Nguyên tắc phúc lợi được hưởng là gì? Các ý kiến về nguyên tắc này

Có nhiều lí thuyết về cách đánh thuế trong thực tiễn. Một lí thuyết truyền thống về cách đánh thuế cho rằng gánh nặng thuế cần được phân bố theo phúc lợi mà mọi người nhận được từ việc cung cấp hàng hóa công cộng được gọi là nguyên tắc phúc lợi được hưởng.

1. Tìm hiểu về nguyên tắc phúc lợi được hưởng:

Khái niệm nguyên tắc phúc lợi được hưởng:

Ta hiểu cơ bản thì nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tử tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Như vậy, ta nhận thấy rằng, nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo.

Nguyên tắc phúc lợi được hưởng chính là lí thuyết truyền thống về cách đánh thuế cho rằng gánh nặng thuế sẽ cần phải được các chủ thể thực hiện phân bố theo phúc lợi mà mọi người nhận được từ việc cung cấp hàng hóa công cộng. Các đường tổng cầu giả định của dân cư cùng với đường cung sẽ quyết định lượng hàng hóa công cộng cần sản xuất và các đường cầu giả định mua của cá nhân quyết định sự phân phối gánh nặng thuế cho những người nộp thuế.

Ta hiểu đánh thuế thực chất chính là việc huy động nguồn thu của chính phủ từ thuế đánh vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp. Thuế đánh vào thu nhập bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế công ty; thuế đánh vào chi tiêu bao gồm thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Ở nhiều nước khác nhau, người ta còn thu thuế bất động sản và tài sản cá nhân, cũng như thuế doanh thu và thuế thu nhập ở cấp bang và địa phương. Trong mô hình về vòng chu chuyển của thu nhập quốc dân, thuế được coi là một khoản rút ra. Thuế được sử dụng để nhằm mục đích có thể tài trợ cho chi tiêu của chính phủ và nó còn được sử dụng làm công cụ của chính sách tài chính trong việc điều tiết tổng mức chi tiêu (tổng cầu) trong nền kinh tế.

Nguyên tắc phúc lợi được hưởng trong tiếng Anh là gì? Nguyên tắc phúc lợi được hưởng trong tiếng Anh là Benefit principle.

2. Các ý kiến về nguyên tắc phúc lợi được hưởng:

Khả năng ứng dụng của nguyên tắc phúc lợi được hưởng này phụ thuộc vào chỗ chủ thể là những người nộp thuế có sẵn sàng bộc lộ sở thích thực sự của họ về hàng hóa cần tính toán hay không. Vì nguyên tắc phúc lợi được hưởng loại trừ không đúng đối với hàng hóa công cộng, nên các chủ thể là những người tiêu dùng có động cơ đánh giá thấp sở thích thực sự của mình và làm giảm phần đóng góp của họ. Trong khi người ta không thể nhận biết được sự cắt giảm cung, do đó có sự thay đổi trong nhu cầu của một người. Nhưng tổng hợp lại, tổng sản lượng thường sẽ nhỏ hơn mức tối ưu.

Một phê phán khác đối với mô hình này đó chính là không có cơ sở lí thuyết hợp lí nào để có thể xác định sự phân phối tối ưu giữa hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng.

Trong thời gian gần đây, lí thuyết này cũng đã có sự hồi sinh, đặc biệt trong các bài viết của các chủ thể là những nhà kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp Chicago và các ấn phẩm của Viện nghiên cứu Kinh tế ở London. Những người đứng đầu hai trường phái đó cũng đã chỉ ra các lĩnh vực chi tiêu công cộng có thể áp dụng nguyên tắc phúc lợi được hưởng. Các chủ thể đó cũng đã chỉ ra rằng có thể thiết kế các chương trình buộc người tiêu dùng phải trả tiền cho hàng hóa công cộng theo phúc lợi mà họ được hưởng khi cung cấp nó.

Nguyên tắc phúc lợi được hưởng chỉ có khả năng vận dụng rất hạn chế đối với hàm phân phối của tài chính công cộng.

3. Một số thuật ngữ liên quan:

3.1. Hàng hóa tư nhân:

Khái niệm hàng hóa tư nhân:

Hàng hóa tư nhân được hiểu cơ bản chính là một sản phẩm mà một người bắt buộc phải mua nếu muốn tiêu thụ nó, và việc một cá nhân tiêu thụ nó sẽ ngăn cản các cá nhân khác thực hiện điều này.

Nói một cách khác, hàng hóa được coi là hàng hóa tư nhân nếu có sự cạnh tranh giữa các cá nhân để sở hữu nó, và việc tiêu thụ hàng hóa đó sẽ ngăn cản người khác tiêu thụ nó.

Các chủ thể là những nhà kinh tế gọi hàng hóa tư nhân là có tính cạnh tranh và loại trừ.

Ví dụ về hàng hóa tư nhân bao gồm điện thoại di động và giày dép, quần áo. Hàng hóa tư nhân ít gặp phải vấn đề người xài chùa vì chúng phải được mua, không có sẵn miễn phí để nhiều người sử dụng.

Mục tiêu của một công ty trong việc sản xuất hàng hóa tư nhân đó chính là nhằm để kiếm lợi nhuận. Một công ty khó có thể muốn sản xuất hàng hóa nếu không có động lực được tạo ra bởi doanh thu.

Hàng hóa tư nhân về bản chất chính là bất kì vật phẩm nào chỉ có thể được sử dụng hoặc tiêu thụ bởi một bên tại một thời điểm. Nhiều vật phẩm trong gia đình cụ thể như là hàng hóa tư nhân, vì các sản phẩm này thực chất sẽ chỉ có thể được sử dụng bởi những người có quyền tiếp cận chúng.

Bất kì mặt hàng nào mà sau khi sử dụng sẽ bị phá hủy hoặc không thể tiếp tục sử dụng theo chức năng ban đầu được nữa, chẳng hạn như thực phẩm và giấy vệ sinh, cũng là hàng hóa tư nhân.

Thông thường, hàng hóa tư nhân là hữu hạn, cũng chính bởi vì vậy mà chúng có tính loại trừ. Ví dụ, một mẫu giày được thiết kế riêng chỉ có số lượng sản xuất hữu hạn, vì vậy không phải ai cũng có thể có những đôi giày đó. Không chỉ là từng đôi giày được coi là hàng hóa tư nhân, mà toàn bộ dòng sản phẩm đó cũng coi thể coi là hàng hóa tư nhân.

Phần lớn hàng hóa tư nhân phải được trả giá để có thể mua. Mức giá này cũng sẽ bù đắp cho thực tế rằng việc người khác sử dụng hàng hóa này ngăn chặn việc người khác sử dụng chúng. Việc mua một mặt hàng tư nhân đảm bảo cho chủ thể là những người mua sẽ có quyền tiêu thụ nó.

Hàng hóa tư nhân trong tiếng Anh là gì? Hàng hóa tư nhân trong tiếng Anh là Private Good.

3.2. Hàng hóa công cộng:

Sản phẩm xã hội hay hàng khuyến dụng hay hàng hóa công cộng (social product or merit good or public good) được hiểu cơ bản chính là hàng hóa hay dịch vụ như giáo dục, y tế do chính phủ cung cấp vì lợi ích xã hội hay một nhóm dân dư nhất định. Không có mối liên hệ trực tiếp giữa việc chi tiêu dùng sản phẩm xã hội và việc trả tiền cho chúng. Mọi người trả tiền cho sản phẩm xã hội bằng cách nộp thuế theo luật thuế, chứ không phải bằng cách mua hàng hóa trên thị trường.

Một vài ví dụ về hàng hóa công cộng bao gồm các ví dụ cơ bản sau đây: không khí để thở, tri thức và thông tin, an ninh quốc gia, hệ thống kiểm soát lũ lụt, hải đăng, đèn đường. Một số loại có thể là hàng hóa công cộng phụ thuộc các điều kiện nhất định. Ví dụ cụ thể như đường sá là hàng hóa công cộng cho đến chừng nào mà chúng không bị ách tắc, điều này đem lại cho chúng tính không cạnh tranh. Tri thức và thông tin có thể chuyển đổi thành loại hàng hóa bán công cộng bởi các đạo luật sở hữu trí tuệ mà qua đó sẽ ngăn chặn việc mọi người khai thác và sử dụng chúng. Những hàng hóa công cộng mà sẵn có ở khắp mọi nơi đôi khi được gọi là hàng hóa công cộng toàn cầu.

3.3. So sánh hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng:

Hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng được hiểu cụ thể như bên trê. Đây thực chất chính là hai loại hàng hóa có tính chất trái ngược nhau.

Hàng hóa công cộng thông thường sẽ có sẵn trong thực tiễn và sẽ cho mọi người sử dụng và việc một người sử dụng hàng hóa công cộng không ngăn cản khả năng sử dụng của một người khác. Hàng hóa công cộng cũng có tính chất là không thể loại trừ; chính bởi vì nguyên nhân đó mà việc thực hiện ngăn chặn việc người khác sử dụng hàng hóa công là không thể. Nhiều hàng hóa công cộng có thể được tiêu thụ miễn phí.

Ngược lại, hàng hóa tư nhân thì lại có tính cạnh tranh và có tính loại trừ. Việc một người sử dụng hàng hóa tư nhân thì cũng sẽ ngăn người khác sử dụng hàng hóa tư nhân đó, ví dụ cụ thể như khi một người đang gọi điện thoại di động thì người khác không thể sử dụng chiếc điện thoại đó. Ngoài ra, phần lớn hàng hóa tư nhân cũng sẽ phải được trả tiền để có thể mua, và mức giá của chúng này có khả năng loại trừ người khác mua chúng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )