Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Hàng hóa

Phổ thông hóa là gì? Đặc điểm, thách thức và lợi ích mang lại cho người tiêu dùng

  • 11/11/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    11/11/2021
    Hàng hóa
    0

    Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ? Phổ thông hóa?

      Để các doanh nghiệp có thể duy trì thành công khi ra mắt các các sản phẩm, các công ty sẽ phải tạo lập những sản phẩm đó bằng một quy trình phát triển sản phẩm được thực hiện một cách cẩn thận. Nhưng đa số các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một vấn đề đó là mặc dù họ phải phát triển sản phẩm mới, nhưng tỷ lệ thành công của sản phẩm rất mong manh. Trong số hàng nghìn sản phẩm tham gia vào quá trình này, chỉ có một số ít tiếp cận thị trường, đặc biệt là đối với các sản phẩm đã phổ thông hóa thì việc sản xuất và đem lại lợi nhuận chính là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp.

      Chính bởi vì thế mà điều quan trọng để các sản phẩm phổ thông hoá của các doanh nghiệp trở nên vượt trội đó là các doanh nghiệp đó cần phải hiểu người tiêu dùng, thị trường và đối thủ cạnh tranh để phát triển các sản phẩm mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng. Thuật ngữ phổ thông hóa về bản chất là để  chỉ một quá trình trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ trở nên tương đối không thể phân biệt được với các dịch vụ tương tự của công ty đối thủ.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ:
      • 2 2. Phổ thông hóa:

      1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ:

      Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Sự phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong những năm gần đây đã từng bước hoàn thiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường.

      Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ:

      Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các chủ thể khi trực tiếp tham gia vào lưu thông hàng hóa chủ yếu là thương mại quốc doanh và tập thể. Thương mại tư bản tư doanh bị xóa bỏ, hoạt động thương mại được quy định cụ thể theo chỉ tiêu kế hoạch.

      Việc chuyển từ mua bán hàng hóa từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường. Thực hiện tự do hóa, thương mại hóa đã làm cho hàng hóa lưu thông giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của nước ta.

      Hoạt động kinh doanh trên thị trường được phân loại theo tổ chức sử dụng và hình thành hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại mặt hàng như doanh nghiệp hàng tiêu dùng, doanh nghiệp vật tư xây dựng,…

      Nhà nước thực hiện quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ qua các Bộ: Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương. Qua các chỉ tiêu pháp lệnh cụ thể, các doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ theo chỉ tiêu định sẵn. Việc hình thành quá trình sản xuất kinh doanh như vậy trên thực tế đã tạo nên một thực trạng là cung-cầu gặp gỡ nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường.

      Các sản phẩm được tạo ra từ mục đích nhằm để phục vụ nhu cầu của con người đã dần trở thành sản phẩm không thể thiếu và từ đó đã trở nên phổ thông hoá trong đời sống con người. Các sản phẩm này được nhiều công ty sản xuất với mẫu mã, kiểu dáng tương tự nhau, khiến người tiêu dùng khó phân biệt giữa các loại sản phẩm này.

      Điểm đáng chú ý của thị trường hàng hóa và dịch vụ:

      Xem thêm: Quản lý thị trường có được khám nhà, kiểm tra kho không?

      – Quá trình xã hội hóa về tư liệu sản xuất sẽ được thực hiện dưới hai hình thức sở hữu cơ bản đó chính là toàn dân và tập thể. Hoạt động thương mại được tiến hành theo địa chỉ cụ thể và giá cả, chỉ tiêu kế hoạch. Thị trường cũng được tổ chức theo kinh doanh và hình thành cơ bản theo địa giới hành chính.

      – Sự tách dần các loại hàng hóa theo tính chất sử dụng và khu vực địa lý như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lưu thông trong nước và lưu thông ngoài nước tạo nên các doanh nghiệp riêng.

      – Thị trường hàng hóa được tổ chức theo đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như thị trường xi măng, thị trường nông sản,…

      – Quản lý Nhà nước đối với thị trường và thương mại vẫn chưa thống nhất, còn phân tán ở các Bộ như Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương, thị trường hàng hóa và dịch vụ còn kém phát triển.

      – Các chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, xóa bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa, khuyến khích liên doanh, thực hiện đa phương hóa.

      – Quá trình phổ thông hóa các sản phẩm, dịch vụ diễn ra ngày càng phổ biến, tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp nhưng lại mang đến cho người tiêu dùng những lợi ích nhất định.

      2. Phổ thông hóa:

      Khái niệm phổ thông hoá:

      Thuật ngữ phổ thông hóa được sử dụng nhằm mục đích dùng để chỉ một quá trình trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ trở nên tương đối không thể phân biệt được với các dịch vụ tương tự của công ty đối thủ.

      Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

      Nói tóm lại thì các sản phẩm phổ thông hóa trong các danh mục cụ thể rất giống nhau đến mức chỉ phân biệt được bằng mức giá.

      Quá trình phổ thông hóa diễn ra toàn bộ trên hàng tiêu dùng, từ bàn phím máy tính, đến các chương trình phần mềm quản lí các quy trình phức tạp, như quản lí chuỗi cung ứng và kế toán doanh nghiệp.

      Phổ thông hóa trong tiếng Anh là gì?

      Phổ thông hóa trong tiếng Anh là Commoditize.

      Đặc điểm quá trình phổ thông hóa:

      Quá trình dẫn đến phổ thông hóa thông thường bắt đầu khi một công ty giới thiệu sản phẩm mới mang tính cách mạng hoặc cải tiến đáng kể một sản phẩm đã có.

      Trong cả hai trường hợp, đưa ra mức giá cao hơn chính là việc hợp lí nhằm mục đích để giải đáp các câu hỏi nghi ngờ sản phẩm.

      Ví dụ cụ thể thì vào năm 2007, Apple  đã giới thiệu iPhone ra thị trường, vốn tự hào với các tính năng khác biệt như giao diện màn hình cảm ứng, cũng như khả năng đa nhiệm cho phép chủ sở hữu lướt web trong khi thực hiện cuộc gọi điện thoại.

      Xem thêm: Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không có hóa đơn?

      Trước khi tất cả các tính năng này được phổ thông hóa, iPhone vốn đã nổi bật so với tất cả các điện thoại di động khác trên thị trường. Và các chủ thể là người tiêu dùng điện thoại di động vẫn xếp hàng, chi ra số tiền lớn để có cơ hội sở hữu công nghệ tiên tiến như vậy.

      Khi các công ty đối thủ bắt đầu sao chép các tính năng điện thoại di động tiên tiến của Apple, các chức năng độc nhất vô nhị đã trở thành xu hướng chủ đạo và có ở khắp mọi nơi, và đó được gọi là phổ thông hóa.

      Trong khi đó, Apple tiếp tục tạo sự khác biệt cho iPhone của mình bằng cách thường xuyên phát hành các phiên bản cập nhật, với các chức năng mới thú vị mà không có trong đối thủ.

      Ví dụ cụ thể là vào năm 2011, Apple đã giới thiệu iPhone 4s, mẫu điện thoại này đã có sự góp mặt của trợ lí kĩ thuật số được kích hoạt bằng giọng nói, Siri. Công nghệ chưa từng thấy này đã làm iPhone khác biệt với các mẫu cạnh tranh và thu hút được tiếng vang lớn từ khách hàng cũng như giới truyền thông.

      Thách thức trong ngành phổ thông hóa:

      Các sản phẩm thiếu tính năng khác biệt với đối thủ có xu hướng giảm giá và gây ra biên lợi nhuận giảm dần. Do đó, các công ty cố gắng trì hoãn việc phổ thông hóa, càng lâu càng tốt, để duy trì sự đặc biệt trong dịch vụ, sản phẩm của họ.

      Công ty có thể trì hoãn việc phổ thông hóa là bằng cách kết hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ được thương mại hóa của mình với các dịch vụ liên quan, để tạo ra sản phẩm kết hợp độc đáo.

      Ví dụ cụ thể các công ty truyền hình cáp thường kết hợp những thứ có tính phổ thông hóa, như điện thoại cố định kết hợp với các dịch vụ internet và truyền hình.

      Xem thêm: Thủ tục để doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào thị trường nội địa

      Đối với nhóm sản phẩm này, được kết hợp với giá hấp dẫn, có thể giúp một công ty làm giảm đi quá trình phổ thông hóa.

      Các công ty cũng có thể trì hoãn việc phổ thông hóa bằng cách tiếp thị các sản phẩm với các mức độ khác nhau của dịch vụ sau khi mua hàng.

      Ví dụ cụ thể các hãng hàng không thương mại như Delta Air Lines (DAL) và American Airlines (AAL) của Mỹ cung cấp cho thương nhân là thành viên cao cấp được tiếp cận phòng chờ sân bay tư nhân.

      Tại một số địa điểm nhất định, thành viên cao cấp cũng có thể tận hưởng các đặc quyền như đồ ăn nhẹ cho người sành ăn, hỗ trợ du lịch cá nhân và phòng tắm vòi sen,

      Lợi ích của phổ thông hóa cho người tiêu dùng:

      Bởi vì bản thân các sản phẩm về cơ bản là giống hệt nhau, phổ thông hóa chỉ đơn giản là quá trình ra quyết định của người tiêu dùng: họ có thể mua hàng chỉ dựa trên giá cả.

      Ví dụ cụ thể như một quả cam có giá 20 nghìn đồng tại một cửa hàng có thể có vị giống như một quả cam có giá chỉ 5 nghìn đồng mua từ một người bán hàng rong trên phố.

      Khi các công ty cạnh tranh bán các sản phẩm phổ thông hóa, các chủ thể là người tiêu dùng có thể sẽ được hưởng các ưu đãi, cụ thể như bán hàng theo chủ đề ngày lễ, khuyến mãi, giao hàng miễn phí, tùy chọn thanh toán linh hoạt và bảo hành.

      Xem thêm: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

        Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của đội quản lý thị trường

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Thị trường


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Nhà tạo lập thị trường được chỉ định (DMM) là gì? Ví dụ về các nhà tạo lập thị trường?

        Nhà tạo lập thị trường được chỉ định (DMM) là nhà tạo lập thị trường chịu trách nhiệm duy trì thị trường công bằng và có trật tự cho một nhóm cổ phiếu niêm yết được chỉ định. Ví dụ về các nhà tạo lập thị trường?

        Thị trường nhị quyền bán là gì? Các dạng chủ yếu của thị trường nhị quyền bán

        Tìm hiểu về thị trường thiểu quyền? Tìm hiểu về thị trường nhị quyền bán?

        Thị trường giao chậm là gì? Các nội dung về thị trường giao chậm

        Tìm hiểu về thị trường giao chậm? Một số các nội dung về thị trường giao chậm?

        Tiếp cận thị trường trực tiếp là gì? Đặc điểm và các cách tiếp cận thị trường

        Tiếp cận thị trường trực tiếp là gì? Đặc điểm và các cách tiếp cận thị trường? Tham khảo về cách tiếp cận thị trường?

        Định hướng thị trường là gì? Lợi ích của định hướng thị trường

        Định hướng thị trường là một cách tiếp cận kinh doanh ưu tiên xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn họ. Lợi ích của định hướng thị trường?

        Thị trường của người bán là gì? Thị trường trong mua bán và sáp nhập

        Thị trường của người bán là tình trạng thị trường được đặc trưng bởi sự thiếu hụt hàng hóa có sẵn để bán, dẫn đến quyền định giá cho người bán. Thị trường trong mua bán và sáp nhập?

        Thị trường nhị quyền mua là gì? Ví dụ thực tiễn về thị trường nhị quyền mua

        Thị trường nhị quyền mua là một loại độc quyền nhóm nơi hai công ty có quyền kiểm soát chi phối hoặc độc quyền đối với một thị trường. Ví dụ thực tiễn về thị trường nhị quyền mua?

        Thị trường của người mua là gì? Ví dụ về thị trường của người mua

        Thị trường của người mua đề cập đến một tình huống trong đó những thay đổi đối với các điều kiện kinh tế cơ bản hình thành cung và cầu có nghĩa là người mua có lợi thế hơn người bán trong các cuộc thương lượng về giá cả. Ví dụ về thị trường của người mua?

        Thất bại thị trường là gì? Các dạng thất bại thị trường phổ biến

        Thất bại thị trường là gì? Thất bại thị trường trong tiếng Anh là Market Failure. Các dạng thất bại thị trường phổ biến?

        Thị trường chợ đen là gì? Sự cần thiết của thị trường chợ đen

        Thị trường chợ đen là gì? Tại sao chợ đen tồn tại? Chợ đen bắt đầu như thế nào? Cách hoạt động của thị trường chợ đen? Chợ đen ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Làm thế nào để chính phủ kiểm soát thị trường chợ đen? Sự cần thiết của thị trường chợ đen?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ