Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kinh tế tài chính » Nhà quản trị dự án là gì? Yêu cầu và trách nhiệm của nhà quản trị dự án

Kinh tế tài chính

Nhà quản trị dự án là gì? Yêu cầu và trách nhiệm của nhà quản trị dự án

  • 21/07/202221/07/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    21/07/2022
    Kinh tế tài chính
    0

    Nhà quản trị dự án là gì? Yêu cầu của nhà quản trị dự án? Trách nhiệm của nhà quản trị dự án?

    Hiện nay đối với mỗi dự án, công việc cần thiết nhất đó là quản trị dự án để đạt được hiệu quả tốt nhất cho dự án. Công việc quản trị đối với dự án cần phải có nhà quản trị dự án tham gia vào hoạt động này.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Nhà quản trị dự án là gì?
    • 2 2. Yêu cầu  của nhà quản trị dự án:
    • 3 3. Trách nhiệm của nhà quản trị dự án:

    1. Nhà quản trị dự án là gì?

    Khai niệm về người quản lý dự án thì rất dễ hiểu chúng ta có thể liên hệ thực tế đây là người đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc các dự án và họ chịu trách nhiệm về toàn bộ phạm vi dự án, nhóm dự án và các nguồn lực, ngân sách dự án và sự thành công hay thất bại của dự án.

    Nếu bạn đang tìm kiếm một sự nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và tự hỏi là liệu vị trí quản lý dự án có phù hợp với bạn không và lộ trình nghề nghiệp công nghệ thông tin người quản lý dự án công nghệ thông tin có thể là vị trí tốt nhất mà bạn hướng tới. Ngoài ra, hãy xem xét liệu bạn có những gì cần thiết để trở thành một nhà quản lý dự án xuất sắc hay không .

    2. Yêu cầu  của nhà quản trị dự án:

    Quản trị dự án là ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động dự án để đảm bảo dự án đạt được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Quản trị dự án nhằm mục đích để có thể giúp dự án đạt các mục tiêu đặt ra và giúp đảm bảo đạt hiệu quả mong đợi.  Quản trị dự án thường bao gồm:

    + Xác định các yêu cầu (của công ty hoặc của khách hàng)

    + Xác định và đáp ứng các nhu cầu, các mối quan tâm, và mong đợi của các chủ thể dự án trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án

    + Chứng ta cần biết thực hiện cân đối hài hoà giữa các yêu cầu, ràng buộc khác nhau của dự án bao gồm  có phạm vi dự án, chất lượng, tiến độ, kinh phí và nguồn lực, các rủi ro

    Như vậy, với mỗi dự án cụ thể sẽ có những yêu cầu và ràng buộc nhất định đòi hỏi nhà quản lý dự án cần phải xác định thứ tự ưu tiên giữa các yêu cầu.

    Giữa các ràng buộc có mối quan hệ với nhau, tức là một ràng buộc thay đổi có thể kéo theo một hoặc nhiều ràng buộc khác thay đổi theo. Ví dụ thời hạn hoàn thành dự án được yêu cầu rút ngắn lại thường kéo theo kinh phí thực hiện dự án phải tăng lên bởi vì cần phải bổ xung thêm nguồn lực để thực hiện cùng khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn hơn. Nếu không thể bổ xung thêm kinh phí cho dự án thì hoặc là phải chấp nhận thu hẹp phạm vi dự án bằng cách cắt giảm một số hạng mục công việc hoặc chấp nhận giảm chất lượng đầu ra (sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng thấp hơn hoặc thay đổi phương án thi công đòi hỏi chi phí ít hơn và chất lượng thấp hơn). Các chủ thể dự án cũng có các ý kiến khác nhau về nhân tố nào là quan trọng nhất cho nên cũng tạo ra sự thách thức lớn cho dự án. Thay đổi các yêu cầu đối với dự án cũng có thể làm gia tăng mức độ rủi ro đối với dự án. Như vậy đội dự án phải có khả năng đánh giá được tình hình và có thể hài hoà được các yêu cầu khác nhau để thực hiện và chuyển giao dự án một cách thành công.

    Xem thêm: Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị chung cư

    Các nhà quản lý dự án hiệu quả cần tìm hiểu kỹ các vấn đề kỹ thuật. Vai trò này cũng đòi hỏi một tư duy kinh doanh chiến lược; khả năng xây dựng đội nhóm và giải quyết rắc rối, cùng với các kỹ năng khác được yêu cầu ở mức cao . Ở cấp độ nhỏ, người quản lý dự án phải thể hiện khả năng lãnh đạo, có khả năng thúc đẩy các thành viên trong nhóm, biết cách giải quyết các vấn đề theo mức độ ưu tiên. Khả năng thích ứng là một kỹ năng quan trọng khác mà các nhà quản lý dự án phải có để thành công. Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp cũng có thể giúp các nhà quản lý dự án xuất sắc trong vai trò rất được săn đón này.

    Nhưng để trở thành một nhà quản lý dự án xuất sắc, bạn phải là một đối tác kinh đáng tin cậy được giao hoàn toàn trách nhiệm cho sự thành công của tổ chức; và bạn phải có khả năng vượt qua những trở ngại không thể tránh khỏi. Kết hợp với kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật cần thiết, một số kỹ năng nhất định cùng với những kỹ năng khác phù hợp với dự án; bạn có thể trở thành người quản lý dự án. Các nhà quản lý dự án xuất sắc cần:

    + Có được chiến lược kinh doanh

    + Khuyến khích và ghi nhận những đóng góp quý báu của thành viên khác trong đội ngũ

    + Tôn trọng và thúc đẩy các bên liên quan hoàn thành tốt nhất dự án

    + Nhấn mạnh tính chính trực và trách nhiệm giải trình

    + Đảm bảo cho sự thành công của dự án

    + Có thể làm việc với sức ép, trở ngại.

    Xem thêm: Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

    3. Trách nhiệm của nhà quản trị dự án:

    Người quản lý dự án với sự giúp đỡ của nhóm của họ và đối với họ sẽ chịu nhiều trách nhiệm trong năm giai đoạn dự án của một vòng đời dự án cụ thể đó là sự bắt đầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kết thúc như bên dưới. Các giai đoạn quản lý dự án giao nhau với 10 lĩnh vực; bao gồm tổng hợp, phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực, truyền thông, mua sắm; rủi ro và quản lý các bên liên quan.

    Giai đoạn bắt đầu

    + Quản lý tổng hợp: Xây dựng điều lệ dự án

    + Quản lý các bên liên quan: Xác định các bên liên quan cần thiết cho dự án.

    Giai đoạn lập kế hoạch

    + Quản lý tổng hợp: Phát triển một kế hoạch về quản lý dự án.

    + Quản lý phạm vi: Xác định và quản lý phạm vi, tạo cấu trúc phân tích công việc (WBS) và thu thập yêu cầu

    + Quản lý thời gian: Lập kế hoạch, xác định và phát triển lịch trình, hoạt động, ước tính nguồn lực và thời gian hoạt động.

    Xem thêm: Điều kiện thành lập, cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án

    + Quản lý chi phí: Lập kế hoạch và ước tính chi phí cũng như xác định ngân sách

    + Quản lý chất lượng: Lập kế hoạch và xác định các yêu cầu về chất lượng

    + Quản lý nguồn nhân lực: Lập kế hoạch và xác định nhu cầu nguồn nhân lực

    + Quản lý truyền thông: Lập kế hoạch truyền thông

    + Quản lý rủi ro: Lập kế hoạch và xác định các rủi ro tiềm ẩn, thực hiện phân tích rủi ro định tính và định lượng cũng như hoạch định các chiến lược giảm thiểu rủi ro

    + Quản lý mua sắm: Lập kế hoạch và xác định các hoạt động mua sắm cần thiết

    + Quản lý các bên liên quan: Lập kế hoạch cho các kỳ vọng của các bên liên quan

    Thực thi kế hoạch

    Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

    + Quản lý tổng hợp: Chỉ đạo và quản lý mọi công việc cho dự án

    + Quản lý chất lượng: Thực hiện tất cả các khía cạnh của quản lý chất lượng

    + Quản lý nguồn nhân lực: Lựa chọn, phát triển và quản lý nhóm dự án

    + Quản lý truyền thông: Quản lý tất cả các khía cạnh của thông tin truyền thông

    + Quản lý mua sắm: Thực hiện hành động để đảm bảo các mua sắm trang thiệt bị cần thiết

    + Quản lý các bên liên quan: Quản lý tất cả các kỳ vọng của các bên liên quan

    Giám sát và kiểm soát

    + Quản lý tổng hợp: Giám sát và kiểm soát công việc của dự án và quản lý mọi thay đổi cần thiết

    Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập ban quản trị nhà chung cư

    + Quản lý phạm vi: Xác nhận và kiểm soát phạm vi của dự án

    + Quản lý thời gian: Kiểm soát phạm vi của dự án

    + Quản lý chi phí: Kiểm soát chi phí dự án

    + Quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng của sản phẩm

    + Quản lý thông tin truyền thông: Kiểm soát tất cả thông tin truyền thông của đội ngũ và các bên liên quan

    + Quản lý mua sắm: Kiểm soát mua sắm

    + Quản lý các bên liên quan: Kiểm soát sự tham gia của các bên liên quan

    Hoàn thành dự án:

    Xem thêm: Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư

    + Quản lý tích hợp: Kết thúc tất cả các giai đoạn của dự án

    + Quản lý mua sắm: hoàn tất các gói thầu của dự án

    Như vậy chúng ta thấy việc quản trị dự án giúp tổ chức cơ cấu quản trị, tăng cường các hoạt động lập kế hoạch, điều hành thực hiện, kiểm soát, ra quyết định kịp thời để đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đặt ra và giúp tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Theo đó có thể liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án. Liên kết các nhóm thực hiện dự án với khách hàng và các bên liên quan khác. Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên tham gia dự án. Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi. Đàm phán trực tiếp giữa các bên để giải quyết bất đồng. Quản trị dự án có nhiều khó khăn. Những mâu thuẫn do cùng chia nhau nguồn lực của tổ chức; quyền lực và trách nhiệm của nhà quản trị dự án trong một số trường hợp không được thể hiện đầy đủ dự án…là những khó khăn mà bạn cần chú ý.

    Xem thêm: Có được thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng không?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Kinh tế tài chính
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.720 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Ban quản lý dự án

    Ban quản trị

    Chủ dự án đầu tư

    Công trình dự án


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Trưởng ban quản lý dự án là gì? Vai trò, trách nhiệm quyền hạn?

    Trưởng ban quản lý dự án là gì? Vai trò của trưởng ban quản lý dự án? Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng ban quản lý dự án? Trách nhiệm của trưởng ban quản lý dự án?

    Hạng mục công trình là gì? Ví dụ, tầm quan trọng như thế nào?

    Hạng mục công trình là gì? Hạng mục công trình có tên được dịch sang tiếng Anh là gì? Ví dụ, tầm quan trọng như thế nào?

    Milestone trong quản lý dự án là gì? Cách sử dụng các Milestone?

    Milestone trong quản lý dự án là gì? Cách sử dụng các Milestone?

    Công cụ quản lý dự án là gì? Các công cụ quản lý dự án tốt?

    Công cụ quản lý dự án là gì? Các công cụ quản lý dự án tốt?

    Phát triển nhóm dự án là gì? Mục tiêu của sự phát triển nhóm dự án

    Tìm hiểu về dự án? Tìm hiểu về phát triển nhóm dự án?

    Dự án cải tiến nhỏ là gì? Đặc điểm và vai trò của dự án cải tiến nhỏ

    Dự án cải tiến nhỏ là gì? Đặc điểm của dự án cải tiến nhỏ? Vai trò của dự án cải tiến nhỏ?

    Quản trị dự án là gì? Nội dung và vai trò của quản trị dự án?

    Quản trị dự án là gì? Nội dung của quản trị dự án? Vai trò của quản trị dự án? Quá trình quản trị dự án?

    Xác định phạm vi trong quản lý phạm vi dự án là gì? Căn cứ và kỹ thuật xác định

    Xác định phạm vi trong quản lý phạm vi dự án là gì? Căn cứ và kỹ thuật xác định phạm vi trong quản lý phạm vi dự án? Xác định phạm vi dự án?

    Phát triển tiến độ dự án là gì? Đặc điểm và kĩ thuật thực hiện

    Phát triển tiến độ dự án là gì? Đặc điểm và kĩ thuật thực hiện phát triển tiến độ dự án? Giải pháp đẩy nhanh tiến độ của dự án?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Lương theo sản phẩm là gì? Quy định về cách tính và trả lương theo sản phẩm?

    Lương theo sản phẩm là gì? Các loại tính lương theo sản phẩm? Quy định về cách tính và trả lương theo sản phẩm?

    Lương ngừng việc là gì? Lương ngừng việc của người lao động được tính thế nào?

    Lương ngừng việc là gì? Tại sao phải quy định về lương ngừng việc? Lương ngừng việc của người lao động được tính thế nào?

    Cách ly là gì? Quy định mới nhất về cách ly xã hội và giãn cách xã hội?

    Cách ly là gì? Cách ly tiếng anh là gì? Hiểu thế nào về cách ly xã hội và giãn cách xã hội? Quy định mới nhất về cách ly xã hội và giãn cách xã hội? Vai trò của cách ly xã hội và giãn cách xã hội?

    Lương làm thêm giờ là gì? Cách tính tiền lương làm thêm giờ và tăng ca ban đêm?

    Lương làm thêm giờ là gì? Cách tính tiền lương làm thêm giờ và tăng ca ban đêm?

    Chi phí được trừ là gì? Các khoản chi phí loại trừ khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp?

    Chi phí được trừ là gì? Các khoản chi phí loại trừ khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp?

    Buôn lậu là gì? Mức xử phạt đối với hành vi buôn lậu?

    Buôn lậu là gì? Nguyên nhân buôn lậu là gì? Cấu thành tội phạm của tội buôn lậu? Mức xử phạt đối với hành vi buôn lậu?

    Mất năng lực hành vi dân sự là gì? Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự?

    Mất năng lực hành vi dân sự là gì? Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự?

    Buộc phải chịu thử thách là gì? Chế độ thử thách của án treo trong Luật hình sự Việt Nam?

    Buộc phải chịu thử thách là gì? Chế độ thử thách của án treo trong Luật hình sự Việt Nam?

    Môi giới hối lộ là gì? Hành vi môi giới hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào?

    Môi giới hối lộ là gì? Hành vi môi giới hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào? Giải pháp hạn chế hành vi môi giới hối lộ? Ví dụ thực tế về xử lý hành vi môi giới hối lộ?

    Buôn bán hàng giả là gì? Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Bộ luật hình sự?

    Buôn bán hàng giả là gì? Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Bộ luật Hình sự?

    Mua bán nợ là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ hoạt động mua bán nợ là gì?

    Mua bán nợ là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ hoạt động mua bán nợ? Thực trạng mua bán nợ tại Việt Nam?

    Bù trừ nghĩa vụ là gì? Bù trừ nghĩa vụ được thực hiện khi nào?

    Bù trừ nghĩa vụ là gi? Các yếu tố cấu thành quan hệ nghĩa vụ? Quy định về thực hiện bù nghĩa vụ bù trừ?

    Môi giới mại dâm là gì? Tội môi giới mại dâm theo quy định Bộ luật hình sự?

    Môi giới mại dâm là gì? Tội môi giới mại dâm theo quy định Bộ luật hình sự?

    Bí mật nhà nước là gì? Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước?

    Bí mật nhà nước là gi? Bí mật nhà nước gồm những gì? Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước? Phân loại bí mật nhà nước? Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước?

    Mục đích của hôn nhân là gì? Thế nào là không đạt được mục đích hôn nhân?

    Mục đích của hôn nhân là gì? Thế nào là không đạt được mục đích hôn nhân? Làm thế nào để cải thiện mục đích hôn nhân trong thực tế?

    Mục đích của hình phạt là gì? Mục đích và căn cứ áp dụng hình phạt?

    Hình phạt là gì? Mục đích của hình phạt? Căn cứ áp dụng hình phạt?

    Bí mật thư tín là gì? Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

    Bí mật thư tín là gì? Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

    Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?

    Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?

    Bộ là gì? Cơ quan ngang Bộ là gì? Nhiệm vụ của Bộ, các cơ quan ngang Bộ?

    Bộ là gì? Cơ quan ngang Bộ là gì? Khái quát lịch sử phát triển? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ quyền hạn?

    Luật hàng hải là gì? Nội dung chính của Bộ luật hàng hải Việt Nam?

    Luật hàng hải là gì? Nội dung chính của Bộ luật hàng hải Việt Nam? Luật hàng hải được hiểu là các công việc liên quan đến kỹ thuật điều khiển tàu biển và vận tải biển.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá