Phân bổ tài sản là gì? Tâm quan trọng và phân bổ tài sản theo độ tuổi

Phân bổ tài sản là gì? Tâm quan trọng và phân bổ tài sản theo độ tuổi? Các cách phân bổ tài sản?

Phân bổ tài sản nhằm mục đích cân bằng lợi suất và rủi ro thông qua điều chỉnh danh mục tài sản, vậy làm thế nào để có thể phân bổ tài sản hợp lí và các nội dung để một nhà đầu tư chuẩn bị những kiến thức cần thiết, đầu tiên chúng ta cần hiểu về nội dung " Phân bổ tài sản là gì? Tâm quan trọng và phân bổ tài sản theo độ tuổi" Bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung này.

1. Phân bổ tài sản là gì?

Phân bổ tài sản trong tiếng Anh là Asset Allocation.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe về thuật ngữ kinh tế phân bổ tài sản nó có nghĩa là một chiến lược đầu tư nhằm cân bằng rủi ro và lợi nhuận bằng cách phân bổ tài sản của danh mục đầu tư theo mục tiêu, khả năng chấp nhận rủi ro và chân trời đầu tư của một cá nhân và ba lớp tài sản chính là cổ phiếu thường, chứng khoán có thu nhập cố định, tiền và các khoản tương đương tiền, có mức rủi ro và lợi nhuận khác nhau, do đó mỗi lớp tài sản có cách thức hoạt động khác nhau theo thời gian.

2. Tâm quan trọng và phân bổ tài sản theo độ tuổi:

Hiện tại vẫn chưa có công thức tổng quát nào có thể đưa ra tỉ trọng phân bổ tài sản phù hợp cho mọi nhà đầu tư nhưng việc lựa chọn cách phân bổ tài sản cổ phiếu, trái phiếu, tiền và các khoản tương đương tiền là yếu tố quyết định chính cho kết quả đầu tư của bạn. So với quyết định hình thức phân bổ tài sản, việc chọn lựa chứng khoán riêng lẻ để đầu tư chỉ là thứ yếu và các nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư khác nhau xây dựng cách thức phân bổ tài sản khác nhau.

Ví dụ, một người đang tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe mới có thể đầu tư khoản tiết kiệm xe hơi của mình vào các tài sản duy trì như tài khoản tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi (CD) và trái phiếu ngắn hạn.

Một người muốn tiết kiệm cho khoảng thời gian nghỉ hưu trong tương lai thường sẽ đầu tư phần lớn quĩ hưu trí cá nhân (IRA) của người này vào cổ phiếu do thơi gian đầu tư ở đây dài hơn loại trừ những biến động ngắn hạn của thị trường. Mức độ chấp nhận rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn cách thức phân bổ tài sản. Một số người e ngại việc đầu tư vào cổ phiếu có thể chọn đầu tư vào một hình thức phân bổ thụ động hơn với thời gian đầu tư dài hơn.

Phân bổ tài sản theo độ tuổi 

Thông thường cổ phiếu được khuyến nghị đầu tư với thời gian nắm giữ khoảng từ năm năm trở lên và với tài khoản tiền mặt và tài khoản thị trường tiền tệ phù hợp hơn cho các nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư chưa tới một năm trái phiếu phù hợp với các nhà đầu tư có thời gian đầu tư mục tiêu đâu đó ở giữa dưới một năm đến hơn năm năm.

Các cố vấn tài chính thường khuyến nghị khách hàng lấy 100 trừ đi tuổi của mình để xác định nên đầu tư với tỉ trọng bao nhiêu vào cổ phiếu. Ví dụ, một người 40 tuổi sẽ được khuyên là nên đầu tư 60% vào cổ phiếu.

Qui tắc trừ tuổi này cho thấy khi khách hàng sắp đến tuổi nghỉ hưu, danh mục đầu tư thường sẽ chuyển sang tỉ trọng phân bổ tài sản thận trọng hơn để giúp bảo vệ các tài sản đã kiếm được.

Phân bổ tài sản và các quĩ theo vòng đời đầu tư

Các quĩ tương hỗ phân bổ tài sản, còn được gọi là quĩ theo vòng đời đầu tư hay quĩ đầu tư định ngày chỉ tiêu, cung cấp cho các nhà đầu tư một danh mục đầu tư dựa trên độ tuổi, mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư với mức phân bổ thích hợp các lớp tài sản nhưng các quĩ này nhận được nhiều chỉ trích vì việc tìm ra một giải pháp phân bổ tài sản danh mục đầu tư tiêu chuẩn là rất khó do các nhà đầu tư cá nhân có các yêu cầu khác nhau.  Quĩ Hưu trí Mục tiêu 2030 của Vanguard là một ví dụ về quĩ đầu tư định ngày chỉ tiêu. Quĩ có khoảng thời gian 12 năm kể từ năm 2018 cho đến khi cổ đông dự kiến sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2018, quĩ phân bổ 71% vào cổ phiếu và 29% vào trái phiếu. Dự kiến đến năm 2030, quĩ sẽ dần dần chuyển sang tỉ trọng 50/50 thụ động hơn.

3. Các cách phân bổ tài sản:

3.1.  Chiến lược phân bổ cố định:

Đây là một phương án rất truyền thống và chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên – mức độ chịu đựng rủi ro và trước tiên bạn cần xác định được mức độ chịu rủi ro, có nghĩa là mức độ để bạn sẵn sàng đánh đổi lỗ lãi của khoản đầu tư, chỉ trừ phi mức độ chịu rủi ro của bạn thay đổi, nếu không thông thường chiến lược phân bổ này sẽ được giữ nguyên với 70% cổ phiếu và 30% trái phiếu. Lợi ích của chiến lược này là khiến cho việc đầu tư trở nên phù hợp hơn với mức độ chịu rủi ro mà bạn vạch ra cũng như giúp nhà đầu tư nhìn nhận rõ hơn về cả mức độ sinh lời và rủi ro của khoản đầu tư tuy nhiên, điểm bất lợi của chiến lược này là mức độ chịu rủi ro của hầu hết các nhà đầu tư sẽ thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh. Khi thị trường đang phát triển nhanh, nhiều nhà đầu tư sẽ trở nên “hiếu chiến” hơn, còn khi thị trường đang gặp phải khó khăn thì họ lại có xu hướng thận trọng và rụt rè hơn trong việc ra quyết định. Thêm vào đó, thường những người thực hiện chiến lược này đều có một danh mục quá “bảo thủ” mà bỏ qua những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

3.2. Chiến lược “Lý thuyết ngày sinh”:

Chiến lược đầu tư này dựa trên một lý thuyết mang tên Lý thuyết ngày sinh và theo đó, càng cao tuổi thì chúng ta càng nên thận trọng trong đầu tư với công thức hay được sử dụng trong chiến lược này là: % đầu tư vào cổ phiếu = 110 – số tuổi. Ví dụ, khi đang ở độ tuổi 30, bạn nên dành khoảng 80% danh mục đầu tư của mình cho cổ phiếu; còn khi đã chạm “ngũ tuần” thì bạn chỉ nên dành khoảng 60% cho cổ phiếu mà thôi. Lợi ích từ chiến lược này chính là việc dễ đàng điều chỉnh với những khoảng thời gian ngắn (khi số % đầu tư không chênh lệch nhau nhiều). Không những thế nó cũng giảm thiểu được một số rủi ro vì khi đó danh mục sẽ được mở rộng theo thời gian. Tuy nhiên, chiến lược này cũng vấp phải một vài tranh luận từ các nhà đầu tư, nhất là những người có khả năng chịu rủi ro cao vì khi đó họ sẽ không mong muốn việc đầu tư của mình trở nên “bảo thủ” hơn qua mỗi năm. Họ cũng cho rằng khi đã đầu tư lâu năm, vì “gừng càng già càng cay” nên nhà đầu tư sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để thực hiện những chiến lược “mạnh dạn” thay vì càng ngày càng trở nên dè dặt.

3.3.  Chiến lược đầu tư theo chu kỳ:

Chiến lược phân bổ tài sản truyền thống thường không tạo ra nhiều lợi nhuận cho những người mới bắt đầu và đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài để những danh mục nhỏ có thể sinh lời và nó cũng tạo ra một loại rủi ro mang tên “rủi ro thập kỉ trước” bởi vì 80% lợi nhuận mà khoản đầu tư của bạn mang lại sẽ đến sau khoảng từ 10 – 20 năm. Vì thế nếu như bạn phải vừa trải qua một thập kỉ tồi tệ (chẳng hạn 2000-2009) thì điều đó cũng có nghĩa là lợi suất mà bạn đạt được trong suốt cả quá trình đầu tư của mình chẳng đáng là bao. Chiến lược đầu tư theo chu kỳ sẽ giúp bạn giảm thiểu được loại rủi ro này thông qua việc đa dạng hóa danh mục của bạn theo thời gian và bạn nên tạo một danh mục đầu tư gồm tối thiểu 50% là các khoản vay sau đó, đầu tư toàn bộ danh mục vào cổ phiếu. Giả sử bạn đang có $50,000 và đi vay thêm $50,000 nữa và sau đó đầu tư toàn bộ $100,000 đó vào cổ phiếu. Khi đó về cơ bản bạn đã tạo được danh mục gồm 200% là cổ phiếu ( và -100% trái phiếu). Sau đó bạn sẽ từ từ trả các khoản vay trước khi nghỉ hưu cộng thêm với việc tăng đầu tư vào trái phiếu để đạt được danh mục có lợi hơn trước khi về hưu. Tuy nhiên việc vay vốn để đầu tư ở độ tuổi 20-30 là một chiến lược mạo hiểm và chứa nhiều rủi ro vì khi đó bạn vẫn còn rất thiếu kinh nghiệm trong đầu tư. Hơn nữa, việc đi vay để đầu tư thường ngầm khuyến khích những thói quen xấu trong đầu tư như việc “mua đắt” khi thị trường xuất hiện nhiều tín hiệu tốt rồi sau đó lại “bán rẻ” khi thị trường trở nên bi quan hơn.

3.5.  Chiến lược Rempel Maximum:

Chiến lược này thường được áp dụng đối với những người muốn đi vay vốn để đầu tư dài hạn. Việc vay vốn để đầu tư có thể làm gia tăng cả lợi nhuận lẫn thiệt hại, tuy nhiên bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro một cách đáng kể nếu như thực hiện đầu tư trong dài hạn. Đây là chiến lược đầu tư được phát triển từ chiến lược đầu tư cổ phiếu trong dài hạn. Có một thực tế cho thấy rằng trong số 400 người giàu nhất trên thế giới (theo tạp chí Forbes) thì có đến 87% thực hiện chiến lược đòn cân nợ - sử dụng tiền của người khác để đầu tư vào công việc kinh doanh của mình hoặc vào thị trường cổ phiếu.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )