Nợ xấu nhóm 2 là gì? Hồ sơ, thủ tục vay vốn khi nợ nhóm 2?

Nợ xấu nhóm 2 là gì? Những nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2 và những lưu ý để tránh nợ nhóm 2? Các trường hợp nợ xấu nhóm 2 được hỗ trợ vay tiền nhanh? Hồ sơ, thủ tục vay vốn khi nợ nhóm 2? Cách để vay được tiền khi có nợ xấu nhóm 2?

Hiện nay, nợ xấu là một thuật ngữ đã khá quen thuộc đối với các tín đồ vay tín dụng, vay ngân hàng. Nợ xấu nhóm 2 được hiểu cơ bản chính là nợ xấu là một nhóm tệp là các khách hàng có số dư nợ cần chú ý. Tất cả các tổ chức tài chính nào khi thực hiện xét duyệt đối với hồ sơ để cho vay, họ đều sẽ check CIC để nhằm mục đích xem thử là khách hàng đó có nằm trong danh sách nợ xấu hay không. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nợ xấu nhóm 2 là gì cũng như hồ sơ, thủ tục khi thực hiện vay vốn khi thuộc đối tượng nợ nhóm 2?

1. Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Nợ nhóm 2 hay còn gọi là nợ xấu nhóm 2. Trên thực tế thì khái niệm nợ xấu nhóm 2 được dùng nhằm mục đích để ám chỉ nhóm khách hàng có dư nợ cần chú ý. Đa số các tài khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

Hệ thống CIC của ngân hàng Nhà nước cũng đều đã cập nhật thông tin chi tiết mọi khách hàng về nợ nhóm 2. Trong trường hợp các chủ thể là những khách hàng đã thanh toán đầy đủ dư nợ thì trong vòng 12 tháng, hệ thống CIC sẽ cập nhật lại thông tin cho các đối tượng là những khách hàng trên hệ thống. Tuy nhiên cho dù hệ thống CIC có cập nhật thì việc các chủ thể thực hiện vay vốn ngân hàng vẫn sẽ gặp chút trở ngại vì một số Ngân hàng khi cho vay họ sẽ tiến hành kiểm trong tín dụng trong 5 năm thậm chí là trong toàn bộ lịch sử giao dịch của các đối tượng khách hàng.

Các đơn vị cho vay cụ thể như ngân hàng, công ty tài chính sẽ chuyển hồ sơ vay của các chủ thể lên CIC và bên CIC lưu giữ hồ sơ đánh giá và phân loại nợ xấu trên hệ thống nhằm mục đích để khi chủ thể là bên cho vay nào đó muốn đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay sẽ yêu cầu từ CIC.

Do đó các chủ thể cũng đừng nghĩ mình đã trốn nợ thành công có thể đi vay thêm nhiều khoản khác, bởi chỉ cần với số căn cước công dân thì chủ thể là bên cho vay có thể tra ngay lịch sử nợ xấu nhiều năm về trước không riêng gì nợ xấu của hiện tại.

Khi thực hiện việc xét duyệt hồ sơ của chủ thể là người bị xếp vào nợ nhóm 02, những nhân viên ngân hàng sẽ đưa ra các yêu cầu nhiều hơn và khả năng vay được tiền sẽ giảm cho đến khi thanh toán xong khoản nợ còn thiếu và tích lũy thêm điểm tín dụng cho tài khoản của mình.

Bên cạnh đó, theo quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nợ xấu nhóm 2 về bản chất không phải nợ xấu. Người ta thường coi nợ nhóm 2 là nợ chú ý nhóm 2 hay hiểu theo cách khác đó là các chủ thể cũng sẽ cần phải chú ý để không bị chuyển sang giai đoạn nợ xấu.

Cũng cần lưu ý rằng nếu đã bị nợ nhóm 2, thì các đối tượng là khách hàng cần phải đáp ứng một số điều kiện khắt khe của ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính. Số tiền vay của nợ nhóm 2 cũng thấp hơn kể cả sau khi tất toán cả gốc và lãi. Thêm vào đó, nợ xấu nhóm 2 cũng sẽ rất dễ chuyển sang nợ xấu nhóm 3, 4, 5 nếu các chủ thể không thanh toán kịp thời.

Như đã phân tích cụ thể ở bên trên, các đối tượng là những khách hàng nợ nhóm 2 sẽ bị cập nhật lịch sử nợ xấu lên trang tín dụng CIC của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp các chủ thể là khách hàng thanh toán hết dư nợ sẽ mất thời gian 12 tháng để CIC cập nhật lại. Tuy nhiên, cho dù CIC có cập nhật lại thì ta nhận thấy đối với việc vay vốn ngân hàng cũng rất khó khăn vì một số Ngân hàng khi cho vay sẽ tiến hành kiểm tra lịch sử tín dụng trong 5 năm, không những thế còn là trong suốt lịch sử tín dụng của các đối tượng khách hàng.
Nợ xấu nhóm 2 trong tiếng Anh là: Bad debt group 2.

2. Những nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2 và những lưu ý để tránh nợ nhóm 2:

Nguyên nhân gây ra nợ nhóm 2 bao gồm các nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Người vay tiền đã quên thanh toán tiền lãi là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

- Thời gian khách hàng nhận lương và đóng tiền lãi chênh nhau trên 10 ngày là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

- Gặp các vấn đề liên quan tới giao dịch nên dẫn đến việc thanh toán chậm trên 10 ngày là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

- Có nhiều khách hàng chần chừ trong việc thanh toán, đợi đến cuối tháng thanh toán một thể nhưng gặp vấn đề gì đó nên đã trả nợ chậm trên 10 ngày là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

- Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không có kế hoạch chi tiêu hợp lý nên khi đến hạn trả nợ, không thể thanh toán số tiền mà mình đã dùng nên rơi vào nhóm nợ xấu là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

- Làm chứng minh tài chính giả là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

- Khách đã đổi số điện thoại nhưng không thông báo cho ngân hàng. Ngân hàng gọi điện thoại không nghe hoặc đang trốn tránh là một nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2.

Những lưu ý để tránh nợ nhóm 2:

- Các chủ thể là những nhà đầu tư cần xem xét đánh giá lại các khả năng, phướng án nợ trước khi làm thủ tục đi vay tại các ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Nhờ đó mà khách hàng có thể tránh được được tình trạng mất khả năng thanh toán nếu như có điều gì bất ngờ xảy ra.

- Khi thực hiện việc vay vốn các chủ thể là những nhà đầu tư cần lên kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả, đúng mục đích minh bạch và rõ ràng.

- Thêm vào đó các chủ thể là những nhà đầu tư cần có trách nhiệm trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Phải đảm bảo được trả nợ đúng ngày và đúng thời gian để tránh bị xếp vào nhóm nợ quá hạn.

- Và nếu khi khả năng tài chính của các chủ thể là những nhà đầu tư có điều bất lợi thì nên liên hệ với bên ngân hàng để có thể có được phương án trả nợ tối ưu thay vì chạy trốn nợ.

3. Các trường hợp nợ xấu nhóm 2 được hỗ trợ vay tiền nhanh:

Như chúng ta đã biết, nợ nhóm 2 là nhóm nợ xấu trong khoản thời gian từ 10 đến 90 ngày. Nợ xấu nhóm 2 vẫn được hỗ trợ vay tiền nhanh khi thuộc một trong số các trường hợp dưới cụ thể sau đây:- Trường hợp thứ nhất: CIC hiện tại cập nhật nợ nhóm 1 nhưng có ghi nợ nhóm 2 trước đó 3 tháng (có nghĩa là trong 3 tháng gần đây kể từ sau khi thanh toán nợ trước, khách hàng không có trả trễ nợ thẻ tín dụng hoặc nợ vay lần nào nữa và trả đúng hạn thanh toán theo ngày đóng tiền trên hợp đồng).- Trường hợp thứ hai: CIC hiện tại nhóm 1, có ghi nhận nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng gần nhất. Hay CIC nhóm 1 hiện tại, từng có ghi nhận nợ nhóm 3. Với tình trạng này chấp nhận nếu như:+ Chỉ hỗ trợ nếu tối đa 1 lần nợ 15 ngày và 1 lần nợ dưới 3 ngày.+ Nợ xấu của các chủ thể chỉ liên quan đến phí thẻ tín dụng và không vượt quá 5 triệu đồng. + Hiện tại các chủ thể đó không có dư nợ quá hạn ( đây là yếu tố bắc buộc). Như vậy, trong hai trường hợp được nêu cụ thể bên trên, các chủ thể thuộc nhóm nợ xấu nhóm 2 vẫn được hỗ trợ vay tiền nhanh nhưng cần phải đáp ứng đúng các quy định của nơi cho vay tiền.

4. Hồ sơ, thủ tục vay vốn khi nợ nhóm 2:

Khi các chủ thể đã bị liệt vào nợ nhóm 2 thì các chủ thể là những đối tượng khách hàng vẫn có thể vay vốn được. Nhưng khách hàng để có thể vay được nợ nhóm 2 cần chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đây đủ như sau:

- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/ hộ chiếu.

- Sổ hộ khẩu thường trú/ KT3/ giấy xác nhận tạm trú.

- Hợp đồng lao động.

- Bảng lương sao kê 3 tháng gần nhất.

- Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ/ giấy xác nhận tình trạng dư nợ/ giấy báo đã tất toán số tiền nợ.

- Bảng báo cáo số lần trả chậm.

- Xác nhận có nợ tái cơ cấu đối với khoản vay hay không.

- Chứng minh không có nợ quá hạn gần nhất.

- Thêm một số loại giấy tờ khác tuỳ theo yêu cầu của bên cho vay.

Lưu ý khách hàng thuộc nợ nhóm 2 cần chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ những giấy tờ sau để nộp cho nơi thực hiện cho vay tiền: Thứ nhất là các đối tượng khách hàng cần phải có đầy đủ chứng từ đã tất toán khoản vay của của bên vay lần trước. Bên cạnh đó số lần nợ nhóm 2 (trên 10 ngày) không quá 3 lần trong 12 tháng. Và không được quá 2 kỳ trả chậm liên tiếp.

Nếu như các chủ thể là những đối tượng khách hàng có lỡ bị trả chậm trên 10 ngày và dưới 15 ngày mà bị 1 lần duy nhất trong năm thì tỷ lệ được duyệt hồ sơ đậu sẽ cực kỳ cao lên đến 90% là các đối tượng khách hàng sẽ được vay.

5. Cách để vay được tiền khi có nợ xấu nhóm 2:

Hiện nay, trên thực tế, ta nhận thấy, có rất ít ngân hàng hỗ trợ vay đối với khách hàng nợ xấu, nợ quá hạn. Vì vậy, khi các chủ thể chẳng may có nợ xấu, nợ chú ý, khách hàng sẽ cần thực hiện các biện pháp dưới đây nếu muốn vay tiền ngân hàng.

- Thứ nhất: Các chủ thể sẽ cần phải trả hết nợ hiện tại:

Nợ xấu trên thực tế sẽ chẳng bao giờ được xóa đi nếu các chủ thể không trả hết nợ vì vậy trước hết các chủ thể sẽ cần phải thanh toán hết khoản nợ hiện tại. Việc thanh toán hết nợ để nhằm mục đích báo với ngân hàng rằng hiện tại các chủ thể không còn dư nợ nữa, và nhằm mục đích để ngân hàng có thể xem xét hỗ trợ vay.

Mặc dù phải một thời gian sau đó lịch sử tín dụng của các chủ thể mới được làm sạch tuy nhiên thanh toán khoản vay là yêu cầu đầu tiên để được xem xét hỗ trợ vay.

- Thứ hai: Các chủ thể cần có người bảo lãnh khoản vay

Chủ thể là người bảo lãnh vay sẽ là người đứng tên trên hợp đồng vay chính. Lúc này, ngân hàng sẽ thẩm định khoản vay dựa trên hồ sơ của người bảo lãnh. Điều đó có nghĩa là: người đứng ra vay tiền là người bảo lãnh và chủ thể sẽ cần có trách nhiệm đồng trả nợ với người bảo lãnh khi hồ sơ được giải ngân.

- Thứ ba: Các chủ thể cần có tài sản đảm bảo khi đăng ký vay:

Trong trường hợp các chủ thể có tài sản đảm bảo thì đây là một phương án có thể giúp các chủ thể đó đăng ký vay thế chấp nếu có nợ xấu. Tài sản đảm bảo cần có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn số tiền đăng ký vay.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )