Chữ hiếu là một trong những đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời nay của người Việt Nam. Đây là cách thể hiện sự biết ơn và sự tôn trọng đối với cha mẹ, ông bà và những người đã giúp đỡ mình trên con đường phát triển. Dưới đây và một số bài mẫu nghị luận xã hội về "Chữ Hiếu" hay nhất, kính mời quý độc giả tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận xã hội về chữ hiếu hay nhất:
Con đường đẹp nhất không phải con đường đến những kì quan mà là con đường từ phương xa về tới căn nhà thân thuộc, ở nơi có mẹ, có cha mong chờ ta hằng ngày. Dù bạn có là ai, thành công hay thất bại thì bố mẹ vẫn luôn là người dang rộng vòng tay chào đón bạn về nhà. Để đáp lại tình thương đó, mỗi chúng ta cần có ý thức về chữ hiếu trong mình.
Hiếu thảo là đạo lý của Việt Nam từ xa xưa đến nay và giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn. Hiếu thảo chính là tình cảm thân thương, trân trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người có công sinh thành và giáo dục, nuôi nấng ta khôn lớn. Hiếu thảo còn là lòng biết ơn, trân trọng những thành quả của đấng sinh thành kèm theo những hành động đền ơn, đáp nghĩa, phụng dưỡng, quan tâm và châm sóc ông bà, cha mẹ. Người có chữ hiếu là người biết tiếp thu, lắng nghe lời của bậc trên chỉ dạy, quan tâm đến người thân từ những việc nhỏ nhất. Luôn chú ý đến hành vi của bản thân, không làm gì sai trái với đạo đức, pháp luật để ông bà, bố mẹ phiền lòng. Biểu hiện của sự hiếu thảo còn là lối sống lành mạnh, tích cực, tu dưỡng đạo đức, sống hạnh phúc để khiến người thân mình yên tâm. Lòng hiếu thảo chính là giá trị lớn nhất của một con người cần phải có. Người hiếu thảo là người có nhân cách tốt, từ đó hình thành những giá trị sống khác như tình người, lòng nhân ái. Hơn nữa, hiếu thảo còn là chuẩn mực, không làm điều gì sai trái, giữ gìn nhân phẩm, cốt cách. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng đã bắt gặp rất nhiều tấm lòng hiếu thảo, trong đó phải kể đến tiktoker Phạm Thoại, một người sinh ra trong gia đình nghèo khổ, sau này thành công anh đã xây cho mẹ một mái ấm khang trang và đẹp nhất chỗ anh ở.
Nhưng thật đáng lên án, vẫn còn những kẻ vô ơn bội nghĩa, uống nước nhưng không nhớ nguồn, thờ ơ với sự hy sinh của cha mẹ. Thậm chí có cả những kẻ bạc bẽo, ngược đãi, đánh cả bậc sinh thành. Những kẻ bất hiếu đó chẳng thể nào làm được điều gì tốt đẹp cho xã hội mà bản thân họ sẽ bị vũng bùn nhơ dìm chết trong tăm tối. Vậy nên mỗi chúng ta hãy xây dựng cho mình một vẻ đẹp nhân cách mà cốt lõi là lòng hiếu thảo.
Để có thể báo đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ chúng ta hãy sống thật chăm chỉ, nỗ lực để thành công. Chúng ta hãy cảm ơn cuộc đời, ông bà, cha mẹ đã cho ta cơ hội để được hiện diện trên trái đất này, hãy sống làm sao để ta được hãnh diện, ngảng cao đầu và lấy chữ hiếu làm đầu.
2. Nghị luận xã hội về chữ hiếu mang nhiều ý nghĩa:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xưa đến nay, người Việt Nam vẫn sống với chữ Hiếu làm cốt cách. Chữ hiếu là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lòng hiếu thảo chính là sợi gây gắn kết đầy yêu thương giữa các cá nhân trong gia đình, tập thể, để mối quan hệ ấy càng thêm bền vững và thắm thiết hơn.
Hiếu ở đây được hiểu là lòng hiếu thảo, sự biết ơn và tôn trọng người có công sinh thành. Thảo chính là đối xử tốt và nhân từ với người khác, có lòng yêu thương và cảm thông đối với người khác. Lòng hiếu thảo chính là đức tính tốt đẹp, thể hiện sự biết ơn và sự tôn trọng đối với cha mẹ, ông bà và những người đã giúp đỡ mình trên con đường phát triển. Trong gia đình, lòng hiếu thảo là việc con cái cần làm để bày tỏ sự biết ơn đối với bố mẹ và những người đã giúp mình. Lòng hiếu thảo cũng làm tình cảm của gia đình được gắn kết và bền chặt hơn. Khi mỗi thành viên trong gia đình đều bày tỏ lòng biết ơn, quan tâm và chăm sóc đến nhau sẽ tạo ra một gia đình ấm áp và đoàn kết hơn. Đôi khi lòng biết ơn không phải là đền đáp bằng vật chất, mà đơn giản chỉ là những cái ôm, những lời cảm ơn chân thành. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ, em Tô Thị Bích Ngọc 9 tuổi, đã chạy ngược xuôi trong bệnh viện Bạch Mai để chăm sóc mẹ bị bệnh. Lòng hiếu thảo giúp chúng ta cảm thấy yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, giúp họ tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, tạo ra những quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, xã hội còn rất nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn với gia đình. Những người này chắc chắn bị mọi người khinh bỉ và lên án.
Mỗi chúng ta cần hình thành nhân cách, đạo đức, không cư xử vô lễ, bất hiếu và ngỗ ngược với người có công sinh dưỡng, nuôi dạy ta. Hãy sống như những bông hoa đẹp, tỏa hương và ngẩng cao đầu, hãy làm những gì tốt đẹp nhất cho người có công nuôi nấng ta.
3. Dàn bài nghị luận xã hội về chữ hiếu hay nhất và đầy ý nghĩa:
Xác định đây là bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý. Bài làm cần đáp ứng các ý sau:
+ Nguồn gốc, giải thích và đánh giá vấn đề.
+ Bàn luận: Vì sao phải có hiếu?
+ Những biểu hiện nào cụ thể chứng minh cho việc có hiếu?
+ Bàn luận, mở rộng vấn đề: một người không có hiếu thì người đó là người như thế nào?
Mở bài:
Làm con, người bề dưới trong gia đình phải đặt chữ “hiếu” lên đầu. Đây là đạo lý ngàn đời nay, là biểu hiện chân thành nhất của lòng hiếu thảo.
Thân bài:
Cần đánh giá về nguồn gốc, giải thích về tư tưởng đạo lý cần bàn luận (chữ hiếu).
+ Nguồn gốc: Đạo lý này có từ rất xa xưa và đến nay giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn.
+ Chữ hiếu ở đây được hiểu là tấm lòng yêu thương, kính mến chăm sóc và biết ơn đối với bậc sinh thành, nuôi dưỡng mình.
+ Đánh giá: Đây là một đạo lý tốt đẹp, có tính chất đạo đức của con người phù hợp với mọi thời đại.
Có thể khẳng định chữ hiếu là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn và phụng dưỡng người có công nuôi dưỡng ta.
Bàn luận, chứng minh, phân tích và đưa ra các biểu hiện của người có lòng hiếu thảo.
+ Tại sao chúng ta phải là người có chữ hiếu? Bởi nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người. Là điểm đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
+ Bàn bạc: Hiếu thảo phải được thể hiện bằng việc làm, hành động chứ không chỉ thể hiện bằng miệng. Hiếu thảo không thể cân đo, đong đếm được và cũng không có tính chất nhất thời. Không đợi tuổi tác, không kể điều kiện. Hiếu thảo phải xuất phát từ tâm, từ đáy lòng chứ không phải để che mắt thiên hạ, làm tròn nghĩa vụ. Hiếu thảo không chỉ đối với cha mẹ, mà còn đối với dòng họ, người có công chăm sóc, chỉ bảo và nuôi dạy ta.
+ Chứng minh: Trong văn chương có những người rất có hiếu với các bậc sinh thành như: Thúy Kiều bán mình chuộc cha trong truyện Kiều,…Trong cuộc sống có anh Nguyễn Ngọc Kí vượt lên hoàn cảnh thành người có ích,…
+ Mở rộng vấn đề: Hiếu thảo không có nghĩa là che mẹ đặt đâu con ngồi đấy, con cái phải góp ý để thể hiện quan điểm để cha mẹ hiểu mình.
+ Ý nghĩa: Giúp mối quan hệ trong gia đình thân thiết, tình cảm. Bồi đắp, tô thắm thêm truyền thống gia đình quê hương.
+ Trái với lòng hiếu thảo là bất hiếu. Hiện nay vẫn có những thành phần bất hiếu với cha mẹ, người thân của mình. Những người này sẽ bị mọi người đánh giá, coi thường, khinh bỉ và ghét bỏ,…
Kết bài:
Khẳng định lại tầm quan trọng của chữ hiếu trong cuộc sống. Liên hệ bản thân và đưa ra các bài học nhận thức trong cuộc sống về lòng hiếu thảo.
THAM KHẢO THÊM: