Phương pháp liên hệ là gì? Tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Khái quát về việc phân tích hoạt động kinh doanh? Phương pháp liên hệ?

Phân tích hoạt động kinh doanh được hiểu cơ bản là quá trình nghiên cứu nhằm mục đích chính là để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đề ra các phương án và giải pháp để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để phân tích hoạt động kinh doanh thì cần có các phương páp cụ thể. Một trong số đó cần phải kể đến phương pháp liên hệ.

1. Khái quát về việc phân tích hoạt động kinh doanh:

1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Phân tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó.

Từ khái niệm được nêu trên, ta nhận thấy, phân tích hoạt động kinh doanh được hiểu cơ bản là quá trình nghiên cứu để nhằm mục đích đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp dựa trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Trong khoảng thời gian trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích kinh doanh đã hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập nhằm mục đích chính là để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các chủ thể là nhà quản trị.

Phân tích như là một hoạt động thực tiễn bởi vì hoạt động phân tích luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, việc phân tích kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, việc phân tích kinh doanh cũng chính là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh:

Phân tích hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay luôn được đánh giá là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.

Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp thì chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Chính bởi vì vậy, có thể xem đây là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

Phân tích kinh doanh còn góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

Phân tích kinh doanh cũng chính là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, phân tích kinh doanh cũng là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh còn được đánh giá là biện pháp quan trọng để nhằm mục đích phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.

2. Phương pháp liên hệ:

Khái niệm phương pháp liên hệ và tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

Phương pháp liên hệ được hiểu là một trong những phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế về bản chất đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận, các cơ quan, các chức năng,...

Để nhằm mục đích có thể lượng hóa các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp như phương pháp chi tiết, phương pháp cân đối..., trong phân tích sẽ còn cần phải sử dụng phổ biến các nghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi tuyến tính.

- Liên hệ cân đối: được hiểu là phương pháp dựa vào các mối liên hệ cân đối vốn có giữa các mặt, các hiện tượng, các quá trình để tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Như cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, số dư đầu kì cộng phát sinh tăng bằng số dư cuối kì cộng phát sinh giảm, cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa chi phí và kết quả…

- Liên hệ trực tuyến: được hiểu là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa chỉ tiêu phân tích.

Ví dụ cụ thể như lợi nhuận có quan hệ thuận với lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán nhưng lại có quan hệ nghịch với giá thành, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp và thuế. Theo liên hệ tuyến tính sẽ có hai loại chủ yếu như sau:

+ Liên hệ trực tiếp: được hiểu là mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố được xác định mức độ ảnh hưởng một cách trực tiếp, không cần thông qua một chỉ tiêu trung gian nào khác, như: lợi nhuận với giá bán, giá thành, chi phí…

+ Liên hệ gián tiếp: được hiểu là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng.

- Liên hệ phi tuyến tính: được hiểu là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỉ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi như liên hệ giữa lượng vốn sử dụng với sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn, liên hệ giữa năng suất thu hoạch với số năm canh tác.

Từ những phân tích được nêu trên, ta nhận thấy, phương pháp liên hệ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phương pháp liên hệ sẽ cho thấy sự liên quan giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và từ đó góp phần vào việc thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sơ doanh nghiệp.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan:

- Phương pháp cân đối:

Phương pháp cân đối sẽ dựa trên cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ cụ thể như giữa tài sản với nguồn vốn hình thành; giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả…

Khác với phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối thực tế sẽ được sử dụng nhằm mục đích chính là để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích.

Để tính ảnh hưởng của nhân tố nào đó chỉ việc tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch (kì gốc) của bản thân nhân tố đó mà không cần quan tâm đến các nhân tố khác.

- Phương pháp chi tiết:

Phương pháp chi tiết được hiểu cơ  bản là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh trong thực tiễn sẽ đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau.

+ Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận cấu thành, từng bộ phận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh.

Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh.

Ví dụ cụ thể như tong phân tích chỉ tiêu giá thành bao gồm các bộ phận như: chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, chi phí tiền lương, khấu hao thiết bị máy móc, chi phí sản xuất chung…

Đến lượt mình từng bộ phận lại bao gồm nhiều chi tiết cụ thể khác nhau. Cụ thể như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ của nhân viên quản lí phân xưởng, bao mòn tài sản cố định dùng chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lí phân xưởng…

+ Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thông thường sẽ không đồng đều.

Ví dụ cụ thể như trong quá trình sản xuất, sản lượng sản phẩm thực hiện từng tháng, từng quý trong năm không đều nhau. Cũng giống như trong thương mại, doanh số mua bán từng thời gian trong năm cũng không bằng nhau.

Việc phân tích chi tiết theo thời gian sẽ góp phần giúp ta có thể đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kì khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh.

+ Chi tiết theo địa điểm: kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ đội sản xuất hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết theo địa điểm sẽ góp phần giúp chúng ta có thể thực hiện đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )