Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Hình sự » Người bị hại có được xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không?

Luật Hình sự

Người bị hại có được xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không?

  • 12/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    12/01/2023
    Luật Hình sự
    0

    Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Tình tiết giảm nhẹ tại từng vụ án rất đa dạng. Vậy khi người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    • 2 2. Người bị hại có được xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không?
    • 3 3. Đơn xin giảm nhẹ hình phạt:

    1. Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    Tiêu chí

    Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    Khái niệm

    Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

    Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội giảm đi , đây là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội

    Các tình tiết

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    + Phạm tội có tổ chức;

    + Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    + Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Phạm tội có tính chất côn đồ;

    + Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    + Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    + Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

    + Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

    + Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    + Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

    + Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

    Lưu ý: Các tình tiết tăng nặng vừa nêu trên mà là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

    + Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    + Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    + Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    + Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    + Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    + Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    + Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    + Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    + Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

    + Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    +  Phạm tội do lạc hậu;

    + Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    +  Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

    +  Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    +  Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

    +  Người phạm tội tự thú;

    + Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

     + Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

    + Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    + Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án

     + Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ

    + Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

    + Các tình tiết giảm nhẹ khác được Tòa án chấp thuận

    Lưu ý: Các tình tiết giảm nhẹ nêu trên là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ khi Tòa án quyết định hình phạt

    Căn cứ pháp lý

    Điều 52 Bộ luật hình sự 2015

    Điều 51 Bộ luật hình sự 2015

    2. Người bị hại có được xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không?

    Tại Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tòa án có thể coi đầu thú và các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ và phải nêu rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

    Tuy nhiên các tình tiết khác ở đây là những tình tiết nào? 

    – Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

    – Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

    – Thiệt hại do lỗi của người thứ ba

    – Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ

    – Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

    – Người bị hại cũng có lỗi

    – Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo

    – Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

    – Người dân tộc miền núi cũng có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên người phạm tội cũng cần phải chứng minh rằng do không được học tập, không có điều kiện thực tế để nhận biết được việc đúng sai trong cuộc sống dẫn đến việc kém hiểu biết về pháp luật

    Như vậy, người bị hại hoàn toàn có thể xin giảm nhẹ tội cho bị cáo và có thể được Tòa án công nhận là một trong những tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.

    3. Đơn xin giảm nhẹ hình phạt:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————————–

    ĐƠN XIN GIẢM NHẸ HÌNH PHẠT

    Kính gửi: 
    – Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận…………, công an tỉnh………………

    – Viện kiểm sát nhân dân ……………….

    – Tòa án nhân dân ………………

    Tôi tên là: ……………

    Địa chỉ: ……………

    Là ……(2)……của ….…(3)………(Sinh năm: …………; HKTT: ………) trong vụ án ………..(4)………Vụ án hiện đang được…(5)… thụ lý giải quyết.

    Tôi viết đơn này xin kính trình bày với Quý cơ quan, Quý ông/bà một việc như sau:

    Tôi biết rằng, người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng tôi kính xin Quý cơ quan, Quý ông/bà xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ………..(3)………… trước khi đưa ra mức hình phạt.

    Cụ thể:

    1. Về nhân thân:
    (6)……………

    2. Về hoàn cảnh gia đình:
    (7)………………

    3. Về việc tự giác bồi thường, khắc phục hậu quả: 
    (8)…………

    Kính thưa Quý cơ quan, Quý ông/bà! Dựa và các tình tiết ở trên, tôi kính xin Quý cơ quan, Quý ông/bà xem xét giảm nhẹ cho ………(3)……… một phần hình phạt, để …..…(3)….. sớm trở về với gia đình, cống hiến cho xã hội.

    Kính mong được Quý Cơ quan, Quý ông/bà xem xét, chấp thuận!

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Tài liệu gửi kèm: ………………

                                                                                                                  ………, ngày … tháng … năm 20….

                                                                                                                                                               Người làm đơn
                                                                                                                                                               (Ký, ghi rõ họ tên)

    Hướng dẫn cách điền mẫu đơn:

    (1): Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn;

    (2): Mối quan hệ với người được viết đơn (ví dụ như anh/chị/em/cha/mẹ/vợ/con …) hoặc tư cách tham gia tố tụng nếu trực tiếp viết đơn;

    (3): Họ, tên người được xin giảm nhẹ;

    (4): Thông tin vụ án;

    Ví dụ “Trần Văn A” phạm tội “Cố ý gây thương tích”.

    (5): Điền tên cơ quan hiện đang thụ lý giải quyết vụ án;

    (6): Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…

    (7): Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;

    (8): Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    – Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của bộ luật hình sự năm 1999 (Đã hết hiệu lực)

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Tags:

    Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không?

    Quy định về người già, người cao tuổi. Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không? Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi.

    Mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự, giảm nhẹ hình phạt mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn xin bãi nại? Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt? Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Có đơn bãi nại có được miễn trách nhiệm hình sự? Đã viết đơn bãi nại có được khởi kiện lại không?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ