng năm và các điều khoản khác. Ngoài thẻ tín dụng và tài khoản tiết kiệm, phương pháp số dư điều chỉnh cũng được sử dụng để tính phí cho các loại nợ xoay vòng khác.

2. Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp:

Ta hiểu về kế toán như sau:

Kế toán được biết đến chính là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn.

Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.

Khi hoạt động trong doanh nghiệp, kế toán sẽ đảm nhận những vai trò sau:

Vai trò của tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán trong mỗi công ty là rất quan trọng. Nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan. Tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán còn bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò chính là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò là cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán, duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò giám sát và quản lý hoạt động, cung cấp một kết quả tài chính rõ ràng, không thể chối cãi được.Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.

- Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò đó chính là người thường xuyên cập nhật thông tin về tài chính và các thông tin liên quan tới cổ đông trong và ngoài công ty (quyền và trách nhiệm mới, các văn bản về luật, chủ nợ, nhà băng, nhà đầu tư…) theo một cách thức tạo dựng sự tin tưởng cao nhất từ phía đối tác dành cho doanh nghiệp…

Có thể thấy, vai trò của kế toán trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển lâu dài nếu như không có bộ phận kế toán. Nhưng đối với các công ty vừa và nhỏ, việc thuê được nhân sự kế toán giỏi là điều không mấy khả quan vì nguồn vốn công ty không đủ đáp ứng.

Vai trò của kế toán đối với Nhà nước:

Nhờ kế toán, Nhà nước có thể theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh để từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Nhờ số liệu kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.

Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra một cách tính thuế tốt nhất hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế.

Kế toán cung cấp các dữ liệu hữu ích cho các quyết định kinh tế, chính trị, xã hội … xác định được khả năng trách nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ liệu hừu ích cho việc đánh giá khả nang tổ chức và lãnh đạo.

Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán lưu ý với chính quyền trong việc soạn thảo và ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình thương mại và kinh tế nước nhà. Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chính của ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tê nước nhà, biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, doanh nghiệp đồng thời biết được nguồn lợi về thuế sẽ thu được cho ngân sách.

Tóm lại, từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy rằng, kế toán rất hữu ích cho doanh nghiệp và Nhà nước.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )