Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế là gì? Liên hệ thực tiễn

Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế là gì? Nội dung và Liên hệ thực tiễn về nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế ? Các nguyên tắc đánh thuế?

Đánh thuế theo khả năng nộp thuế  là một trọng số các nguyên tắc được áp dụng hiện nay gắn với mức thu nhập của người nọp thuế có thể thấy đây là một nguyên tắc tiến bộ và có phần đảm bảo sự công bằng cho người nộp thuế. Vậy để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cá nhân hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung " Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế là gì? Liên hệ thực tiễn về nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế.

1. Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế là gì?

Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế trong tiếng Anh là Ability to pay.

Khi chúng ta nhắc tới những nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế là nguyên tắc gắn mức thu về thuế với thu nhập và của cải của người nộp thuế với một khối lượng của cải và thu nhập của một người càng nhiều, anh ta càng có khả năng và phải nộp thuế nhiều.

Hiện nay với các nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế đây được xem là một trong các nguyên thường sẽ được thu gắn với mức thu về thuế với thu nhập và của cải của người nộp thuế với một hối lượng của cải và thu nhập của một người càng nhiều, anh ta càng có khả năng và phải nộp thuế nhiều. Như vậy theo đó với hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế và nó khác với nguyên tắc đánh thuế theo phúc lợi nhận được, nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế phù hợp với quan niệm về sự công bằng nhưng cũng cần chú ý rằng việc vận dụng nguyên tắc này dưới hình thức thuế lũy tiến có thể làm suy giảm động cơ lao động và đầu tư.

Sử dụng nguyên tắc này trong thực tiễn, chính phủ buộc người có thu nhập càng cao càng phải hy sinh mức hữu dụng từ thu nhập theo một tỷ lệ nhiều hơn.

Có ba cách hiểu về sự hy sinh:

1. Hy sinh mức hữu dụng tuyệt đối bằng nhau (equal absolute sacrifice)

Chính phủ đánh thuế sao cho mức giảm tuyệt đối về độ hữu dụng của mọi cá nhân là như nhau → Mỗi cá nhân mất đi một mức hữu dụng tuyệt đối bằng nhau.

2. Hy sinh tỷ lệ hữu dụng bằng nhau (equal proportional sacrifice)

Chính phủ đánh thuế sao cho mức giảm tương đối về độ hữu dụng của mọi cá nhân là như nhau → Mỗi cá nhân mất đi một tỷ lệ hữu dụng bằng nhau.

3. Hy sinh hữu dụng biên bằng nhau (equal marginal sacrifice)

Như vậy từ như trên có thể thấy độ hữu dụng sinh ra từ đồng thuế cuối cùng phải bằng nhau để nộp 130.000 đồng thuế người có thu nhập thấp phải hy sinh một cái áo mặc đi làm, trong khi người thu nhập cao chỉ hy sinh tiêu dùng mặt hàng kém thiết yếu hơn, chẳng hạn như khăn tay. Như vậy, thuế nên trích xuất nhiều hơn vào thu nhập cao và giảm xuống cho thu nhập thấp sao cho mức hy sinh thỏa dụng là như nhau khi đồng thuế cuối cùng được nộp..

Từ đó, trên thực tế nguyên tắc công bằng theo khả năng tài chính làm cơ sở của thuế lũy tiến trên những đồng thu nhập vượt qua các ngưỡng nhất định.

2. Nội dung và Liên hệ thực tiễn về nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế:

2.1. Nội dung nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế:

- Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế là một nguyên tắc kinh tế qui định rằng số tiền thuế mà một cá nhân phải trả phụ thuộc vào mức độ gánh nặng thuế sẽ tạo ra trong mối liên hệ với sự giàu có của cá nhân đó.

Nguyên tắc này cho thấy rằng số tiền thuế thực phải trả không phải là yếu tố duy nhất phải được xem xét và các vấn đề khác như khả năng nộp thuế cũng cần được đưa vào hệ thống thuế.

- Việc áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế làm phát sinh hệ thống thuế lũy tiến, một hệ thống thuế trong đó những cá nhân có thu nhập cao được yêu cầu nộp thuế nhiều hơn những cá nhân có thu nhập thấp.

Hệ tư tưởng đằng sau nguyên tắc này là các cá nhân và doanh nghiệp có thu nhập cao hơn có thể đủ khả năng trả nhiều thuế hơn so với người có thu nhập thấp hơn.

- Khả năng nộp thuế không giống như mức thu nhập phẳng. Thay vào đó, nó không tính đến liệu một cá nhân nộp thuế có thể chi trả toàn bộ gánh nặng thuế của mình hay không. Chẳng hạn, các cá nhân không nên bị đánh thuế đối với các giao dịch mà họ không nhận được tiền mặt.

Sử dụng các quyền chọn cổ phiếu làm ví dụ, các chứng khoán này có giá trị cho nhân viên nhận được chúng và do đó, phải chịu thuế. Tuy nhiên, vì nhân viên không nhận được bất kì khoản tiền mặt nào, họ sẽ không trả thuế cho các quyền chọn cho đến khi họ nhận được tiền mặt.

2.2. Liên hệ thực tiễn:

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế và khác với nguyên tắc đánh thuế theo phúc lợi nhận được, nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế phù hợp với quan niệm về sự công bằng nhưng cũng cần chú ý rằng việc vận dụng nguyên tắc này dưới hình thức thuế lũy tiến có thể làm suy giảm động cơ lao động và đầu tư.

3. Các nguyên tắc đánh thuế:

Các nguyên tắc đánh thuế sau đây là những nguyên tắc cơ bản cần được tuân thủ trong quá trình tổ chức và quản lí thu thuế:

Nguyên tắc tránh đánh thuế 2 lần cụ thể việc đánh thuế phải đảm bảo thực hiện đúng các hoạt động để không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần và khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải bóc tách những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước.

Nguyên tăc công bằng trong đánh thuế cũng là nguyên tắc quan trọng và theo đó với mọi đối tượng có năng lực để thực hiện việc chịu thuế là việc đều phải nộp thuế và với mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau có thể nói đây là một nguyên tắc được đề cao trong hệ thống pháp luật về thuế và đảm bảo sự bình đẳng về điều tiết thu nhập, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng. Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đối tượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đối xử tương ứng.

Nguyên tăc tiếp theo chúng tôi muốn đề cập ới đó là việc ánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và đối vưới nhữngngười nộp thuế cụ thể thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng và dù là thuế gián thu hay thuế trực thu thì loại thuế nào cũng sẽ đánh vào người dân trong xã hội nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ, kéo theo đó là những hệ quả như trốn thuế.

Nguyên tắc đánh thuế theo quy định của pháp luật thì cần phải đảm bảo dễ hiểu và đạt hiệu quả theo nguyên tắc này đối với các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật về thuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàng thực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế. Đồng thời, khi ban hành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được.

Như vậy từ các phân tích như trên chúng ta đúc kết được rằng thuế gắn liền với tính quyền lực của nhà nước, vì vậy nhà nước có quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiện trên lãnh thổ quốc gia và, mọi công dân của quốc gia không phân biệt đối tượng này đang cư trú ở trên hay trong lãnh thổ quốc gia và ở Việt Nam hiện này, áp dụng cả hai quyền thu thuế này nhằm tăng nguồn thu cho  ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo mọi đối tượng đủ điều kiện đều bình đẳng về việc nộp thuế cho nhà nước.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )