Nguyên tắc kế toán là gì? Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán

Nguyên tắc kế toán là gì? Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán? Phân tích khái niệm và các nguyên tắc kế toán?

Mỗi một ngành nghề hầu hết đều có nguyên tắc làm việc riêng, tùy theo ngành nghề đang hoạt động sẽ có những nguyên tắc tương ứng trong hoạt động. Trong kế toán cũng vậy, các nguyên tắc trong kế toán là tư tưởng chỉ đạo giúp cho nghề kế toán được hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

1. Nguyên tắc kế toán là gì?

Nguyên tắc kế toán được xem như là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, theo đó với tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, bên cạnh đó nguyên tắc này cũng cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó. Theo đó nguyên tắc kế toán có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định trong quá trình thực hiện các hoạt động kế toán và đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.

2. Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán:

2. 1. Nguyên tắc khách quan:

theo các loại báo cáo tài chính, tài liệu của một tổ chức dựa trên bằng chứng vững chắc, khách quan. Mục đích đằng sau nguyên tắc này là để giữ cho việc quản lý và bộ phận kế toán của một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập khách quan khi đưa ra các báo cáo tài chính.

Ví dụ, Trường hợp quản lý tin rằng công ty có thể sớm nhận được một khoản tiền lớn từ một vụ kiện, công ty có thể ghi nhận trước khoản này, mặc dù bằng chứng rằng một kết quả như vậy có thể không xảy ra. Một quan điểm khách quan hơn sẽ phải chờ đợi thêm thông tin đáng tin cậy hơn mới ghi nhận. Điều này xảy ra khi các nhà quản lý có cổ phần trong công ty, họ muốn làm cho báo cáo tài chính “đẹp” hơn trong mắt các nhà đầu tư.

2.2.  Nguyên tắc phù hợp:

Hiện nay như chúng ta thấy việc ghi nhận doanh thu và các loại chi phí phải phù hợp với nhau. Khi tiến hành ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu cụ thể. Theo đó, chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu cụ thể và các loại chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm các loại chi phí cụ thể như sau: + Chi phí của kì tạo ra doanh thu, đó là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kì và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kì đó. + Chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó. Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kì là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kì đó không phụ thuộc khoản chi phí đó được chi ra trong kì nào Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kì kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.

2.3. Nguyên tắc nhất quán:

Theo nguyên tắc nhất quán hiện nay chúng ta thấy đối với các chính sách và các phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kì này sang kì khác. Chúng ta chỉ nên thay đổi chính sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biệt và ít nhất phải sang kỳ kế toán sau. Ví dụ cụ thể nếu trường hợp mà có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định cụ thể như việc tính giá trị hàng tồn kho khi cuối kỳ… Hiện nay đối với các phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận, thì việc áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp với lí do là các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán trong năm tài chính.

2.4. Nguyên tắc thận trọng:

Theo nguyên tắc này chúng ta có thể hiểu là việc phải xem xét và cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Theo đó đối với nguyên tắc thận trong yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra Ví dụcụ thể như đối với các doanh nghiệp xuất bán 1000 xe ô tô các loại, thời hạn bảo hành là 3 năm. Tại thời điểm bán xe chưa phát sinh chi phí bảo hành sửa chữa nhưng theo nguyên tắc thận trọng doanh nghiệp phải trích trước chi phí bảo hành.

2.5. Nguyên tắc trọng yếu:

Nội dung Nguyên tắc trọng yếu chúng ta cần hiểu ở đây là việc cần phải chỉ rõ kế toán phải thu thập và cần phải xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, nếu ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua. Hiện nay ta thấy rằng các nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tài chính. Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô có thể gộp lại thành một khoản mục. Cũng theo đó ta thấy có những khoản mục quy mô nhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng yếu và phải được trình bày riêng biệt.

2.6. Nguyên tắc cơ sở dồn tích:

Theo nguyên tắc này thì nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

2.7. Nguyên tắc hoạt động liên tục:

Nguyên tắc này chúng ta hiểu với báo cáo tài chính phải được lập trên dựa trên các cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. Ví dụ: Cty trách nhiệm hữu hạn A hoạt động sản xuất: Khi nhập một máy N trị giá 110 triệu đồng trong đó thuế giá trị gia tăng là 10 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 11 triệu đồng.chi phí chạy thử là 5,5 triệu đồng. Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ. Máy N được định rõ là khấu hao hết trong 5 năm hoat động liên tục.

2.8. Nguyên tắc giá gốc:

Theo nguyên tắc giá gốc thì tài sản phải được kế toán theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Công thức như sau: Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử – Chiết khấu giảm giá (nếu có)

2.9. Nguyên tắc công khai:

Nguyên tắc công khai trong kế toán này đòi hỏi báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải rõ ràng và phải dễ hiểu và phải bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Những báo cáo này phải được trình bày công khai cho tất cả những người sử dụng.

2.10. Thực thể kinh doanh:

Hiện nay trong kế toán thực thể kinh doanh là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào nắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải ghi chép, tổng hợp báo cáo.

2.11.Thước đo tiền tệ:

Thước đo tiền tệ trong kế toán đối với đơn vị đồng nhất trong việc tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong hoạt động về kế toán chỉ phản ánh những gì biểu hiện được bằng tiền. Tiền được sử dụng như một đơn vị đo lường cơ bản trong các báo cáo tài chính kế toán qua các kì cụ thể trong năm

2.12. Kỳ kế toán:

Nguyên tắc dựa trên kì kế toán đó là những khoản thời gian nhất định mà trong đó các báo cáo tài chính được lập. Để thuận lợi cho việc so sánh, thời gian của các kỳ kế toán thường dài như nhau cụ thể qua các kì của tháng, quý, năm

Trên đây là thông tin chung tôi cung cấp về nội dung " Nguyên tắc kế toán là gì? Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán" và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )