Nghỉ hưu trước tuổi: Điều kiện, mức lương, hồ sơ thủ tục về hưu sớm. Nghỉ hưu trước tuổi bị trừ bao nhiêu phần trăm lương hưu.
Con người khi gần đến tuổi về già thường cố gắng tích lũy để có một chút “của để dành”, với tâm lý không muốn trở thành “gánh nặng” cho con cháu lúc tuổi già. Với tâm lý như vậy, nhiều người lao động luôn cố gắng đóng bảo hiểm để đáp ứng điều kiện để nghỉ hưu. Tuy nhiên, cuộc sống không ai lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, nên một số người dù muốn cũng không thể chờ được đến thời điểm họ đủ điều kiện nghỉ hưu: về độ tuổi và về số năm đóng bảo hiểm.
Do vậy, thay vì chờ đợi đến khi đủ điều kiện độ tuổi để nghỉ hưu, nhiều người lao động lựa chọn nghỉ hưu trước tuổi khi đã đóng được 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Vậy điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi là gì? Mức lương và hồ sơ để được nghỉ hưu sớm như thế nào. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến các vấn đề của nghỉ hưu trước tuổi: Điều kiện, mức lương, hồ sơ và thủ tục để về hưu sớm.
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Hiện nay về vấn đề nghỉ hưu trước tuổi được quy định cụ thể tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP,Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau.
Mục lục bài viết
- 1 1. Về điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi.
- 2 2. Về mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi.
- 3 3. Hồ sơ và thủ tục để được nghỉ hưu trước tuổi:
- 4 4. Chính sách về hưu trước tuổi và cách tính tiền lương khi nghỉ hưu
- 5 5. Điều trị ung thư có được tính lùi lại thời điểm nghỉ hưu không?
- 6 6. Điều kiện nghỉ hưu khi tinh giản biên chế
1. Về điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi.
Đối với người lao động nói chung, hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, để có thể nghỉ hưu trước tuổi được quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
– Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc là cán bộ, công chức, viên chức,… và các trường hợp đóng bảo hiểm khác được quy định tại điểm a, b, c, d, g, h, i khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (sau đây gọi tắt là người lao động) thì họ có thể nghỉ hưu trước tuổi khi đã đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu | Điều kiện về tuổi đời đối với nam | Điều kiện về tuổi đời đối với nữ |
2016 | Đủ 51 tuổi | Đủ 46 tuổi |
2017 | Đủ 52 tuổi | Đủ 47 tuổi |
2018 | Đủ 53 tuổi | Đủ 48 tuổi |
2019 | Đủ 54 tuổi | Đủ 49 tuổi |
Từ 2020 trở đi | Đủ 55 tuổi | Đủ 50 tuổi |
- Người lao động sau khi giám định y khoa mà xác định bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và đáp ứng về độ tuổi, theo đó: nam phải từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên.
- Người lao động khi nghỉ việc mà đi giám định và có kết quả bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm, có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; công an nhân dân…. thuộc các trường hợp được quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì trường hợp này, họ có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng đủ từ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đồng thời đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên;
Trong từ 20 năm trở lên tham gia bảo hiểm xã hội, họ đã có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục mà pháp luật quy định.
Xem thêm: Quyền được hưởng trong kế hoạch nghỉ hưu là gì? Đặc điểm và các lưu ý?
Có thể thấy, khi người lao động chưa đáp ứng điều kiện để nghỉ hưu mà có nguyện vọng muốn nghỉ hưu trước tuổi thì tùy vào từng trường hợp, từng đối tượng mà họ sẽ cần đáp ứng những điều kiện khác nhau, nhưng về cơ bản họ đều phải đáp ứng điều kiện đóng từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Nếu họ không đáp ứng điều kiện về độ tuổi để nghỉ hưu mà cũng đồng thời không đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì họ sẽ không thể nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài việc đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì họ tùy vào từng trường hợp họ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khác như: đạt được độ tuổi nhất định, bị suy giảm khả năng lao động hoặc đáp ứng điều kiện về thời gian làm việc trong môi trường hoặc ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…
Ngoài ra, trong trường hợp người tham gia bảo hiểm là cán bộ, công chức, viên chức, hoặc người làm việc theo
– Người lao động là đối tượng bị tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
– Đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể thuộc một trong các trường hợp sau:
- Từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, từ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ đồng thời đáp ứng điều kiện trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội của họ có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ lao động – Thương binh xã hội và Bộ y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp, mà người lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định thì mới có thể nghỉ hưu trước tuổi theo quy định.
2. Về mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi.
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, tùy vào từng đối tượng áp dụng mà người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi theo diện bị suy giảm khả năng lao động theo quy định của Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội (áp dụng chung cho tất cả người lao động) hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo diện bị tinh giảm biên chế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP (áp dụng cho một số đối tượng người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, công ty có vốn nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội). Trên cơ sở căn cứ nghỉ hưu trước tuổi theo diện nào thì việc xác định mức lương hưu mà người lao động được nhận khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
- Đối với trường hợp nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động.
Đối với trường hợp người lao động nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động theo nội dung quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức lương hưu mà người lao động được nhận khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ được xác định theo khoản 3 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể được xác định như sau:
Xem thêm: Cách xác định tuổi nghỉ hưu? Tuổi nghỉ hưu tính theo căn cứ nào?
Mức lương hưu hàng tháng được nhận = tỷ lệ lương hưu x (nhân) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
– Tỷ lệ lương hưu được xác định như sau:
+ Đối với lao động nữ: Thời điểm này là năm 2019, nên áp dụng cách tính lương hưu khi lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, thì tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm được tính thêm 2% cho mỗi năm; mức tối đa bằng 75%. Tuy nhiên, do nghỉ hưu trước tuổi, nên khi tính tỷ lệ lương hưu cho người lao động này thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, họ sẽ bị trừ đi (giảm đi) 2%.
+ Đối với lao động nam: Cũng tương tự với lao động nữ, do lao động năm nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, nên công thức tính lương hưu của nam giới sẽ được xác định theo lộ trình. Theo đó, tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng sau:
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2% cho mỗi năm, mức tối đa hưởng tỷ lệ lương hưu là 75%. Tuy nhiên, do nghỉ hưu trước tuổi, nên khi tính tỷ lệ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi, thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động này sẽ bị trừ đi 2%.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: Được xác định theo quy định tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, và tùy thuộc vào việc người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc thời gian tham gia bảo hiểm người lao động tham gia theo cả hai chế độ tiền lương mà cách xác định cũng có sự khác nhau nhất định.
Trên cơ sở các căn cứ nêu trên thì người lao động có thể xác định được mức lương hưu hàng tháng mà họ được nhận khi được nghỉ hưu trước tuổi. Đối với trường hợp đủ điều kiện để nghỉ hưu sớm (nghỉ hưu trước tuổi) do bị suy giảm khả năng lao động thì thời điểm đủ điều kiện để người lao động hưởng lương hưu được xác định là ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp theo quy định.
Xem thêm: Quy định độ tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu mới nhất?
- Đối với trường hợp nghỉ theo diện bị tinh giảm biên chế.
Đối với các trường hợp đủ điều kiện để được nghỉ hưu sớm theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, thì căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, những trường hợp nghỉ hưu theo diện bị tinh giảm biên chế vẫn được hưởng chế độ lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Chính bởi vậy, có thể hiểu, người thuộc đối tượng và đủ điều kiện để nghỉ hưu theo diện bị tinh giảm biên chế sẽ có cách tính mức tiền lương hưu như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức tiền lương hưu của người lao động được xác định:
Mức tiền lương hưu hàng tháng được nhận = Tỷ lệ lương hưu x (nhân) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
+ Đối với lao động nữ: Thời điểm này là năm 2019, nên áp dụng cách tính cho lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi thì mức lương hưu hàng tháng mà lao động nữ đủ điều kiện nghỉ hưu sớm trước tuổi trong diện bị tinh giảm biên chế được xác định như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi và được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ được tính thêm 2%; và mức hưởng tối đa bằng 75%.
+ Đối với lao động nam: Thời điểm này là năm 2019, nên nếu lao động nam nghỉ hưu theo diện tinh giảm biên chế thì giống như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi, cách tính lương hưu sẽ được xác định như sau: mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, xác định theo bảng sau đây:
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2% cho mỗi năm. Trong đó, theo quy định, tỷ lệ lương hưu được hưởng tối đa chỉ được xác định là 75%.
Trên đây là cách tính mức tiền lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu theo chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Trong đó, mức bình quân tiền lương cũng được xác định theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
3. Hồ sơ và thủ tục để được nghỉ hưu trước tuổi:
- Về hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 19 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 thì hồ sơ hưởng lương hưu được xác định gồm những giấy tờ sau:
Xem thêm: Có được ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu? Sử dụng lao động đã về hưu?
– Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính).
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động cấp.
– Biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Về thủ tục để được giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì:
– Khi xác định được người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thì trong vòng 30 ngày tính từ ngày họ đủ điều kiện nghỉ hưu sớm, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ hưởng lương hưu đã được chuẩn bị lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp người lao động là người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đang chờ hưởng lương hưu, nghỉ việc chờ hưu thì trong thời gian 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu thì họ phải nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Sau khi nhận được đủ hồ sơ từ người lao động hoặc người sử dụng lao động thì trong khoảng thời gian 20 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải giải quyết và tổ chức chi trả tiền cho người lao động. Trường hợp nếu không giải quyết thì cũng phải có văn bản trả lời cho người nộp hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động nghỉ hưu theo diện bị tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì thủ tục, cũng như hồ sơ hưởng lương hưu vẫn được xác định theo thủ tục chung nêu trên, tuy nhiên trước khi thực hiện thủ tục này, thì phải thực việc tinh giảm biên chế theo quy định trước.
Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2022
Như vậy, dù nghỉ hưu trước tuổi theo diện nào, là nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động hay nghỉ hưu do bị tinh giảm biên chế theo quy định của Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì người lao động cũng chỉ có thể nghỉ hưu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, đồng thời đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi là một trong những quy định tạo điều kiện cho người lao động có thể được hưởng lương hưu trước hạn tuổi, giảm bớt lo lắng của họ khi đến tuổi “xế chiều”.
4. Chính sách về hưu trước tuổi và cách tính tiền lương khi nghỉ hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi cách tính chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghi định 108/2014/NĐ-CP. Tôi sinh tháng 5/1966, đóng BHXH từ tháng 11/1987. Hệ số lương của tôi hiện nay là 4.58. Tôi dự kiến nghỉ hưu vào năm 2018 Vậy tôi sẽ được hưởng trợ cấp và mức lương hưu hàng tháng là bao nhiêu? Cách tính bình quân 1 tháng lương trong 5 năm có tính thâm niên không? Xin Cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, chế độ về hưu theo chính sách tính giản biên chế:
Nếu bạn muốn về hưu theo chính sách tinh giản biên chế thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Như bạn trình bày, bạn có ý định về hưu vào năm 2018, tính đến thời điểm này bạn 52 tuổi, bạn có 31 năm đóng bảo hiểm xã hội thì chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Xem thêm: Trợ cấp khi nghỉ hưu? Nghỉ hưu có được trả trợ cấp thôi việc không?
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, cách tính mức lương hưu hàng tháng:
Khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng như sau:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”
Tính đến năm 2018, bạn có 31 năm đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính tiền lương hưu như sau:
+ 15 năm tương ứng với 45%
+ 16 năm còn lại, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 3% đối với nữ = 16 x 3% = 48%.
Xem thêm: Nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Tổng lại bạn được hưởng là 93%, tuy nhiên theo quy định mức đối đa bạn chỉ được hưởng là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, tính bình quân 1 tháng lương trong 5 năm cuối có tính thâm niên không?
Căn cứ điểm a) Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;”
Như vậy, căn cứ để tính lương hưu của bạn là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Do đó, sẽ căn cứ vào tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn bao gồm những khoản gì để tính bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
5. Điều trị ung thư có được tính lùi lại thời điểm nghỉ hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trường chúng tôi có một trường hợp như sau: Trường hợp bà Ngô Thị A, sinh ngày 10/10/1959, giảng dạy tại trường Trung học cơ sở. Vào tháng 11/2013 bà mắc căn bệnh Ung thư vú và phải điều trị tại bệnh viện K, đến tháng hết tháng 5/2014 bà đến trường làm việc (thời gian nghỉ ốm 6 tháng). Sau thời gian năm viện về công tác tại trường tháng 6/2014 đến tháng 10/2014 bà vẫn được giảng dạy theo đúng quy định và hưởng lương theo đúng chế độ. Ngày 01/08/2014 bà nhận được quyết định nghỉ hưu.Ngày 01/11/2014 bà về hưu đúng tuổi. Như vậy theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 bà Ngô Thị A có được lùi lại thời gian nghỉ hưu 6 tháng hay không? Nhà trường ra quyết định về hưu vào ngày 01/11/2014 cho bà có đúng hay không? Xin chân thành cám ơn!
Xem thêm: Điều kiện nghỉ hưu, mức lương hưu khi làm công việc nặng nhọc độc hại
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 40, Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về thời điểm nghỉ hưu của viên chức như sau:
“Điều 40. Thủ tục nghỉ hưu
1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau:
a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;
b) Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;
c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
3. Viên chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp viên chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức giải quyết nghỉ hưu theo quy định tại Điều này.
6. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để viên chức biết và chuẩn bị người thay thế.
7. Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:
a) Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết định nghỉ hưu;
b) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại Điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;
c) Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến thời điểm nghỉ hưu;
d) Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.”
Như vậy, trường hợp của chị A giảng dạy tại trường trung học cơ sở nghỉ 6 tháng để điều trị Ung thư vú, nhưng bệnh này không thuộc danh mục các bệnh cần điều trị dài ngày ban hành theo Thông tư 34/2013/TT-BYT nhưng đây được coi là một căn bệnh nặng thì có thể xem xét lùi thời gian nghỉ hưu 3 tháng nếu có yêu cầu lùi thời gian nghỉ hưu của chị A. Trường hợp chị A không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức giải quyết nghỉ hưu như bình thường.
6. Điều kiện nghỉ hưu khi tinh giản biên chế
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cháo luật sư! Em xin hỏi: em sinh ngày 13-02-1968, em đi làm từ năm 1990 nhưng đến năm 1998 cơ quan mới đóng bảo hiểm. Trong quyết định biên chế ghi từ năm 1993 – 1998 là thử việc nhưng không đóng bảo hiểm cho em. Tính đến hết 08/2018 em mới được 20 năm đóng bảo hiểm, em muốn về chế độ tinh giản biên chế vào 2/2019. Xin luật sư tư vấn giúp xem em được hưởng chế độ như thế nào? Em xin hỏi số ngày nghỉ ốm bao nhiêu ngày là đủ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điểm g) Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định trường hợp tinh giản biên chế như sau:
“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
…
g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.
…”
Như vậy, để được tinh giản biên chế trong trường hợp nghỉ ốm đau thì bạn phải đáp ứng điều kiện trong 2 năm liên tiếp của bạn là năm 2017 và năm 2018, mỗi năm có số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành. Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
…”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu bạn đảm bảo thời gian nghỉ chế độ ốm đau như trên trong 02 năm liên tiếp thì bạn sẽ được xem xét cho nghỉ theo diện tinh giản biên thế. Chế độ đối với bạn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.”