Mức phạt chậm nộp báo cáo thuế TNCN. Quy định của pháp luât về việc nộp báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Chứng từ thuế TNCN là gì? Không phát sinh khấu trừ có phải khai thuế không? Mức khấu trừ thuế TNCN.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế được thu trực tiếp từ một số khoản thu nhập cao của cá nhân khi cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá nhân có tầm quan trọng lớn góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cân bằng giữa các tầng lớp dân cư, an sinh xã hội. Theo quy định của pháp luật thì hàng quý các doanh nghiệp và các tổ chức chi trả thu nhập phải nộp báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cơ quan thuế. Tuy nhiên trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng chậm nộp loại báo cáo này. Vậy mức phạt khi chậm nộp báo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN là bao nhiêu chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Mức phạt chậm nộp báo cáo thuế TNCN:
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt chậm nộp báo cáo thuế TNCN, cụ thể mức phạt tiền có thể dao động từ 1 triệu đồng đến 15 triệu đồng tuỳ tính chất, mức độ của hành vi; ngoài ra kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp cần thiết:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.
Ngoài ra kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
+ Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
Ngoài ra kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn
Căn cứ theo quy định trên thì mức phạt chậm nộp báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN trong các trường hợp sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc nộp chậm bao lâu, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cụ thể có đi kèm.
2. Quy định của pháp luật về việc nộp báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng từ khấu trừ thuế TNCN bao gồm chứng từ tự in và chứng từ mua của cơ quan thuế. Đối với chứng từ khấu trừ tự in: Tổ chức trả thu nhập có nhu cầu sử dụng chứng từ khấu trừ tự in phải nộp hồ sơ cho Cục thuế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức trả thu nhập đóng trụ sở chính. Sau khi hồ sơ hợp lệ và được sự chấp thuận của Cục thuế tỉnh, thành phố, tổ chức trả thu nhập phải thông báo phát hành chứng từ khấu trừ tại trụ sở làm việc của mình. Đối với chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế thì tổ chức trả thu nhập phải làm hồ sơ gửi đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế đến cơ quan thuế. Việc nộp báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN được pháp luật quy định Căn cứ điều 5 Thông tư số 37/2010/TT-BTC như sau:
– Hàng quý thực hiện báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ (theo phụ lục đính kèm Thông tư này) chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
– Tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo quyết toán sử dụng chứng từ khấu trừ đã phát hành với cơ quan thuế nơi đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động.”
Đối với chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do cơ quan thuế cấp, doanh nghiệp thực hiện báo cáo về việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
3. Chứng từ thuế TNCN là gì?
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là giấy xác nhận của tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ thuế. Căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 25
Theo quy định trên thì đối tượng được cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN được hiểu: Cá nhân bị khấu trừ thuế yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ cho cá nhân đó và Cá nhân bị khấu trừ thuế không yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế không phải cấp chứng từ cho cá nhân đó. Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
4. Không phát sinh khấu trừ có phải khai thuế không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định rõ về việc không phát sinh khấu trừ có phải khai thuế không, cụ thể thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền, không phân biệt phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu trong năm tính thuế (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) không trả tiền lương, tiền công.
5. Mức khấu trừ thuế TNCN:
Hiên nay, pháp luật quy định có nhiều trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên có 02 trường hợp phổ biến nhất hiện nay:
– Khấu trừ 10%:
Điểm i khoản 1 Điều 25
Từ đó, có thể tính mức khấu trừ được xác định như sau:
Mức khấu trừ thuế = 10% x Thu nhập trả cho cá nhân
– Khấu trừ 20%:
Điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập.
Từ đó có thể thấy, khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được tính như sau:
Mức khấu trừ thuế = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%
Lưu ý: Thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương của cá nhân không cư trú được xác định như thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.