Niêm mạc là gì? Vai trò của niêm mạc với cơ thể thế nào?

Niêm mạc chắc hẳn là một thuật ngữ khá quen thuộc hiện nay. Niêm mạc được hiểu cơ bản chính là một lớp màng lót mỏng manh nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể chúng ta. Niêm mạc là gì cũng như vai trò của niêm mạc với cơ thể thế nào chắc hẳn là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc.

1. Niêm mạc là gì?

Ta hiểu về niêm mạc như sau:

Niêm mạc hay còn được gọi là màng nhầy là một lớp lót có nguồn gốc chủ yếu từ nội bì. Niêm mạc được cấu tạo từ:

– Một biểu mô: là một lớp hoặc nhiều lớp tế bào biểu mô.

– Một màng mô liên kết (propria lamina) nằm phía dưới của mô liên kết lỏng lẻo.

Niêm mạc lót ở các khoang khác nhau trong cơ thể, hoặc bên ngoài cơ thể, nó tiếp xúc với môi trường hoặc cơ quan nội tạng và niêm mạc giữ cho màng mô liên kết nằm dưới của mô liên kết luôn ẩm. Niêm mạc nằm ở một vài nơi tiếp giáp với da như: lỗ mũi, đôi môi của miệng, mí mắt, tai, khí quản, dạ dày, vùng sinh dục và hậu môn. Niêm mạc có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn mầm bệnh và các chất bẩn thâm nhập vào cơ thể và ngăn ngừa các mô của cơ thể khỏi bị mất độ ẩm.

Niêm mạc khá mỏng manh, chúng có thể hấp thụ một số chất bao gồm cả chất độc và chúng có thể bị đau. Nếu niêm mạc bị rách hoặc bị hỏng, chất nhầy ở đó được tiết ra có khả năng thực hiện vai trò của niêm mạc trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và giữ lại độ ẩm mô.

Bề mặt niêm mạc được đặc trưng bởi sự hiện diện của chất lỏng niêm mạc bên trên, ví dụ cụ thể như: nước bọt, nước mắt, chất nhầy ở mũi, dạ dày, cổ tử cung và phế quản, các chức năng của chúng bao gồm cung cấp các loại điều hòa miễn dịch và hỗ trợ chữa bệnh bao gồm các yếu tố tăng trưởng, các protein kháng khuẩn và các globulin miễn dịch.

Niêm mạc nằm ở đâu?

Niêm mạc sẽ nằm ở một số nơi tiếp giáp với da. Chẳng hạn cụ thể như ở tai, mắt, mũi, môi, miệng, khí quản, dạ dày, hậu môn, vùng sinh dục…

Đối với nữ giới, phần đầu âm vật và mũ trùm đầu âm vật có lớp niêm mạc. Đối với nam giới, quy đầu dương vật và các lớp bên trong của bao quy đầu đều có lớp niêm mạc bao phủ. Các niệu đạo cũng được lót bằng một lớp niêm mạc.

Một số niêm mạc có liên quan đến tiêu hóa trong việc hấp thụ các chất từ thức ăn không hòa tan và bài tiết ra hóa chất từ ​​các tuyến. Các chất dịch đậm đặc được tiết ra từ một số các niêm mạc và / hoặc các tuyến liên kết được gọi là chất nhầy. Chất nhầy này sẽ có thể có tính chất bảo vệ.

Niêm mạc trong tiếng Anh là: mucosa.

2. Vai trò của niêm mạc:

Như đã phân tích ở trên, ta nhận thấy niêm mạc đóng vai trò như một lớp màng che toàn bộ những bộ phận của tất cả bộ máy tiêu hóa, hô hấp, sinh sản… Lớp niêm mạc này cũng sẽ có chứa chất nhầy có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus, nấm hoặc các bộ phận tránh khỏi những tác động xấu của các dịch cơ thể tiết ra.

Lớp niêm mạc này mặc dù rất mỏng manh nhưng lại có khả năng ngăn chặn các mầm bệnh, chất bẩn xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, niêm mạc còn có thể giữ ấm và giúp cho các mô của cơ thể không bị mất độ ẩm. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc mỏng manh có khả năng hấp thụ được chất độc hại nhưng lại có thể bị viêm đau. Trường hợp niêm mạc bị tổn thương, bị rách hoặc bị hỏng, chất nhầy sẽ thực hiện chức năng ngăn ngừa viêm nhiễm và giữ ẩm mô thay cho niêm mạc.

Bề mặt niêm mạc sẽ tạo thành giao diện của cơ thể với môi trường bên ngoài và đóng vai trò trung tâm trong giám sát miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Bề mặt niêm mạc cũng có sự hiện diện của hàng rào biểu mô bán thấm được củng cố bởi nhiều cơ chế miễn dịch bẩm sinh và thích ứng.

Một số lượng lớn các tế bào lympho cư trú bên dưới biểu mô có nhiệm vụ quan trọng đó chính là bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật và làm trung gian miễn dịch đối với bệnh tật.

Ngoài ra, bề mặt niêm mạc cũng là nơi cư trú của hệ vi sinh vật kết hợp, một cộng đồng vi khuẩn đa dạng góp phần vào sức khỏe của chúng ta nhưng cũng phải được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch tại những khu vực này.

Nhìn chung, ta nhận thấy rằng, các bề mặt niêm mạc cung cấp một rào cản thiết yếu giữa cơ thể và môi trường bên ngoài và được đặc trưng bởi những thích ứng mới cần thiết để bảo vệ hàng rào này.

3. Các loại niêm mạc trong cơ thể:

Trong cơ thể có nhiều loại niêm mạc khác nhau như: Niêm mạc tử cung; Niêm mạc miệng; Niêm mạc mũi; Niêm mạc dạ dày; Niêm mạc ruột non; Niêm mạc mắt; Niêm mạc lưỡi, …

Tại mỗi vị trí khác nhau thì niêm mạc sẽ có một số đặc điểm cấu tạo riêng và có thêm những chức năng chuyên biệt của cơ quan, bộ phận đó. Cụ thể:

3.1. Niêm mạc tử cung:

Niêm mạc tử cung thường được gọi là nội mạc tử cung. Niêm mạc tử cung là một lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung. Lớp niêm mạc tử cung có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thụ thai, bảo vệ quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Niêm mạc tử cung được cấu tạo bởi 2 phần đó là:

+ Lớp đáy hay còn gọi là lớp nội mạc căn bản: nó bao gồm mô đệm, tế bảo biểu mô trụ tuyến. Lớp này không chịu bất cứ tác động nào của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

+ Lớp nông hay còn được gọi là lớp nội mạc tuyến: lớp này chịu ảnh hưởng lớn của chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu lớp niêm mạc tử cung dày hơn 20mm được gọi là niêm mạc tử cung dày. Khi đó, người phụ nữ thường khó mang thai. Bởi sự hình thành và phát triển của niêm mạc tử cung chịu ảnh hưởng của hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ.

Nếu lớp niêm mạc mỏng hơn 7 đến 8mm được gọi là niêm mạc tử cung mỏng. Khi đó, người phụ nữ cũng sẽ khó có thai do lớp tử cung quá mỏng nên bào thai khó làm tổ. Hoặc nếu quá trình làm tổ của phôi diễn ra bình thường thì khả năng giữ lại được ở tử cung cũng vô cùng khó khăn.

Niêm mạc tử cung bình thường sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:

+ Ở giai đoạn vừa mới kết thúc kỳ kinh: niêm mạc tử cung dày 3 đến 4mm.

+ Giữa chu kỳ kinh nguyệt cũng là thời điểm gần ngày rụng trứng: niêm mạc tử cung dày từ 8 đến 12 mm.

+ Ở giai đoạn sắp có kinh: niêm mạc tử cung dày từ 12 đến 16mm. Nếu như trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo thành kinh nguyệt.

3.2. Niêm mạc miệng:

Niêm mạc miệng là lớp niêm mạc bao phủ khoang miệng. Niêm mạc miệng có thể bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể chúng ta có thể kể đến như:

+ Viêm quanh răng, viêm tủy răng hoặc sâu răng.

+ Nhiễm nấm, vi khuẩn và virus.

+ Sang chấn từ bên ngoài tác động.

+ Dị ứng với một số loại thuốc.

+ Ung thư biểu mô

+ Bệnh lý tự miễn.

3.3. Niêm mạc mũi:

Niêm mạc mũi được biết đến là lớp màng bao phủ toàn bộ phía bên trong thành của mũi và tất cả xoang liên quan đến mũi. Lớp niêm mạc mũi dễ bị tổn thương và phù nề. Khi đó, lỗ thông của những xoang đổ vào mũi bị hẹp một phần hoặc bị che lấp toàn bộ gây viêm mũi.

Niêm mạc mũi được chia thành 2 tầng cụ thể đó là:

+ Tầng khứu còn gọi là tầng trên: vị trí từ chỗ bám vào phía trên của xương xoăn trở lên trên, phần này chiếm 1/3 niêm mạc mũi. Niêm mạc tầng khứu có màu xám nâu hoặc vàng.

+ Tầng hô hấp hay tầng dưới: có vị trí là vùng dưới xoắn mũi trên, niêm mạc phần này chiếm 2/3 dưới niêm mạc mũi, có màu đỏ hồng.

3.4. Niêm mạc dạ dày:

Niêm mạc dạ dày được hiểu là lớp màng phủ bề mặt bên trong dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày này có tác dụng bảo vệ dạ dày nhờ chức năng hấp thụ các chất độc hại có thể gây tổn thương dạ dày. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc này còn giúp các mô liên kết luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết.

Niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương dẫn tới các tình trạng bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét tá tràng… Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng cụ thể như: Đau bụng; Buồn nôn, nôn; Mệt mỏi; Ăn không ngon, chán ăn; Ợ chua, ợ hơi; Đi ngoài ra phân đen: trường hợp viêm loét nặng gây xuất huyết dạ dày.

3.5. Niêm mạc mắt:

Niêm mạc mắt được hiểu là lớp màng che phủ phần lòng trắng của mắt (củng mạc mắt). Lớp niêm mạc mắt dễ bị viêm nhiễm gây bệnh viêm kết mạc hay thường được biết đến với cái tên đau mắt đỏ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc mắt thông thường sẽ là do virus, vi khuẩn, dị ứng hoặc bị kích thích bởi bụi bẩn, khói… Tình trạng viêm nhẹ sẽ không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng thị lực.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )