Phân biệt pháp nhân kinh tế và pháp nhân dân sự. Điểm khác nhau giữa pháp nhân kinh tế và tư cách pháp nhân dân sự.
Phân biệt pháp nhân kinh tế và pháp nhân dân sự. Điểm khác nhau giữa pháp nhân kinh tế và tư cách pháp nhân dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, luật sư cho em hỏi: Phân biệt tư cách pháp nhân kinh tế và tư cách pháp nhân dân sự? Mong luật sư có thể hồi đáp trong thời gian sớm nhất cho em, em xin cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau về pháp nhân:
Điều 84. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Điều 100. Các loại pháp nhân
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
3. Tổ chức kinh tế.
4. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.
Như vậy, xét về mặt quy định của pháp luật, không có khái niệm pháp nhân kinh tế hay pháp nhân dân sự. Tuy nhiên, về mặt lý luận, có thể hiểu rằng pháp nhân kinh tế là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Cụ thể, Luật doanh nghiệp 2014 quy định các tổ chức kinh tế sau có tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Còn pháp nhân dân sự có thể hiểu là tất cả các loại pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, pháp nhân kinh tế là một loại pháp nhân dân sự, có tư cách như một pháp nhân dân dân sự. Cụ thể là có thể tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và chịu trách nhiệm phát sinh từ quan hệ pháp luật đó. Điểm khác biệt lớn nhất giữa pháp nhân kinh tế và pháp nhân dân sự là pháp nhân kinh tế có mục tiêu hoạt động là lợi nhuận.