Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không để lại di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn đặt câu hỏi như sau: Bố mẹ tôi cưới nhau và mua được mảnh đất 160m2 và có một người con duy nhất là tôi. Năm 1995, mẹ tôi mất. Cho đến năm 2006 thì bố tôi lấy vợ hai và không có con chung. Năm 2006 bố tôi bán một nửa mảnh đất cho bác tôi và dùng số tiền đó để xây nhà. Không may bố tôi bị bệnh ốm và mất năm 2009, không để lại di chúc. Các luật sư cho hỏi bây giờ miếng đất và ngôi nhà được chia như thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp không để lại di chúc thì di sản của người chết sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.”
Bạn không nói rõ bố bạn lấy vợ hai có đăng kí kết hôn hay không nên có thể chia ra làm hai trường hợp:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp có đăng kí kết hôn, bạn và người mẹ kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tài sản của bố bạn để lại sẽ được chia hai phần bằng nhau theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Trong trường hợp không đăng kí kết hôn thì bạn là người duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng toàn bộ di sản là mảnh đất và ngôi nhà của bố bạn để lại.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!