Nhựa Melamine là gì? Ứng dụng và cách sử dụng an toàn?

Như chúng ta đã biết hiện nay xuất hiện trên bề mặt của nhiều vật dụng trong gia đình như bàn ăn, tủ bếp, cánh cửa, kệ trang trí…có sự xuất hiện của Melamine. Nhiều người thường gọi bề mặt này bằng một số tên gọi khác như: giấy Melamine, tấm phủ Melamine.

1. Nhựa Melamine là gì?

Melamine là dòng nhựa cao cấp được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ứng dụng lớn nhất của nó là dùng sản xuất bát đĩa, dụng cụ nấu ăn. Nó dễ tạo hình và trang trí bằng xử lý nhiệt, vì thế mà các sản phẩm melamine thường rất đa dạng về hình dạng, màu sắc, họa tiết trang trí, kích thước. Điểm đặc biệt là các sản phẩm nhựa melamine rất giống gốm sứ, giống đến 98% nên trông rất sang trọng, hút mắt.

Melamine có cấu trúc phân tử rất bền vững, hầu như không thể "di cư" vào thức ăn khi chúng được chứa đựng trong nó, vì thế khá an toàn với sức khỏe khi dùng sản xuất đồ gia dụng. Nó được FDA  - Cục Quản lý Thực phẩm và Được phẩm Hoa Kỳ chứng nhận an toàn cho việc dùng như các vật dụng trên bàn ăn. Ưu điểm cộng thêm của nó còn là khả năng kháng vỡ cực tốt và chống trầy cao, bề mặt sáng bóng dễ lau chùi, chịu nhiệt tới 120 độ C. Các sản phẩm nhựa melamine không chỉ nhẹ, mà còn bền tốt, dùng an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Melamine được sử dụng trong công nghiệp nhựa, sản xuất keo dán và các sản phẩm chịu nhiệt, dụng cụ nhà bếp, làm chất chống cháy .v.v chứ không phải là chất phụ gia thực phẩm. Mục đích của việc đưa melamine vào thức ăn cho động vật và thực phẩm chỉ nhằm làm tăng hàm lượng nitơ để được các phương pháp đánh giá cho là có hàm lượng đạm cao. “Đạm” ở đây là “đạm giả”, không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn gây hại.

Mỹ và các quốc gia thuộc EU không cho phép sử dụng melamine làm phụ gia trong thức ăn động vật và thực phẩm cho người trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình chế biến. Mặc dù bản thân melamine không có tính độc cao nhưng hỗn hợp melamne và axít cyanuric sẽ có khả năng tạo tinh thể rất lớn và gây sỏi thận.

Giả sử melamine không được thêm vào có chủ định nhưng mẫu xét nghiệm vẫn có melamine thì sao? Trường hợp này có thể do melamine từ bao gói, dụng cụ chứa đã xâm nhập vào thực phẩm với hàm lượng rất thấp. EU quy định lượng melamine cho phép xâm nhập là 30mg/kg-1 (giới hạn cho formaldehyde là 15mg/kg-1)19.

Một hội đồng khoa hoc bao gồm nhiều chuyên gia được Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA thành lập để đánh giá tác hại của melamine đối với động vật và người.

Với tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong công nghiệp nên các phương pháp định tính, định lượng melamine cũng như các dẫn chất của melamine đã được sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, việc phát triển các phương pháp dùng tìm dấu vết và định lượng melamine trong thức ăn, trong mô của động vật được chú ý sau khi vụ phát hiện thức ăn nhiễm melamine nhập từ Trung Quốc (tháng 3 năm 2007).

Phương pháp được dùng phổ biến hiện nay là sắc ký lỏng(liquid chromatography) và sắc ký lỏng cải biến, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khối phổ (mass spectrometry, MS), HPLC kết hợp với MS (HPLC-MS/MS). Phương pháp dựa trên nguyên lý phản ứng miến dịch kết hợp enzyme (EIA) cũng được ứng dụng để tìm melamine trong thức ăn.

2. Ứng dụng của nhựa Melanin trong cuộc sống:

Melamine cùng với foc-môn được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhựa chịu nhiệt và chất tạo bọt làm sạch. Melamine cũng là một trong những thành phần chính của chất màu có tên Pigment Yellow 150 trong mực in và nhựa… Nó cũng được sử dụng trong sản xuất bêtông nhằm làm giảm hàm lượng nước, tăng khả năng chịu lực, hạn chế tạo xốp và tăng độ bền của bêtông.

Do sở hữu hàm lượng nitơ cao nên ngay từ những năm 50, melamine được sử dụng làm phân bón3. Tuy nhiên, do phản ứng thủy phân melamine nên tác dụng của nó đối với đất trồng rất hạn chế. Melamine cũng có mặt trong thuốc có gốc asean được dùng trong điều trị xoắn trùng châu phi  Đã từ lâu người ta dùng melamine như một nguồn cung cấp nitơ không phải là protein cho động vật nhai lại5 (tuy nhiên, quan điểm về ứng dụng này còn chưa nhất quán).

Vì hàm lượng nitơ cao nên melamine được những nhà sản xuất “gian dối” đưa vào thực phẩm. Cơ sở để họ thực hiện điều này là những phương pháp kiểm tra như phương pháp Kjeldahl và phương pháp Dumas đo hàm lượng đạm trong thực phẩm (một chỉ số dinh dưỡng) qua việc xác định hàm lượng nitơ. Chính vì vậy melamine được dùng để “lừa” phương pháp kiểm tra, lừa các cơ quan kiểm tra và tất nhiên là lừa người tiêu dùng.

Một điều cần lưu tâm là nhựa melamine thường được sử dụng trong đóng gói thực phẩm của người và động vật cũng như làm nguyên liệu chế tạo các dụng cụ ăn uống như thìa, dĩa… nên melamine có thể xâm nhập từ dụng cụ bao gói hay đồ dùng ăn uống vào thực phẩm với hàm lượng rất nhỏ (tính bằng phần triệu)6. Melamine cũng có thể được hình thành (như là dẫn chất) từ thuốc trừ sâu cyromazine nếu chất này có mặt trong mô của động vật, thực vật7. Hai trường hợp này (đều với hàm lượng rất nhỏ) có thể được gọi là sự “hiện diện không chủ định” để phân biệt với các trường hợp “cố tình” thêm melamine nói trên.

3. Những nguy hiểm kkhi dùng nhựa melanin:

Melamine gây độc ra sao

Melamine (màu xanh) dễ dàng kết hợp với axít cyanuric (màu đỏ) qua liên kết hydro tạo kiểu liên kết phân tử hình mái ngói, lắng đọng và gây sỏi thận

Bản thân melamine không có tính độc ở liều thấp8 nhưng khi kết hợp với axit cyanuric thì melamine có khả năng gây sỏi thận thậm chí dẫn đến tử vong.

Gây độc cấp tính

Số liệu từ thí nghệm trên chuột cho thấy liều gây chết 50% chuột thí nghiệm (LD50) là 3.000mg/kg khối lượng cơ thể nếu melamine được đưa vào theo đường miệng. LD50 của thỏ khi làm thí nghiệm kích thích trên da lớn hơn 1000mg/kg9. Melamine cũng gây kích thích cho da và mắt. Một nhóm nhà khoa học Liên Xô cũ cho rằng muối tạo thành từ melamine và axit cyanuric (muối sử dụng trong chống cháy) có độc tính mạnh hơn cả hai chất riêng rẽ này10. Nếu đưa muối melamine trực tiếp vào dạ dày của chuột, LD50 là 4,1g/kg còn khi cho chuột hít, LD50 là 3,5g/kg. Các số liệu tương ứng đối với chuột nhắt là 7,7 g/kg và 3,4 g/kg11.

Mèo ăn thức ăn chứa melamine có các biểu hiện của hư thận.

Gây độc mãn tính

Nếu ăn thực phẩm chứa melamine có thể dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa, sỏi bàng quang, sỏi thận và có thể ung thư bàng quang12. Melamine cũng được tìm thấy trong mô thận của mèo và chó được cho ăn thức ăn chứa melamine 13, 14. Sự lắng đọng các tinh thể muối melamine có khả năng gây bệnh tích tại thận của lợn và cá tương tự như axit uric gây sỏi thận ở người 15.

Thí nghiệm trên chó ăn thức ăn chứa 3% melamine trong một năm dẫn đến giảm tỷ lệ các thành phần quyết định tăng trưởng, tăng bài tiết nước tiểu, hình thành tinh thể melamine trong nước tiểu, đi tiểu ra máu16.

Tinh thể melamine rất khó tan, di chuyển rất chậm trong đường tiết niệu (từ thận xuống niệu đạo) nên có khả năng gây các triệu chứng độc cấp tính.

Trường hợp phản ứng với chất dẻo melamine formaldehyde đối với người xảy ra với một phụ nữ 28 tuổi là công nhân chế biến gỗ. Phụ nữ này được xác định là không có phản ứng dị ứng với formaldehyde. Các triệu chứng quan sát được là những vết eczecma ở mu bàn tay và cổ tay. Các nghiên cứu cho thấy, phản ứng dị ứng rất hiếm gặp (so với phản ứng đối với formaldehyde)17.

Các thí nghiệm đã chứng minh rằng, trong điều kiện sử dụng bình thường: ở mức nhiệt dưới 130 độ C và không chứa đựng các sản phẩm có tính axit cao thì nhựa melamine đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, không thôi nhiễm thành phần nhựa sang thực phẩm và sử dụng cực bền tốt.

4. Cách sử dụng an toàn khi dùng nhựa melanin:

Trong các gian bếp gia đình hiện nay, nhựa melamine xuất hiện khá nhiều, từ chén, dĩa, tô đến đũa nhựa. Chỉ cần được sử dụng đúng cách, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn và độ bền của chúng.

- Hãy nhớ giới hạn an toàn nhiệt của sản phẩm là 120 độ C. Vì vậy chén, dĩa, tô, đũa nhựa melamine... tốt nhất chỉ nên dùng trên bàn ăn, không dùng khi chiên, nướng, xào nấu, không dùng nó trong lò vi sóng, không sát trùng bằng nước sôi và không sấy quá nóng.

- Đồ dùng melamine nên được rửa bằng tay, hạn chế dùng trong máy rửa chén để giữ sản phẩm bền đẹp.

- Nhựa melamine có độ bền khá cao, nhưng sau thời gian dài sử dụng cũng không tránh khỏi hiện tượng trầy xước, và có thể bong tróc hay sần sùi do sử dụng không đúng cách.

Vì vậy, khi dùng đồ nhựa melamine đã xuống cấp, trầy xước, sứt mẻ thì nên loại bỏ, thay mới, vì khi đó lớp bảo vệ của chúng đã bị tổn hại, tạo điều kiện nhiễm khuẩn và thôi nhiễm thành phần nhựa vào thức ăn khi chứa đựng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )