Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Những loại động sản, bất động sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu

  • 13/04/202213/04/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    13/04/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Những loại động sản, bất động sản nào bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Ngoài nhà đất, những tài sản nào phải đăng ký mới có quyền sở hữu?

      Đăng ký quyền sở hữu là một trong những cách thức bảo vệ tài sản cho mỗi cá nhân, đặc biệt là những tài sản có giá trị. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng thuộc diện đăng ký theo quy định của pháp luật. Vậy những loại tài sản nào thuộc diện bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc giải quyết được những thắc mắc này

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đăng ký quyền sở hữu là gì? Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu:
      • 2 2. Những loại tài sản phải đăng ký theo quy định pháp luật:
      • 3 3. Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản:
      • 4 4. Đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với động sản:

      1. Đăng ký quyền sở hữu là gì? Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu:

      Đăng ký quyền sở hữu là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc  công nhận và chứng thực về phương diện pháp lý các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trong quan hệ dân sự.

      Việc đăng ký quyền trước hết được coi là một hoạt động giao tiếp chính thức giữa người tự xưng là có quyền và Nhà nước nhằm giúp nhà chức trách nhận dạng người có quyền, từ đó có thái độ ứng xử thích hợp trong quá trình can thiệp vào các mối quan hệ giữa người này và các chủ thể khác liên quan đến quyền được đăng ký.

      – Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu đối với tàn sản

      Thứ nhất, nó cho phép nhận dạng tài sản một cách chính xác, cũng như làm rõ nội dung của quyền đối với tài sản đó. Sổ đăng ký có những mô tả bằng câu chữ và nếu cần, cả bằng bản vẽ cho phép phân biệt rạch ròi tài sản đăng ký cũng như quyền được đăng ký với bất kỳ tài sản nào, quyền nào khác.

      Thứ hai, nó cho phép khẳng định sự hiện hữu không thể tranh cãi của quyền, đặc biệt về chủ thể và nội dung của quyền. Nói khác đi, việc đăng ký có tác dụng tạo ra chứng cứ chính thức và tuyệt đối về quyền, hay khác đi nữa, đăng ký có tác dụng tạo lập quyền.

      2. Những loại tài sản phải đăng ký theo quy định pháp luật:

      Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

      Trong đó, Điều 106 nêu rõ:

      – Đối với tài sản là bất động sản: Phải đăng ký.

      – Đối với tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

      Như vậy, với quy định này có thể thấy, không riêng bất động sản, một số loại động sản khác cũng phải đăng ký quyền sở hữu.

      Cụ thể các loại tài sản phải đăng ký bao gồm:

      Tài sản là bất động sản

      – Đất đai

      – Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

      – Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

      – Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

      Tài sản là động sản

      – Tàu biển (theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

      – Phương tiện nội thủy địa (theo Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014)

      – Tàu cá (theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT)

      – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (theo Thông tư 15/2014/TT-BCA)

      – Tàu bay (theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP)

      – Phương tiện giao thông đường sắt (theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT)

      – Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009)

      – Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017).

      3. Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản:

      Theo Luật Đất đai 2013, Điều 48 quy định “Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản

      Bằng chứng về quyền sử dụng đất trong trường hợp có tranh chấp: Một khi có tranh chấp, thì phải phân biệt tuỳ theo đã có hay chưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

      Trường hợp chưa có chứng nhận quyền sử dụng đất, nghĩa là quyền sử dụng đất chưa bao giờ được đăng ký theo hệ thống mới, thì việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân và Bộ Tài nguyên và môi trường (Luật Đất đai, Điều 136 khoản 2). Hệ thống đăng ký không đóng vai trò gì trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thế nhưng, khi tranh chấp ngã ngũ và quyền sử dụng đất được thừa nhận cho một người, thì việc tiếp theo là đăng ký quyền sử dụng đất cho người đó.

      Thông thường, khi đã qua hai cấp giải quyết tranh chấp, quyền sử dụng đất được thừa nhận một cách dứt khoát cho người có tên trong sổ đăng ký. Trong khung cảnh của Điều 136 Luật Đất đai, có vẻ như người không thoả mãn đối với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan hành chính có quyền kiện ra toà án. Tuy nhiên, trên thực tế, toà án hầu như không thụ lý án kiện phát sinh trong trường hợp này. Điều đó có nghĩa rằng, việc đăng ký quyền sử dụng đất trong trường hợp này thiết lập bằng chứng chính thức về quyền sử dụng đất cho người có tên trong sổ đăng ký .

      Trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Khoản 1, Điều 136 Luật Đất đai, trong trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà một bên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với phần đất tranh chấp, thì thẩm quyền giải quyết thuộc về toà án. Tất nhiên, khi giải quyết tranh chấp, toà án phải xem lại tính hợp pháp của các căn cứ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

      Song, có vẻ như toà án chỉ tiến hành xem xét lại căn cứ của việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình được các bằng chứng thuyết phục về quyền của mình. Điều đó có nghĩa, mỗi khi bị kiện thì tạm thời, bên có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được miễn nghĩa vụ chứng minh . Nói cách khác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mặc nhiên có tác dụng suy đoán rằng, người có giấy chứng nhận là người có quyền sử dụng đất và người nào không thừa nhận điều đó thì phải chứng minh.

      4. Đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với động sản:

      Tài sản là yếu tố không thể thiếu và gắn liền với cuộc sống của con người. Việc tạo lập tài sản được diễn ra thường xuyên, nhưng để được nhà nước công nhận quyền sở hữu thì một số tài sản cần phải thực hiện đăng ký.

      * Đăng ký phương tiện đường thủy nội địa

      Việc đăng ký phương tiện đường thủy nội địa thực hiện theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi 2014.

      Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật này thì phương tiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký phải đáp ứng điều kiện:

      + Có nguồn gốc hợp pháp;

      + Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

      Trong đó, phương tiện thuỷ nội là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

      * Đăng ký các quyền đối với tàu bay

      Căn cứ Điều 29 Luật hàng không dân dụng Việt Nam  thì

      “Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này phải đăng ký các quyền đó theo quy định của Chính phủ.”

      Trong đó, các quyền đối với tàu bay:

      a) Quyền sở hữu tàu bay;

      b) Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

      c) Thế chấp, cầm cố tàu bay;

      d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

      Việc đăng ký tàu bay thực hiện theo quy định Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

      * Đăng ký tàu biển

      Việc đăng ký tàu biển thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

      Trong đó, tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển

      * Đăng ký tàu cá

      Căn cứ vào Khoản 1 Điều 71 Luật Thủy sản 2017 thì tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.

      Việc đăng ký tàu cá thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

      * Đăng ký phương tiện giao thông đường bộ: xe cơ giới

      Căn cứ Điều 52 Luật giao thông đường bộ 2008 thì một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

      Việc đăng ký xe được thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe

      * Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

      Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 thì một trong những điều kiện để phương tiện giao thông đường sắt tham gia giao thông là có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp.

      Phương tiện giao thông đường sắt được đăng ký theo quy định tại Luật Đường sắt 2017 và Thông tư 21/2018/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

      * Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

      Theo Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009 thì:

      + Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch;

      + Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.

      * Đăng ký vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

      Theo Khoản 9 Điều 4 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

      Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Luật này.

      Bên cạnh đó, việc đăng ký tài sản phải được công khai (Khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015).

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Bất động sản

        Đăng ký quyền sở hữu

        Động sản

        Ký quỹ


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

        Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính thống ở Việt Nam đã tồn tại, phát triển trong những năm vừa qua, hoạt động ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngày càng trở nên phổ biến. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về khoản tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp? 

        ảnh chủ đề

        Việc ký quỹ của thành viên bù trừ được quy định thế nào?

        Ký quỹ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán là quy định bắt buộc trong thực hiện giao dịch chứng khoán. Vậy việc ký quỹ của thành viên bù trừ được quy định thế nào?

        ảnh chủ đề

        Quy định ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu

        Ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu là một trong những yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài. Vậy quy định ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Quyền đối với bất động sản liền kề theo Bộ luật Dân sự 2015 

        Quyền đối với bất động sản liền kề gồm: nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa; nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải; quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề; quyền về tưới, tiêu nước trong canh tác (Điều 253); quyền về lối đi qua,...

        ảnh chủ đề

        Căn cứ xác lập, chấm dứt, hiệu lực của Quyền đối với bất động sản liền kề 

        Căn cứ xác lập Quyền đối với bất động sản liền kề nhằm điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, bất động sản xung quanh trong các trường hợp cần thiết nhằm phục vụ hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh, và sinh hoạt hàng ngày.

        ảnh chủ đề

        Pháp luật, nguyên tắc thực hiện Quyền đối với bất động sản liền kề

        Pháp luật về Quyền đối với bất động sản liền kề là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng một bất động sản liền kề, hoặc bất động sản xung quanh thuộc sở hữu của một chủ thể khác.

        ảnh chủ đề

        Quá trình phát triển của pháp luật Quyền đối với bất động sản liền kề 

        Quyền đối với bất động sản liền kề không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự nói chung mà còn chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành là Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

        ảnh chủ đề

        Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Đặc điểm, phân loại

        Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của chủ sở hữu bất động sản trong điều kiện do pháp luật quy định hoặc được xác lập thông qua thỏa thuận với các chủ sở hữu khác, được sử dụng bất động sản của chủ thể khác trong phạm vi luật định hoặc trong phạm vi thỏa thuận.

        ảnh chủ đề

        Bất động sản là gì? Bất động sản liền kề là gì?

        Bất động sản liền kề được hiểu là các bất động sản có sự tiếp giáp với nhau về ranh giới, được phân cách với nhau bởi ranh giới, trong trường hợp bất động sản bị vây bọc thì thuộc tính liền kề được xác định bao gồm cả bất động sản liền kề và bất động sản xung quanh.

        ảnh chủ đề

        Quỹ tín thác là gì? Quỹ đầu tư tín thác bất động sản REITS?

        REITs tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản mà không cần phải mua trực tiếp và quản lý các tài sản này.Thông qua việc đầu tư vào REITs, nhà đầu tư có thể sở hữu một phần của danh mục bất động sản phong phú. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|87463|
        "