Niềng răng là gì? Phương pháp và lợi ích niềng răng mang lại?

Niềng răng hiện là vấn đề được rất nhiều người trẻ quan tâm hiện nay. Ta nhận thấy rằng, niềng răng đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai đang gặp phải các vấn đề về sai lệch răng. Tuy vậy, chúng ta cũng cần hiểu đây cũng là một quá trình tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc.

1. Niềng răng là gì?

Ta hiểu về niềng răng như sau:

Niềng răng được hiểu cơ bản chính là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Bằng những khí cụ chuyên dụng niềng răng sẽ giúp các răng di chuyển từng chút một trên khung hàm. Niềng răng cũng sẽ giúp điều trị những tình trạng răng như hô, móm, thưa, lệch lạc giúp cải thiện tính thẩm mỹ của răng miệng và cả chức năng ăn nhai. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng các chủ thể cũng sẽ có một khớp cắn cân đối, hàm răng đều đặn và một nụ cười tự tin.

Thực hiện niềng răng có thể giúp người thực hiện cải thiện được rất nhiều vấn đề về răng, cụ thể:

– Thực hiện niềng răng có thể giúp người thực hiện cải thiện được hàm răng hô móm.

– Thực hiện niềng răng có thể giúp người thực hiện cải thiện được hàm răng khấp khểnh, lệch lạc.

– Thực hiện niềng răng có thể giúp người thực hiện cải thiện được hàm răng thưa, răng chìa.

– Thực hiện niềng răng có thể giúp người thực hiện cải thiện được vấn đề sai lệch khớp cắn, khớp thái dương hàm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, phần lớn các vấn đề răng miệng liên quan đến thẩm mỹ đều có thể khắc phục bằng niềng răng. Nếu như trước đây, phương pháp niềng răng được xem là một hành trình đau đớn và bất tiện thì ngày nay, khi các khí cụ nha khoa đã được phát triển, niềng răng đã trở nên nhẹ nhàng, thẩm mỹ và phù hợp với nhiều đối tượng hơn.

Lý do cần phải niềng răng:

Hiện nay, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng. Trong khi đó thì tình trạng răng mọc không đều, chen chúc, lệch lạc khiến cho gương mặt mất cân đối, nụ cười không đẹp, kém duyên hơn. Răng hô, móm, thưa, lệch lạc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng, làm ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Răng sai lệch gây khó khăn trong hoạt động ăn nhai, thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa….

Sự sai lệch khớp cắn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến giao tiếp.

Các răng mọc không ngay ngắn khiến vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Mảng bám không được làm sạch hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu… gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hàm răng lệch lạc sẽ có ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và cả sức khỏe răng miệng. Niềng răng được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp căn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm. Niềng răng giúp căn chỉnh khớp cắn, đưa khớp cắn trở về trạng thái chuẩn, cải thiện thẩm mỹ và hoạt động ăn nhai.

Niềng răng trong tiếng Anh là: Braces.

2. Các phương pháp niềng răng:

Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay bao gồm:

– Niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài kim loại được biết đến là phương pháp sử dụng hệ thống khí cụ mắc cài và dây cung được làm từ hợp kim cao cấp, độ bền cao và cứng chắc nên an toàn và không kích ứng với cơ thể. Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí tương đối thấp, tuy nhiên hiệu quả chỉnh nha mà nó mang lại là vô cùng cao, thực hiện được các ca chỉnh nha khó

– Niềng răng mắc cài sứ:

Niềng răng mắc cài sứ có cấu tạo giống với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, bao gồm các khí cụ dây cung, thun hay mắc cài. Tuy nhiên hệ thống mắc cài của phương pháp niềng răng mắc cài sứ này được sử dụng vật liệu từ sứ cao cấp, có màu sắc trùng với màu răng thật. Chính vì thế niềng răng bằng phương pháp này sẽ không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trong quá trình điều trị.

–  Niềng răng mắc cài mặt trong:

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong này có cấu tạo giống với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Với cấu tạo gồm các khí cụ: dây cung, thun, mắc cài, nhưng một điểm khác biệt lớn so với niềng răng mắc cài truyền thống chính là niềng răng mắc cài mặt trong cố định các khí cụ vào bề mặt trong của thân răng. Nhờ việc giấu đi hàng mắc cài vào phía bên trong nên phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong này giúp người niềng yên tâm và tự tin hơn khi giao tiếp.

– Niềng răng không mắc cài Invisalign:

Niềng răng không mắc cài Invisalign được xem là phương pháp niềng răng hiện đại nhất. Phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign này sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt cho mỗi người. Chuỗi khay này sẽ tạo một lực vừa đủ giúp răng bạn di chuyển từng chút một trên khung hàm. Các khay trong suốt ôm sát thân răng khiến người đối diện khó nhận biết, bên cạnh đó cũng sẽ không tạo cảm giác vướng víu khó chịu như khi niềng răng mắc cài.

3. Các tác dụng niềng răng:

Niềng răng trên thực tế không chỉ mang lại lợi ích thẩm mỹ mà còn nhiều lợi ích khác. Cụ thể:

– Niềng răng giúp cải thiện thẩm mỹ:

Niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn làm cho khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa. Bên cạnh đó thì các răng được sắp đều làm tăng tính thẩm mỹ hơn. Một nụ cười đẹp sẽ giúp bạn trở nên thu hút hơn hơn, ngoài ra còn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, mang đến nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

– Niềng răng giúp cải thiện chức năng ăn nhai:

Một hàm răng chắc khỏe giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn. Chức năng ăn nhai hiệu quả giúp bạn hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

– Niềng răng giúp hỗ trợ việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng:

Các răng được sắp đều giúp bạn dễ dàng loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa mỗi khi vệ sinh răng miệng. Từ đó, giúp ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Không những vậy, trải qua quãng thời gian niềng răng, bạn sẽ tập được cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng hiệu quả và đúng cách nhất.

– Niềng răng giúp các chủ thể sẽ không cần trồng răng giả:

Niềng răng giúp phục hồi các răng đã mất bằng cách đóng khoảng vùng mất răng mà không cần làm răng giả đối với trường hợp mất vài cái răng. Việc ăn nhai trên một hàm răng chắc chắn sẽ tốt hơn trên răng giả.

– Niềng răng giúp phòng ngừa những vấn đê răng miệng cho trẻ nhỏ:

Ở một số trẻ em, việc niềng răng can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ giúp xương phát triển thuận lợi và giai đoạn niềng răng khi trưởng thành nhẹ nhàng hơn, hạn chế phẫu thuật.

– Niềng răng giúp cải thiện phần nào tình trạng rối loạn tiêu hóa:

Răng là bộ phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, có chức năng cắn, nhai, làm nhỏ thức ăn trước khi đi đến các bộ phận tiếp theo. Niềng răng giúp cải thiện các trường hợp bị sai, lệch khớp cắn, giúp cho việc ăn nhai thuận tiện và tối ưu hơn.

– Niềng răng tập cho các chủ thể thói quen vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng:

Trải qua quãng thời gian niềng răng, các chủ thể sẽ tập được cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng hiệu quả và đúng cách nhất.

– Niềng răng khắc phục nhược điểm về phát âm:

Giọng nói bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi nên hàm răng đều sẽ giúp bạn phát âm chuẩn hơn.

– Niềng răng sẽ tạm biệt những biệt danh gắn liền với hàm răng xấu:

Những biệt danh như: “Ăn đu đủ không cần thìa, răng đi trước người lả lướt theo sau…” sẽ biến mất khi bạn niềng răng.

– Niềng răng giúp các chủ thể tự tin hơn trong cuộc sống:

Sở hữu hàm răng đẹp cùng nụ cười tỏa sáng sẽ mang đến cho bạn những thành công trong cuộc sống.

4. Độ tuổi thích hợp để niềng răng:

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam (Gọi tắt là Viện nha khoa Vidental), việc niềng răng quá sớm khi và các răng vĩnh viễn chưa cố định và xương hàm vẫn còn chưa hoàn thiện sẽ không được khuyến khích. Bởi lẽ trong khoảng thời gian lúc này răng của các bé còn rất yếu và không thể chịu được lực kéo từ khí cụ nha khoa. Vậy nên các bố mẹ nên để hàm răng của trẻ phát triển một cách hoàn thiện, rồi mới chỉnh nha cho bé.

Thời điểm thích hợp để có thể thực hiện việc niềng răng phụ thuộc vào từng đối tượng và sự phát triển của mỗi người. Ví dụ, có những bạn nhỏ 12 tuổi đã phát triển khung hàm hoàn thiện, nhưng cũng có những bé đến tận 15 tuổi khung xương mới bắt đầu ổn định. Vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra một cách chi tiết và chính xác nhất.

Thông thường độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 12 – 16 tuổi, lúc này các răng vĩnh viễn đã hoàn thiện cơ bản, khung xương hàm chắc chắn và có thể chịu được lực kéo. Bên cạnh đó chân răng cũng chưa quá cứng đầu nên ở giai đoạn này việc kéo chỉnh răng còn khá dễ dàng.

Thực hiện chỉnh nha ở giai đoạn này các bác sĩ phải tính toán rất kỹ lưỡng để các tác động được diễn ra một cách nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

Ta nhận thấy, phương pháp niềng răng này có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thực hiện càng sớm hiệu quả đạt được càng cao.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )