Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Phân loại vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học

Tư vấn pháp luật

Phân loại vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học

  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Phân loại vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

    Phân loại vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.


    Theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, tại Chương II Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về việc phân loại vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học như sau:

    Thứ nhất, phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ:

    – Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm:

    +) Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;

    +) Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;

    +) Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;

    +) Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.

    – Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ.

    Thứ hai, phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học:

    – Cơ sở xét nghiệm được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:

    +) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh;

    +) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3, nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II;

    phan-loai-vi-sinh-vat-va-co-so-xet-nghiem-theo-cap-do-an-toan-sinh-hoc.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

    +) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III;

    +) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc 4 nhóm quy định tại Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP.

    – Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp độ an toàn sinh học phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    An toàn sinh học

    Đồ án

    Sinh học


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Trùng biến hình là gì? Hình thức dinh dưỡng, cách sinh sản?

    Trùng biến hình là gì? Cấu tạo và di chuyển phương thức di chuyển của trùng biến hình? Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình?  Cách thức sinh sản của trùng biến hình là gì? Vai trò của trùng biến hình? So sánh trùng biến hình và trùng giày? Những câu hỏi và bài tập về trùng biến hình và trùng giày?

    Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì? Ví dụ, bài tập Sinh học 9

    Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì? Nguyên nhân dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Phân loại đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Cơ chế phát sinh của đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Một số ví dụ và bài tập về đột biến số lượng NST?

    Giới hạn sinh thái là gì? Ý nghĩa của quy luật giới hạn sinh thái?

    Giới hạn sinh thái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái? Thành phần của giới hạn sinh thái? Ý nghĩa của quy luật giới hạn sinh thái?

    Mã di truyền là gì? Lý thuyết về gen và mã di truyền – Sinh 12

    Mã di truyền là gì? Khái niệm về gen. Lý thuyết về gen và mã di truyền. Phương pháp giải các dạng bài tập về Gen.

    Đột biến gen là gì? Nguyên nhân và các dạng đột biến gen?

    Đột biến gen là gì? Nguyên nhân gây đột biến gen? Cơ chế phát sinh đột biến gen? Đột biến gen có những dạng nào? Hậu quả của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen? Các căn bệnh do đột biến gen?

    Quần xã là gì? Quần xã sinh học là gì? Tính chất của quần xã?

    Quần xã là gì? Quần xã sinh học trong tiếng Anh là gì? Một số đặc trưng cơ bản của quần xã? Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật?

    Thường biến là gì? Đặc điểm, ý nghĩa vai trò của thường biến?

    Thường biến là gì? Các đặc điểm của thường biến? Ý nghĩa của thường biến? Vai trò của thường biến?

    Đột biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến đầy đủ nhất?

    Đột biến là gì? Đột biến là một sự thay đổi xảy ra trong chuỗi DNA của chúng ta? Phân biệt thường biến và đột biến đầy đủ nhất?

    Đồ án là gì? Các bước và hướng dẫn cách viết đồ án tốt nghiệp?

    Đồ án là gì? Các bước làm đồ án tốt nghiệp? Hướng dẫn cách viết đồ án tốt nghiệp? Những điều cần biết về viết đồ án và bảo vệ đồ án tốt nghiệp?

    Dấm bỗng (bỗng rượu) là gì? Tác dụng và cách làm như thế nào?

    Dấm bỗng là gì? Bỗng rượu là gì? Dấm bỗng còn có các tên khác là giấm bỗng hoặc bỗng rượu. Tác dụng của bỗng rượu? Hướng dẫn cách làm dấm bỗng?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ