Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi? Giới thiệu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo? Tư tưởng nhân nghĩa là gì? Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo? Kết luận?
Nguyễn Trãi là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao đồng thời là nhà triết học, nhà nhân văn lớn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng của ông được thể hiện trên nhiều lĩnh vực và có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo là một trong những tác phẩm thể hiện đậm nét tư tưởng nhân nghĩa trong đạo đức cao đẹp của Nguyễn Trãi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi:
- 2 2. Giới thiệu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo:
- 3 3. Tư tưởng nhân nghĩa là gì?
- 4 4. Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo:
- 4.1 4.1 Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”:
- 4.2 4.2 Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:
- 4.3 4.3 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân:
- 4.4 4.4 Tư tưởng nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng giặc ngoại xâm:
- 4.5 4.5 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc:
- 5 5. Kết luận:
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn, trong đó Nguyễn Trãi (1380-1442) xuất hiện với tư cách là một vĩ nhân, hội đủ những đức tính của một bậc minh quân, có tài thu hút một lượng lớn người đi theo. Ông là một nhà chiến lược quân sự, chính trị gia, nhà ngoại giao cũng như một triết gia và một học giả văn hóa vĩ đại. Tư tưởng của Nguyễn Trãi đa dạng, phong phú và có giá trị nên được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Nguyễn Trãi sống dưới thời hai triều đại nhà Hồ và Lê Sơ ở Việt Nam. Sau khi đỗ khoa thi năm 1400, Nguyễn Trãi ra làm quan dưới triều Hồ. Chủ yếu được nuôi dưỡng bởi ông nội, Trần Nguyên Đán tại dinh thự ở Côn Sơn, và chịu ảnh hưởng của cha mình, Nguyễn Ứng Long, người mặc dù xuất thân bình dân nhưng có cơ hội kết hôn với một quý tộc và phục vụ trong triều đình. Nguyễn Trãi thừa hưởng ý thức công bằng nhạy bén của cha mình, tính kiên cường và tinh thần yêu nước kiên cường của ông nội. Sau khi nước Đại Ngu bị nhà Minh đô hộ, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược.
2. Giới thiệu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo:
Bình Ngô đại cáo là bài cáo được viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, với mục đích thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt xưa.
3. Tư tưởng nhân nghĩa là gì?
3.1 Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo:
Theo quan điểm của Nho giáo, trên mọi lĩnh vực của đạo làm người cũng như trong mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, xét tới cùng, đều có hai mặt nhân nghĩa. Nhân nghĩa cần thiết cho tất cả mọi người từ quần chúng nhân dân đến nhà cầm quyền. Khi nhà cầm quyền đem nhân nghĩa ứng dụng vào việc trị nước thì thành nhân chính. Nếu đem lòng nhân nghĩa mà thi hành nhân chính thì mọi việc sẽ trôi chảy, xã hội sẽ ổn định, đất nước sẽ thái bình.
3.2 Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi:
Tư tưởng về đạo đức của Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của nhiều truyền thống văn hóa khác nhau, trong đó tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là nền tảng, bản sắc dân tộc Việt Nam là chủ đạo. Nhân nghĩa, nền tảng cốt lõi, cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Trãi ra đời trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc, dân lầm than, đất nước điêu tàn, bị ngoại xâm bóc lột.
Theo ông, lòng nhân nghĩa là cơ sở, là chuẩn mực của cách đối nhân xử thế. Nhân nghĩa là sức mạnh tinh thần, tạo ra lợi thế, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều.
Nhờ vận dụng phương châm chiến lược khôn khéo, linh hoạt này, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo dưới sự tham mưu của Nguyễn Trãi đã giành được thắng lợi to lớn, ghi danh sử sách của Việt Nam. Đó là chiến thắng bằng sức mạnh tinh thần và đoàn kết một lòng bảo vệ lãnh thổ, biên cương của một dân tộc luôn đề cao lòng nhân ái của con người lên hàng đầu.
4. Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo:
4.1 Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”:
Ngay từ hai câu thơ đầu tiên Nguyễn Trãi đã nêu cao lên tinh thần của tư tưởng nhân nghĩa khi nhắc đến “yên dân” và “trừ bảo”. Theo ông cuộc sống của nhân dân chỉ có thể trở nên ấm no, yên ổn khi đánh đuổi tất cả những kẻ xâm lược tàn bạo ra khỏi bờ cõi đất nước. Chỉ khi không còn kẻ thù xâm lăng, nhân dân hạnh phúc thì tinh thần nhân nghĩa mới tồn tại và trở nên có giá trị trên thực tiễn. Đây là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại, thể hiện tầm nhìn của một nhà hiền triết đại tài luôn bận tâm về thế sự.
Nguyễn Trãi đã coi việc an dân “yên dân” là mục tiêu của nhân nghĩa còn “trừ bạo” là đối tượng phương tiện của nhân nghĩa.
Xem thêm: Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm
4.2 Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời; Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể; Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
Nguyễn Trãi khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Dân tộc ta đã trải qua bao biến động của lịch sử Nguyễn Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt có cương vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó không cần và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành quận huyện, thành chư hầu phải chịu thất bại.
4.3 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân:
Trong suốt toàn bài Cáo Bình Ngô, ngòi bút của Nguyễn Trãi đã tỏ rõ lòng ưu ái đối với dân. Vì thương dân, ông đã xót xa trước những thảm cảnh mà quân cuồng Minh thừa cơ gây họa do bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta: Khủng bố, sát hại người dân vô tội; Nướng dân đen, vùi con đỏ,…; Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật; nặng thuế khóa; Phá hoại môi trường, sự sống; tàn hại giống côn trùng, cây cỏ’ Bóc lột sức lao động; Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng; Phá hoại sản xuất; Tan tác cả nghề canh cửi,…
Qua lời liệt kê của Nguyễn Trãi ta có thể thấy được vừa là sự câm hặn với quân ngoại xâm tàn ác và cũng là tấm lòng lòng thương cảm, đau xót khi chứng kiến dân tộc mình bị chà đạp, đọa đày.
4.4 Tư tưởng nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng giặc ngoại xâm:
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc lúc đầu gặp muôn vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội. Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn. Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu.
4.5 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc:
Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa: “Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
Cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.”
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
Đây là cách ứng xử đầy nhân đạo, vừa thể hiện sự khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn lại vừa khẳng định tính chất chính nghĩa của trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược của nhân dân ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt.
Tư tưởng này thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc. Nước ta là nước nhỏ vì vậy việc gây hấn với một đất nước lớn mạnh như Trung Quốc là điều nên tránh. Đây không phải là hành động hèn nhát, lo sợ nước lớn mà sâu xa là để tránh các cuộc chiến trong tương lai bởi khi chiến tranh xảy ra người chịu thiệt hại nặng nề nhất là người dân.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ngay cả khi cổ vũ quân dân ta tiêu diệt giặc, nhưng lại rất cảm thông với nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại bởi chiến tranh. Nguyễn Trãi từng vạch tội tướng giặc với nhân dân Trung Quốc: Chúng lại muốn dùng binh độc vũ, khiến nhân dân vô tội liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao, những kẻ lưu ly phải nát gan ở nơi đồng cỏ (Bài 28 – Quân Trung từ mệnh tập).
5. Kết luận:
Tâm hồn Nguyễn Trãi đong đầy nhân nghĩa, rất thanh cao và trong sáng, có thể coi như một viên ngọc quý. Tên tuổi ông là một dấu son lớn trong trang sử danh nhân Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của ông vượt thời gian – qua bao thế kỉ, bao triều đại, và vượt cả không gian – Vang danh trên thế giới, ý nghĩa rộng lớn không biên giới của lòng nhân nghĩa ấy để trở thành một tư tưởng vĩ đại của loài người!
Xem thêm: Tác phẩm phái sinh là gì? Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh?