Nhà nước phong kiến là gì? Bản chất, bộ máy và hình thức?

Nhà nước phong kiến là một kiểu nhà nước được hình thành và duy trì trong chế độ phong kiến. Nó ra đời dựa trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ. Đây là một kiểu nhà nước tồn tại ở cả phương Đông và phương Tây với các đặc trưng của chế độ phong kiến.

1. Nhà nước phong kiến là gì?

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội phong kiến. Trong đó, nó được hình thành dựa trên sự tan rã của nhà nước chiếm hữu nô lệ, được coi là hình thái cao hơn của chế độ chiếm hữu nô lệ. Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ. Đây là tầng lớp giàu có cũng như nắm nhiều quyền lực, của cải trong xã hội.

Cùng tìm hiểu các nhà nước phong kiến hình thành ở phương Đông và phương Tây.

– Về thời gian:

Chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên.

Trong khi ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (Tây Âu).

– Về mặt không gian:

Ở phương Tây, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao. Khi quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến.

2. Bản chất nhà nước phong kiến:

2.1. Về cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước phong kiến:

Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân. Tên gọi này được sử dụng tương ứng ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, chúa đất và nông nô. Đặc trưng của địa chủ là nắm giữ, quản lý rất nhiều đất đai. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến.

Người nông dân nhận đất để sử dụng, canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ. Đây là phương thức bóc lột chính, có tính đặc trưng. Ngoài nông dân, xã hội còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân.

Ở phương Tây, ruộng đất hầu như thuộc sở hữu tư nhân (lãnh chúa). Còn ở phương Đông thì tồn tại song song sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuy nhiên ruộng đất vẫn tập chung chủ yếu vào địa chủ phong kiến.

Như vậy:

So với nô lệ, người nông dân trong xã hội phong kiến đã có sở hữu riêng tuy không lớn. Họ có được sự tự do hơn so với nô lệ trong chế độ cũ. Đây là điểm tiến bộ của nhà nước phong kiến so với nhà nước chủ nô. Người dân có được tiếng nói, có được quyền quyết định số phận và cuộc đời mình.

Nhưng trong xã hội phong kiến vẫn tồn tại hai mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Đó là giữa nhà nước và nông dân, giữa địa chủ và tá điền. Sự mâu thuẫn quyền lợi, quyền lực vẫn thể hiện sâu sắc.

2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội:

Các điều kiện này quyết định bản chất của nhà nước phong kiến:

– Tính giai cấp của nhà nước phong kiến:

Thể hiện sâu sắc, rõ nét không kém nhà nước chủ nô trong phân chia giai cấp, địa vị và quyền lực xã hội. Nhà nước phong kiến là bộ máy bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp địa chủ phong kiến. Kẻ mạnh vẫn được bảo vệ trong sức mạnh to lớn của họ. Mang đến công cụ chuyên chính giúp giai cấp địa chủ phong kiến đàn áp giai cấp nông dân, thợ thủ công, dân nghèo. Xã hội vẫn đặt ra khó khăn, thống khổ cho tầng lớp bị trị.

Tóm lại, quyền lực của nhà nước phong kiến tập trung chủ yếu vào việc đàn áp và bóc lột người dân lao động. Các quyền lợi của nông dân vẫn chưa được đề cao khi họ bị bóc lột sức lao động. Chuyển từ hình thức nô lệ bị bóc lột suốt đời sang quyền lợi của người nông dân trong xã hội phong kiến.

– Tính xã hội, nhà nước phong kiến:

Sứ mệnh của nhà nước phong kiến là tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội. Nhà nước đại diện thực hiện hoạt động quản lý xã hội. So với nhà nước chủ nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến rõ nét hơn. Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội. Đã lắng nghe để xác định một số quyền cơ bản cho người dân. Do vậy, các hoạt động kinh tế xã hội của nhà nước cũng thiết thực hơn. Tuy nhiên lại được đặt ra không được mâu thuẫn với quyền lợi của giai cấp thống trị.

Trên thực tế các quyền lợi vẫn được tập chung đảm bảo cho sức mạnh của giai cấp thống trị.

3. Bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước được xây dựng và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm bản chất các khu vực khác nhau. Do đó bộ máy nhà nước cũng không hoàn toàn giống nhau giữa phương Đông và phương Tây.

3.1. Nhà nước phong kiến phương Đông:

Điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản, duy trì yếu tố trung ương tập quyền luôn. Nhà nước phong kiến vì thế luôn được tổ chức đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Các quyền lực được ban hành và xây dựng nhằm củng cố sức mạnh cho giai cấp thống trị. Trong đó, Trung Quốc là nhà nước chính thể quân chủ chuyên chế điển hình ở phương Đông.

3.2. Nhà nước phong kiến phương Tây:

Phần lớn thời gian duy trì hình thức phân quyền cát cứ:

Hình thức kết cấu chủ yếu của nhà nước tư sản là phân quyền cát cứ. Hình thức này tồn tại suốt cả chế độ phong kiến ở một số nước như Đức, Italia,…

Trong đó, quyền lực nhà nước bị phân tán, không tập chung vào một thế lực cao nhất. Vua hoặc quốc vương không có toàn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.

Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối:

Hình thức này chỉ xuất hiện ở thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,….

Ngoài ra còn hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu. Nó là chính quyền cộng hòa phong kiến.

Như vậy, các hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng và thể hiện khác nhau ở phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây có sự đa dạng hơn trong các hình thức tổ chức nhà nước.

4. Hình thức nhà nước phong kiến:

Do cơ sở kinh tế xã hội khác nhau nên hình thức nhà nước phong kiến phương Tây cũng khác hình thức nhà nước phong kiến phương Đông. Các đặc điểm thể hiện trong hoạt động tổ chức nhà nước. Cũng như xác định bản chất của hoạt động tổ chức, phân chia giai cấp trong xã hội.

4.1. Về hình thức chính thể phổ biến:

Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ.

Các nhà nước phương Đông đều có chính thể quân chủ chuyên chế.

– Vua là người nắm giữ toàn bộ quyền lực tuyệt đối của nhà nước. Tính quân chủ mang đến quyền lực tập chung vào một người lãnh đạo. Vua vừa là người ban hành luật, vừa là người tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời vua cũng là tòa án tối cao. Như vậy, không có sự phân công, phối hợp hay kiểm soát trong hiệu quả quản lý, thực thi quyền lực nhà nước.

Tất cả các quyết định của vua đều là đúng, đều phù hợp và mang đến giá trị bắt buộc. Không có quyền lực nào hạn chế quyền lực của nhà vua trong xã hội.

– Quan lại là bề tôi của nhà vua và người dân trong nước là thần dân của vua. Thực hiện giúp việc trong những công việc được giao. Cũng như phục tùng các mệnh lệnh của nhà vua.

Các nhà nước phương Tây:

Cũng phổ biến là chính thể quân chủ chuyên chế, kéo dài và đặc trưng. Nhưng ở một số thành phố, cư dân thành phố tổ chức chính quyền thành phố theo mô hình chính thể cộng hòa từ khi giành được quyền tự trị từ tay nhà vua, lãnh chúa hay giáo hội. Khi phần lớn người trong xã hội không còn thấy phù hợp, thấy quyền lợi và bình đẳng khi tham gia vào chế độ cũ.

Các đặc điểm thể hiện: Các cơ quan của thành phố như hội đồng thành phố, thị trưởng,… đô thị dân bầu ra. Thành phố có tài chính, quân đội, pháp luật và tòa án riêng. Từ đó người dân có tiếng nói, có quyền lợi và được lắng nghe.

4.2. Về hình thức cấu trúc:

Các nhà nước phong kiến giống nhà nước chủ nô đều là hình thức nhà nước đơn nhất. Thực hiện quản lý dưới một chế độ, một cơ chế duy nhất. Do đó mà nhà nước có tổ chức, quản lý xã hội hiệu quả trong quyền lực tập chung.

Ở phương Đông, tồn tại chủ yếu xu hướng trung ương tập quyền với sự phục tùng tuyệt đối của chính quyền địa phương. Trung ương quản lý, giám sát và điều khiển các hoạt động chính. Trong khi địa phương phải đảm bảo tuân thủ, chấp hành các quy định.

Còn ở phương Tây, trong quá trình tồn tại và phát triển, cấu trúc đơn nhất đã có những biến dạng nhất định. Thể hiện theo giai đoạn, ban đầu là phân quyền cát cứ, sau là trung ương tập quyền.

4.3. Về chế độ chính trị:

Hầu hết các nhà nước phong kiến thường áp dụng các biện pháp bạo lực để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Sức mạnh của giai cấp thống trị được phản ánh trong sự thâu tóm quyền lực, tài sản của nhà nước. Do đó người dân phải phụ thuộc, phải nghe theo sự chỉ đạo của tầng lớp thống trị.

Nhưng ở một số thành phố ở phương Tây sau khi giành được quyền tự trị cũng có một số biện pháp dân chủ được áp dụng nhưng vẫn còn rất hạn chế. Bởi sức mạnh của nhân dân chưa được thể hiện lớn trong khả năng của họ. Sự phụ thuộc, chịu ảnh hưởng phong kiến còn quá sâu sắc.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )