Hai cây phong là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ai-ma-top. Tác phẩm chính là lời tâm tư của tác giả về quê hương, nơi có hai cây phong và thầy giáo giàu tình thương. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, mời quý độc giả tham khảo các bài phân tích tác phẩm Hai cây phong dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân tích đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp hay nhất:
Văn bản Hai cây phong được trích từ truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Đoạn trích đã miêu tả vẻ đẹp nên thơ, đầy sức sống của cây phong và tâm trạng bồi hồi, xúc động của nhân vật “tôi”, người họa sĩ khi được trở về làng.
Hai cây phong chính là hình tượng trung tâm của tác phẩm, thông qua hình ảnh hai cây phong cho thấy sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, rộng ra là với quê hương, xứ sở. Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi trước hết mang vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ. Hai cây phong ấy cao lớn giữa ngọn đồi, nhìn chúng như những ngọn hải đăng, định hướng cho mọi người mỗi khi về làng. Nhưng hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng và chan chứa những lời ca êm dịu. Tiếng lá reo như tiếng thì thầm khi tha thiết khi nồng nàn có khi lại như tiếng thở dài. Không chỉ vậy hai cây phong còn là nơi hội tụ của lũ trẻ. Dưới gốc cây chúng vui vẻ đùa giỡn, còn trên cao tít cây phong lại mở ra trước mắt chúng một thế giới lung linh huyền ảo như thế giưới cổ tích với dải thảo nguyên hoang vu như mất hút trong làn sương mờ đục, những dòng sống lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng mảnh.
Hai cây phong là một phần quan trọng, không thể thiếu đối với cuộc sống của bất cứ ai nơi đây: “Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên” “tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa xưa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Như vậy cây phong là tín hiệu để mỗi đứa con khi về làng định hướng. Qua những lời tâm sự đó ta còn thấy sự gắn bó tha thiết, sâu nặng của tác giả với hai cây phong, với cảnh vật quê hương.
Không chỉ vậy, hai cây phong còn là biểu tượng của lòng biết ơn với người thầy tận tâm tận tụy Đuy-sen. Kết bài là những băn khoăn của nhân vật “tôi”: “Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì trước khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ niềm hi vọng khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao?”. Những băn khoăn cũng như lời khẳng định về công lao to lớn của thầy Đuy-sen: Khi trồng hai cây phong thầy đã gửi gắm bao khát, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ sở sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.
Trong tác phẩm, Tác giả đã rất tài tình khi để yếu tố tự sự và biểu cảm được hài hòa với nhau. Hình ảnh hai cây phong được miêu tả gắn với những kỷ niệm tuổi thơ. Ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, người kể chuyện khi thì xưng tôi, khi thì xưng chứng tôi, hai mạch kể chuyện, tất cả đã làm nên một tác phẩm độc đáo mà giàu ý nghĩa.
Có thể thấy, tác phẩm Hai cây phong đã phác họa quê hương với sự gắn bó tha thiết, tình yêu của nhân vật Tôi dành cho nơi này và đặc biệt sự xuất hiện của hai cây phong. Đặc biệt văn bản còn thể hiện lòng biết ơn với thầy Đuy-sen người đã vun đắp, mơ ước, hy vọng cho trẻ em ở vùng quê.
2. Phân tích đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp đặc sắc nhất:
Hai cây phong là văn bản nằm trong truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai – ma – tốp. Văn bản đã gợi ra một bức tranh thiên nhiên thật đẹp và có những kỉ niệm. Tất cả những cảm xúc hồi tưởng như đầy cảm xúc yêu thương thông qua việc miêu tả hai cây phong. Ngoài ra, tác giả còn ca ngợi được tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn trích Hai cây phong là những dòng tâm tư của một người xa quê kể về nơi mình được sinh ra. Cũng chính bằng tình cảm gắn bó từ nhỏ, rất sâu nặng và thiêng liêng với quê hương. Ngay từ phần mở đầu đoạn văn, tác giả Ai – ma – tốp cũng đã lại giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la lắm đó là một ngôi làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng lớn. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng và là những cánh thảo nguyên mênh mông. Có thể thấy, khung cảnh trữ tình ở nơi làng quê này là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng để Ai – ma – tốp sáng tác.
Hình ảnh hai cây phong đã in sâu trong trái tim, in sâu trong khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa quê hương. “Đã có bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và quả thực lần nào tôi cũng nghĩ thầm trong lòng với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
Có thể thấy, tình cảm sâu sắc mà nhà văn đã dành cho hai cây phong, tình cảm ấy không làm cho ngòi bút của tác giả dừng lại được, cứ thế tuôn mãi ra. Văn bản được coi là bức tranh thiên nhiên đời thực, được tô vẽ bằng những ngôn từ mang tính tạo hình đặc sắc.
Hai cây phong được tác giả miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ và hết sức sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của một nhà thơ. Do đó mà hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng và chan chứa những lời ca êm dịu. Tiếng lá reo như tiếng thì thầm khi tha thiết khi nồng nàn có khi lại như tiếng thở dài. Không chỉ vậy hai cây phong còn là nơi hội tụ của lũ trẻ. Dưới gốc cây chúng vui vẻ đùa giỡn, còn trên cao tít cây phong lại mở ra trước mắt chúng một thế giới lung linh huyền ảo như thế giưới cổ tích với dải thảo nguyên hoang vu như mất hút trong làn sương mờ đục, những dòng sống lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng mảnh.
Hình ảnh của hai cây phong còn gắn với kỷ niệm tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ với những trò chơi trẻ thơ. Những câu văn mang một vẻ đẹp trữ tình như một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của hai cây phong và nói cả đến những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ, của quê hương của tác giả. Cho nên không sai chút nào khi nói hai cây phong gợi lại những kỷ niệm khó quên về thời niên thiếu tinh nghịch, một thời hồn nhiên, trong sáng.
Và tác giả cũng đả bỏ ngỏ một câu hỏi “Ai đã trồng hai cây phong và đặt tên cho ngọn đồi”, cho đến cuối bài, tác giả đã rất tài tình để cho người đọc biết đáp án của câu hỏi trên. Cách giải thích chính bằng một câu chuyện cảm động dường như cũng đã gắn liền với tình thầy trò thắm thiết biết bao nhiêu. Và cách đây bốn mươi năm, chính thầy Đuy-sen – người đã đem hai cây phong về trồng trên đồi này. Người thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non với một niềm hi vọng của mình vào những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai mai sau này sẽ trở thành những người hữu ích cho quê hương cho đất nước.
Như vậy, tác phẩm Hai cây phong chính là lời tâm sự rất tự nhiên và cảm xúc chân thành. Đọc tác phẩm, ta như được sống trong quá khứ với bao nhiêu kỉ niệm tươi đẹp, đây chính là nét tài tình trong sáng tác của Ai-ma-top khi đã làm dung động trái tim bạn đọc. Và xây dựng thành công hình ảnh nhân vật người thầy, thầy Đuy-sen, một thầy giáo khai hóa kiến thức cho ngôi làng nghèo Ku-ku-rêu. Nhưng ý nghĩa sâu xa nhất mà bạn đọc cảm nhận được, chính là lòng yêu quê hương, yêu đất nước mà tác giả muốn gửi gắm.
3. Dàn bài chi tiết phân tích đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp hay nhất:
Mở bài: Khái quát trọng tâm về tác giả Ai-ma-tốp, tác phẩm Hai cây phong và nội dung chính của tác phẩm.
Thân bài:
Khái quát chung:
Tác giả Ai-ma-tốp (1928-2008)
+ Là người anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô, giải thưởng Lênin và giải thưởng Nhà nước về văn học. Ông là một trong những nhà văn Xô Viết nổi tiếng vào thập niên 60, 70, 80 không chỉ ở Liên Xô mà còn trên thế giới, các sáng tác của ông chủ yếu bằng tiếng Nga. Phong cách sáng tác của ông rất độc đáo và riêng biệt do ngôn ngữ sáng tác của ông có nhiều nét đặc biệt,…
Tác phẩm Hai cây phong:
+ Đoạn trích Hai cây phong thuộc phần đầu của truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Truyện ngắn đưa người đọc về với ngôi làng nhỏ Ku-ku-rêu, ở đó có câu chuyện về thầy giáo Đuy-sen giàu lòng nhân ái, người đầu tiên khơi dậy trong lòng các em nhỏ nơi đây niềm khát khao được đi học.
+ Thầy cũng chính là người đã cứu giúp cuộc đời cô bé An-tư-nai bất hạnh và cùng cô học trò trồng hai cây phong nhỏ thuở trước. Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu.
Phân tích chi tiết:
+ Hai mạch kể lồng ghép: Của nhân vật “tôi” – họa sĩ ở hiện tại nhớ về quá khứ, thể hiện những cảm xúc riêng của hai cây phong và thảo nguyên. Của nhân vật “chúng tôi” – các bạn và người kể tôi thời ấu thơ, thể hiện những cảm xúc chung về hai cây phong và thảo nguyên.
+ Cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và tình cảm của họa sĩ với hai cây phong: nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, phía dưới là thung lũng, thảo nguyên, con đường sắt.
+ Hình ảnh hai cây phong: Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, hai cây phong hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi. Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng và những lời ca êm dịu và có nhiều cung bậc khác nhau.
+ Hai cây phong và ký ức tuổi thơ: Như những người bạn thân thiết, gắn bó, là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ.
+ Hai cây phong và thầy Duy-sen: Là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.
Kết bài:
Tóm tắt nội dung chính tác phẩm Hai cây phong, rút ra ý nghĩa từ hình ảnh hai cây phong và ý nghĩa của tác tác phẩm.
THAM KHẢO THÊM: