Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai? Sự tích, nơi thờ, văn khấn?

Hoàng Báo là con trai của Mẫu Đông Cuông và tướng quân Hà Đặc - tù binh bản Mường Khà. Dân tộc Mường Kha là dân tộc nổi tiếng hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Vậy Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai? Sự tích, nơi thờ, văn khấn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

1. Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai?

Hoàng Báo là con trai của Mẫu Đông Cuông và tướng quân Hà Đặc - tù binh bản Mường Khà. Dân tộc Mường Kha là dân tộc nổi tiếng hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.

2. Sự tích về Ông Hoàng Báo Đông Cuông:

Tương truyền theo thần tích của dòng họ mo trông coi đền Đông Cuông chép rằng: Ông Hoàng Báo là con của bà Lê Thị Kiểm và ông Hà Văn Thiên. Gia đình ông là người Tày ở huyện Đông Cuông, được triều đình bổ nhiệm cai quản huyện Đông Cuông và các vùng phụ cận. Ông Thiên vốn là hậu duệ của Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng (chủ trại Quy Hóa), đã hy sinh trong trận chiến với quân Nguyên. Họ có một con trai là Hoàng Báo. Khi ông Thiên mất, bà Kiểm và con ở lại Đông Cuông. Họ dạy người dân cách lập ấp lập bản, cách trồng trọt và chăn nuôi, cách chữa bệnh và cứu người. Sau này khi mất, bà trở thành Chầu Bà Đệ Nhị hiển linh giúp dân và Phù giúp cho thuyền bè qua dòng sông Thao. Nhân dân lập miếu thờ Ông Thiên bên hữu ngạn sông Hồng ở Ghềnh Ngai. Bên bờ đối diện có lập miếu thờ hai mẹ con, sau này được tu sửa và đặt tên là đền Đông Cuông.

3. Đền thờ ông Hoàng Báo Đông Cuông:

3.1. Vị trí địa lí:

Đền Đông Cuông là nơi thờ Chúa Hoàng Báo và mẹ là Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Đền Đông Cuông là một trong hai ngôi đền lớn ở thượng nguồn sông Hồng, có từ lâu đời, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, là cụm di tích gồm bốn điểm: Ngoài đền chính còn có miếu Cô, Miếu Cậu và Miến Đức Ông (Miếu Đức Ông nằm bên hữu ngạn sông Hồng, đối diện với chính điện ở phía nam, các đường chim bay 150m, thuộc cụm di tích đền Đông Cuông).

Theo sử sách và các câu chuyện dân gian lưu truyền, mẹ của Đệ Nhị Thượng Ngàn vốn là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương. Công chúa La Bình là một cô gái xinh đẹp, lễ phép, chăm chỉ, sống chan hòa với cây cỏ và con người. La Binh luôn theo cha trị vì núi rừng, sông suối vùng cao, chiêm ngưỡng những cánh rừng xanh bạt ngàn hoa thơm trái ngọt. Ở đâu, công chúa La Bình cũng dạy dân trồng lúa, trồng cây ăn quả, làm nhà cửa ruộng vườn. Sau này, khi Sơn Tinh và Mỵ Nương về trời, trở thành bất tử, công chúa La Bình được phong là công chúa Thượng Ngàn, có trách nhiệm trông coi núi rừng. 

3.2. Kiến trúc: 

Nhiều nhà văn hóa dân gian coi đền Đông Cuông là cội nguồn của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, có vị trí quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu, được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng ngàn.

Ngôi đền tọa lạc ở thế “Tán phong tụ thuỷ”, phía bên phải của ngôi đền được bao bọc bởi một phần sông tạo thành hình bán nguyệt, phía xa có dòng sông Hồng hiền hòa chảy qua, có núi bên tạo thành phong cảnh sơn thủy hữu tình trùng điệp. Trước cửa đền có cây đa 800 tuổi, nhìn bao quát ngôi chùa cổ kính như gợi lại những sắc màu của một thời đất thánh Đông Cuông.

Trong đền có tòa cung cấm gồm một gian trên Thượng cung cấp cách mặt sàn 1,80m, có hai pho tượng là tượng Mẫu và tượng Cao Quan Đại Vương người Tày Khao - ông Hoàng Báo Đông Cuông. Mỗi pho tượng tuy có kích thước khác nhau nhưng đều được vẽ hài hòa (nét vẽ bên ngoài hài hòa với nội dung từng hình, trang trí nam tả  nữ hữu).

Đền Đông Cương cũng là nơi bạn có thể thắp hương tưởng nhớ công lao của các thủ lĩnh người dân tộc thiểu số địa phương đã có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên như Hà Đặc, Hà Chương và Hà Bổng,.... 

Kiến trúc của Đền Đông Cương mang đậm nét cổ kính liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Quần thể đền Đông Cương Mẫu gồm các đền thờ được bố trí hài hòa như đền Mẫu, miếu Cô, miếu Cậu, tòa Sơn Trang, miếu thần linh và miếu Đức ông.

Ngôi đền được xây dựng theo cấu trúc hình chữ đinh nên bao gồm hai phần là tòa đại bái và Cung cấm. Tòa đại bái là không gian để du khách thập phương đến chiêm bái, cúng lễ, đồng thời là nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngôi đền hiện còn lưu giữ và thờ tượng Mẫu Thượng Ngàn Đệ Nhị, tượng Cao Quan Đại Vương người Tày Khao (người địa phương gọi là Quan Hoàng Báo) cùng nhiều tượng cổ, cổ vật có giá trị. Năm 2009, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

3.3. Lễ hội đền Đông Cuông:

Lễ hội đền Đông Cuông Mẫu diễn ra vào tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống. Lễ hội đặc biệt có sự tham gia của đồng bào các dân tộc Vùng Văn Yên nên mang một màu sắc độc đáo và đa dạng. Mở đầu là lễ mổ trâu hiến tế Mẫu, một nghi lễ chính thống đã được tổ chức từ bao đời nay ở Đông Cuông. Sau đó là lễ rước tượng Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn sang sông. Mỗi năm chỉ có một lần lễ rước Mẫu qua sông thắp hương cho tướng quân Hà Đặc tại đền Ghềnh Ngai, tả ngạn sông Hồng. Thắp hương xong, tượng Mẫu được rước vào đền để làm Lễ dâng hương. Trong phần hội của Lễ hội đền Đông Cuông còn có nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian như: ném còn, hát then, hát cọi, đấu vật, kéo co, hát chèo, múa xòe,... thu hút hàng nghìn lượt người và khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới tham quan. 

Đền Đông Cương nói riêng là nơi quy tụ của người dân Việt Nam và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Thượng Ngàn nói riêng. Khi nghỉ chân tại đền Đông Cuông, du khách được trải nghiệm những màu sắc, âm thanh độc đáo của các nghệ nhân và nghi lễ thanh đồng thể hiện. Từ ngôi đền Đông Cuông cổ kính, quan niệm thờ Mẫu không chỉ lan rộng ra các ngôi đền ở vùng Tây Bắc mà còn lan rộng ra nhiều ngôi đền ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ. Mẫu Thượng Ngàn được thờ cúng trang trọng, uy nghiêm trong các đền thờ, thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng của người dân Việt Nam đối với Mẫu. Từ đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã đi vào đời sống của người Việt Nam một cách tự nhiên và mang trong mình những giá trị nhân văn cao đẹp.

4. Văn khấn ông Hoàng Báo Đông Cuông:

Mẫu 1:

Đệ tử con khấu đầu vọng bái

Trên tòa vàng phật thánh chứng tri

Ông Báo Hoàng ngự cảnh lưu ly

Mậu A, Trái Hút hách danh độ người

Trống ba hồi nghe nhời triệu thỉnh

Ông Báo Hoàng nhĩ thính nhỡn khai

Thần thông dũng mãnh tốc lai

Hào quang chớp giật các nơi sấm rên

Suối cam tuyền rừng xanh núi đỏ

Ngàn tiêu dao ngọn cỏ nương mây

Bao nhiêu tà quỷ khi nay

Vẳng nghe tiếng thét hồn bay phách

Nhớ thủa thời khai thiên lập địa

Đất Đông Cuông giáng hiện thánh nhân

Cảnh hồng phơi phới gió xuân

Điểm lành quý tử giáng sinh hạ trần

Trấn Mường Khà cha là tù trưởng

Đấng anh hùng trấn giữ biên cương

Ciao phong trận thế khôn lường

Phụ thân tạ thế lên đường mây xanh

Nhớ lời cha ấm tình phụ tử

Đạo hiếu trung gìn giữ không sai

Đức Ông ngự Miếu Ghềnh Ngai

Hoàng cùng Thánh Mẫu quản cai Mường Khà

Chiếu thiên cung phong là thượng đẳng

Đạo sắc phong truy tặng đề tên

Muôn dân ghi nhờ lập đến

Mão đầu mở hội tháng giêng nức lòng

Rước kiệu Mẫu cùng ông Hoàng Báo

Sang GhềGhềnh Ngai thăm viếng Đức Ông

Chữ rằng sắc sắc không không

Đức Hoàng hiển thánh uy phong độ người

Khi thanh nhàn dạo chơi mọi chốn

Lúc sai hành thư tróc quỷ ma

Có phen lại xuống Diêm La

Khi thanh nhàn dạo chơi mọi chốn

Mở cờ dẹp nước khảo tà thu tinh

Lên thiên định cưỡi mây nương gió

Xuống phàm trần ai có dám đang

Tâm thành thiết lập đàn tràng

Kêu cầu tất ứng vẻ vang hay là

Trước điện tòa con thoi phụng sự

Sau tu hành lấy chữ thiện tâm

Ơn nhờ thánh giáng lưu ân

Đức Hoàng giáng phúc thiên xuân thọ trường.

Mẫu 2:

Nước thịnh trí dâng câu thiên bảo

Đất Đông Cuông ông Hoàng Báo hiển linh

Cõi đời không có tử sinh

Thì đâu có đảng dân lành hiếu trung

Ông Hoàng Báo vốn dòng hoàng tộc

Mồ côi cha từ lúc còn thơ

Tết xuân theo mẹ về nhà

Khấu đầu kính chúc ông bà ngoại thân

Mừng gia tộc thôn dân vui tết

Tỏ tấc lòng tha thiết ngoại hương

Ai hay cực nhục phũ phàng

Thực lòng mẹ cũng danh đường cùng con

Xót luân lý trông mòn đôi mắt

Chân đã chồn đường đất còn xa

Lênh đênh góc núi ven ha

Ra đi tháng mão mồng ba giờ dân

Hoa nở dần mão tuần hoa tạ

Hẹn ngày về từ giã ngày đi

Tử sinh cùng hẹn cũng ki

Khách tiên nay lại trở về cõi tiên

Hoàng theo mẹ cùng lên cõi thọ

Đài xuân còn ghi số tiên cung

Tam thiên đế thích ban phong

Sơn tinh ông Báo nối dòng Lê gia

Kể từ buổi sơn hà cách biệt

Dấu tiên tung ai biết tăm hơi

Bỗng đâu chuyển đất động trời

Ba năm hồng thủy cứu người thác oan

Nạn giặc giữ nhà tan cướp của

Dịch lan tràn nắng nỏ ruộng khô

Trẻ già dân sự toan lo

Nhớ lời mẹ dặn năm xưa rành ranh

Sửa lễ vật sang ghênh lập miếu

Ứng chiêm bao mộng triện hiển nhiên

Đông Cuông dựng miếu lập đền

Mão đầu trẩy hội rước Tiên sang ghềnh

Rước ông Báo tiến trình nghỉ lễ

Giết trâu hồng kính để GhềGhềnh Ngai

Bãi sông gái sắc trai tài

Mục đồng đấu vật cho người giải khuây

Mừng hội mão vui say phỉ chí

Đón xuân về cha mẹ mừng con

Sinh không được chữ vuông tròn

Tử sao cách biệt nước non bầy chầy

Cơ tạo hóa đặt bày lắm nỗi

Ngăn một dòng bể đợi bến mong

Mới hay hồng diệp xích thằng

Trời kia đã buộc ai giăng cho ra

Cương hóa tục cho ta soi mãi

Chữ hiếu trinh sát ngại trời xưa

Gương còn soi mãi đến giờ

Bõ câu phép nước phải thua lệ làng

Ơn Thánh Mẫu mở đường chỉ lối

Quốc tự do sáng rợi bốn phương

Mão đầu trẩy hội đông cuông

Nguyện xin bốn chữ thọ khang yên lành

Thỉnh Hoàng trước giáng điện định

Khuông phủ đệ tử khang ninh thọ trường.

5. Cách dâng lễ ông Hoàng Báo Đông Cuông:

Hàng năm, vào ngày chính hội đền Đông Cuông, hàng nghìn lượt khách hành hương từ khắp nơi đổ về trước cửa đền để dâng lễ vật. Khi dâng lễ ông Hoàng Báo Đông Cuông, các con nhang, đệ tử thường sắm những mâm lễ cầu kỳ, sang trọng nhất để tỏ lòng thành kính và cầu mong sự phù hộ, che chở mang lại bình an, hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình. Mâm dâng ông Hoàng Báo thường là các món chay mặn tùy tâm người dâng, không đòi hỏi đắt tiền nhưng phải chân thành nhất có thể.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )