Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Văn bản dưới luật » Nghị định 49-CP năm 1968 về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

Văn bản dưới luật

Nghị định 49-CP năm 1968 về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

  • 12/07/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    12/07/2021
    Văn bản dưới luật
    0

    Số hiệu: 49-CP

    Loại văn bản: Nghị định

    Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ

    Người ký: Lê Thanh Nghị

    Ngày ban hành: 09/04/1968

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 49-CP năm 1968 về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
    ********

    VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HỎA
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ********

    Số: 49-CP

    Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 1968

     

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 49-CP NGÀY 09 THÁNG 04 NĂM 1968 BAN HÀNH CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC 

    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ vào Điều lệ về kỷ luật lao động ban hành do Nghị định số 195-CP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ;
    Căn cứ vào Nghị quyết số 59-CP ngày 10 tháng 5 năm 1967 của Hội đồng Chính phủ;
    Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính;
    Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ trong các phiên họp ngày 4 tháng 1 và ngày 13 tháng 3 năm 1968.

    NGHỊ ĐỊNH:

    Điều 1: – Nay ban hành kèm theo Nghị định này chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước.

    Điều 2: – Các ông Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

     

    Lê Thanh Nghị

    (Đã ký)

     

    CHẾ ĐỘ

    TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC

    Tài sản của Nhà nước là cơ sở vật chất vô cùng quý báu của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn sức mạnh về kinh tế và quốc phòng của Tổ quốc, nguồn ấm no và hạnh phúc của nhân dân.

    Vì vậy, bảo vệ tài sản của Nhà nước vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước hiện nay. Đó là một chính sách lớn, của Đảng và Nhà nước, một nguyên tắc cơ bản của việc quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, một vấn đề thuộc về đạo đức cách mạng.

    Muốn làm tốt việc bảo vệ tài sản của Nhà nước, phải hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho mọi người nhận rõ ý nghĩa to lớn và nội dung cách mạng của nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Nhà nước, coi đó là quyền lợi thiết thân và nghĩa vụ thiêng liêng của mình và thể thiện một cách thiết thực bằng việc làm cụ thể trong sản xuất và công tác.

    Trên cơ sở nhận thức được nâng cao, tư tưởng thông suốt, phải tăng cường quản lý kinh tế tài chính, giữ vững các nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa, đề cao kỷ luật lao động, kiên quyết chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý.

    Phải quy định rõ chế độ trách nhiệm, kịp thời biểu dương những việc làm tốt, khen thưởng xứng đáng những người có thành tích trong việc bảo vệ của công, xử lý thích đáng những trường hợp gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, nghiêm trị theo pháp luật những phần tử cố tình xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.

    Căn cứ vào điều 7 của Điều lệ về kỷ luật lao động trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước nay quy định cụ thể chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước.

    I- NGUYÊN TẮC CHUNG

    Điều 1- Công nhân, viên chức làm việc lâu dài hay tạm thời trong xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, dù ở cương vị nào, đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tự mình không xâm phạm và kiên quyết không để ai xâm phạm; gặp trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiên tai, dịch hoạ hay một nguyên nhân nào khác đe doạ gây thiệt hại thì tự giác bảo vệ, chủ động góp phần lớn nhất của mình vào việc ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại.

    Điều 2- Những người được giao nhiệm vụ quản lý, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối, sử dụng, bảo quản tài sản của Nhà nước phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, thể lệ đã quy định, hết sức giữ gìn không để tài sản bị hư hỏng, mất mát; phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm, kịp thời phát hiện những tình hình có thể gây thiệt hại và thi hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của Nhà nước.

    Điều 3- Thủ trưởng các ngành và Uỷ ban hành chính các cấp có nhiệm vụ thường xuyên nắm tình hình tài sản của Nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý, giao nhiệm vụ rõ ràng cho những cơ quan, đơn vị và cá nhân phụ trách; phải đôn đốc kiểm tra việc thi hành các chế độ kế toán tài sản, kế toán kho tàng, thống kê, báo cáo và các chế độ khác về quản lý tài sản; đôn đốc việc kiểm kê tài sản định kỳ hoặc sau khi xảy ra địch hoạ, thiên tai và các tai nạn bất ngờ.

    Giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan và những cán bộ lãnh đạo khác trong đơn vị phải gương mẫu chấp hành các chế độ quản lý tài sản và có nhiệm vụ cùng với công đoàn cơ sở, thường xuyên giáo dục công nhân, viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, nghiên cứu xây dựng những chế độ, nội quy bảo vệ tài sản cần thiết, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các chế độ, thể lệ của Nhà nước, của cơ quan, xí nghiệp, kịp thời thi hành những biện pháp đề phòng cần thiết để bảo vệ tài sản của Nhà nước.

    Điều 4- Công nhân, viên chức có thành tích trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nước thì được xét khen thưởng theo chế độ chung.

    Nếu có những cải tiến nâng cao công suất máy móc, thiết bị, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu, v.v… thì được khen thưởng theo chế độ khen thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến nghiệp vụ và công tác.

    Điều 5- Công nhân, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động trong khi làm nhiệm vụ sản xuất, công tác mà gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại cho công quỹ theo chế độ này; ngoài ra, còn có thể bị thi hành kỷ luật theo Điều lệ về kỷ luật lao động.

    II- CĂN CỨ, MỨC VÀ CÁCH THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG

    Điều 6- Việc bồi thường nhằm góp phần giáo dục công nhân, viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ của công, đồng thời đền bù lại cả hay một phần sự thiệt hại đã gây ra cho Nhà nước, nhưng có chiếu cố đến tình hình đời sống của công nhân, viên chức.

    Điều 7- Người nào có lỗi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây ra thiệt hại thì người ấy phải bồi thường. Nếu nhiều người có lỗi thì tất cả những người có lỗi đều phải bồi thường.

    Những người phạm kỷ luật lao động do cố ý hoặc vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, những phần tử tham ô, những người gây ra thiệt hại không phải trong trường hợp thi hành nhiệm vụ lao động được giao hoặc không phải trong trường hợp được quyền sử dụng tài sản thì không xử lý theo chế độ này mà xử lý theo những luật lệ hiện hành khác.

    Điều 8- Nếu người phụ trách công việc chứng minh được rằng lỗi không phải ở họ hoặc không phải do một mình họ gây ra thì xí nghiệp, cơ quan phải tìm ra người có lỗi và xác định rõ lỗi của từng người.

    Điều 9- Nếu thiệt hại do điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt quá sức khắc phục của con người như bão to, lụt lớn, địch bắn phá, v.v… mà người phụ trách công việc đã làm hết sức mình để đề phòng hoặc hạn chế thiệt hại thì được miễn trách nhiệm bồi thường, nếu không làm hết trách nhiệm và khả năng mà để xảy ra thiệt hại thì vẫn có trách nhiệm bồi thường.

    Điều 10- Công nhân, viên chức chỉ phải bồi thường những thiệt hại đã trực tiếp gây ra cho tài sản của Nhà nước, không phải bồi thường những thiệt hại gián tiếp là hậu quả của việc tài sản bị thiệt hại gây ra.

    Điều 11- Mức bồi thường cao hay thấp là tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ, thiệt hại nhiều hay ít, có cân nhắc hoàn cảnh xảy ra thiệt hại và tinh thần, thái độ công tác của người phạm lỗi.

    Nếu nhiều người có trách nhiệm bồi thường thì tổng số tiền bồi thường không vượt quá tổng số thiệt hại.

    Điều 12- Nếu làm hư hỏng tài sản của Nhà nước thì, tuỳ tình hình, phải bồi thường cả hay một phần sự thiệt hại, nhưng mức bồi thường tối đa không quá 3 tháng lương và phụ cấp lương của người phạm lỗi.

    Nếu để mất tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường toàn bộ sự thiệt hại đã gây ra; trường hợp có lý do chính đáng, có thể xét và quyết định một mức bồi thường thấp hơn.

    Điều 13- Cách thực hiện bồi thường là trừ dần vào lương hàng tháng, trừ trường hợp người phạm lỗi tự nguyện trả hết một lần. Số tiền trừ hàng tháng phải tính toán một cách hợp lý, sát với hoàn cảnh kinh tế của người phạm lỗi, nhưng không dưới 10% và không quá 30% số lương và phụ cấp lương hàng tháng của người phạm lỗi.

    Điều 14- Trong thời gian thực hiện việc bồi thường, nếu người phạm lỗi gặp khó khăn đột xuất trong đời sống thì có thể tạm thời được hoãn việc bồi thường; trường hợp cá biệt, xét nên có sự chiếu cố đặc biệt, thì cũng có thể được giảm, miễn mức bồi thường.

    Nếu người phạm lỗi đã trả được từ 50% số tiền bồi thường trở lên và tích cực làm việc, có thành tích trong công tác và sản xuất thì, tuỳ mức độ thành tích, có thể được giảm, miễn số tiền còn lại; trường hợp cá biệt, có thành tích rất xuất sắc trong công tác và sản xuất thì, tuy chưa trả được 50% số tiền bồi thường, cũng có thể được giảm, miễn số tiền còn lại.

    III- THỦ TỤC XỬ LÝ

    Điều 15- Những vụ do vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, đều do xí nghiệp, cơ quan có trách nhiệm quản lý tài sản bị thiệt hại xử lý, trừ những trường hợp miễn, giảm mức bồi thường nói ở các điều 12 và 14. Thẩm quyền xử lý của từng loại xí nghiệp, cơ quan do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố quy định đối với các đơn vị thuộc địa phương, bộ chủ quản quy định đối với các đơn vị thuộc Trung ương.

    Các việc miễn, giảm mức bồi thường nói ở các điều 12 và 14 do thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan đề nghị và do cơ quan cấp trên quyết định, sau khi bàn bạc với cơ quan tài chính Nhà nước cùng cấp.

    Điều 16- Nếu sự việc rõ ràng, thiệt hại không lớn, người phạm lỗi nhận trách nhiệm bồi thường thì, trong thời hạn ngắn nhất, thủ trưởng đơn vị phải xét và quyết định mức bồi thường, sau khi bàn bạc với ban chấp hành công đoàn cơ sở và kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán của đơn vị, nếu đơn vị chưa có kế toán trưởng).

    Gặp sự việc phức tạp, thiệt hại tương đối lớn thì thủ trưởng đơn vị phải khẩn trương tiến hành công việc điều tra, xác định; phải có kết luận của người có thẩm quyền về kỹ thuật, về những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, phải đưa ra Hội đồng kỷ luật xét và bàn bạc với kế toán trưởng trước khi quyết định việc bồi thường.

    Quyết định của thủ trưởng đơn vị phải viết thành văn bản chính thức để lưu ở hồ sơ của đơn vị và gửi lên cấp trên để báo cáo. Quyết định bồi thường có hiệu lực thi hành ngay sau khi công bố, nhưng người phạm lỗi có quyền gửi đơn khiếu nại lên cấp trên.

    Nếu người trực tiếp gây ra thiệt hại là thủ trưởng đơn vị hay cán bộ lãnh đạo cấp tương đương trong đơn vị thì việc bồi thường do thủ trưởng cơ quan cấp trên quyết định; trước khi quyết định, thủ trưởng cơ quan cấp trên phải đưa ra Hội đồng kỷ luật xét và bàn bạc với cơ quan tài chính Nhà nước cùng cấp.

    Điều 17- Thủ trưởng cơ quan cấp trên có nhiệm vụ xét các đơn khiếu nại và trả lời cho người gửi đơn, thẩm tra lại việc xử lý bồi thường ở cấp dưới và có quyền bác bỏ hay sửa đổi quyết định của cấp dưới.

    Điều 18- Nếu sau khi đã quyết định việc bồi thường mà phát hiện những sự việc mới, làm thay đổi nhận định trước về lỗi và mức độ lỗi, thì cơ quan có thẩm quyền phải xét và quyết định lại.

    IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 19 – Chế độ này thi hành thống nhất trong tất cả các cơ quan, xí nghiệp thuộc Trung ương và địa phương.

    Thủ trưởng các ngành ở Trung ương và Uỷ ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chế độ này, có thể quy định những điều cụ thể cần thiết để áp dụng đối với các cơ quan, xí nghiệp thuộc quyền; những quy định này phải được Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Tổng Công đoàn thoả thuận trước khi ban hành.

    Điều 20:- Những quy định về chế độ bồi thường do các ngành ban hành trước khi có chế độ này đều bãi bỏ.

    Điều 21: – Liên bộ Tài chính – Lao động – Tổng Công đoàn hướng dẫn cụ thể việc thi hành chế độ này.

    Chế độ này ban hành kèm theo Nghị định số 49-CP ngày 9 tháng 4 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Văn bản dưới luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.428 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Nhân viên

    Trách nhiệm vật chất


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học mới và chuẩn nhất

    Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học 2022? Hướng dẫn làm mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học? Tham khảo các quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cử đi học?

    Mẫu bảng phân công công việc hàng ngày cho nhân viên

    Mẫu bảng phân công công việc hàng ngày cho nhân viên mới nhất năm 2022? Hướng dẫn soạn thảo phân công công việc hàng ngày? Quy định liên quan đến vấn đề giao nhiệm vụ cho nhân viên?

    Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên

    Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên? Hướng dẫn làm thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên?

    Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm kèm hướng dẫn chuẩn

    Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm là gì? Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm? Hướng dẫn soạn thảo mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm? Tiêu chí đánh giá nhân viên? Vai trò thiết yếu của đội ngũ nhân viên?

    Đại diện tiêu thụ là gì? Vị trí nhân viên đại diện tiêu thụ?

    Đại diện tiêu thụ (Sale Repreѕentatiᴠe) là gì? Đại diện tiêu thụ trong tiếng Anh là gì? Các vị trí có liên quan đến đại diện tiêu thụ? Công việc cụ thể của đại diện tiêu thụ (Sale Representative)? Yêu cầu đối ᴠới ᴠị trí đại diện tiêu thụ (Sale Representative)?

    Khái niệm thu hồi nợ và nhân viên thu hồi nợ?

    Thu hồi nợ (debt recovery) là gì? Thu hồi nợ tiếng anh là gì? Nhân viên thu hồi nợ là gì? Quy chế thu hồi của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC)

    Nhân viên sale là gì? Tìm hiểu về Nhân viên sale thị trường?

    Nhân viên sale (Sales staff) là gì? Nhân viên sale tiếng anh là gì? Tìm hiểu về Nhân viên sale thị trường?

    Nhân viên kế hoạch là gì? Công việc của nhân viên kế hoạch?

    Nhân viên kế hoạch (Planning staff) là gì? Mô tả công việc của Nhân viên kế hoạch? Yêu cầu công việc của vị trí Nhân viên kế hoạch?

    Năng lực làm việc là gì? Đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả?

    Năng lực làm việc (Competency) là gì? Năng lực làm việc trong Tiếng anh là gì? Đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả như thế nào?

    Tái đào tạo là gì? Doanh nghiệp có nên tái đào tạo nhân viên?

    Tái đào tạo (Retrain) là gì? Tái đào tạo trong Tiếng anh là gì? Doanh nghiệp có nên tái đào tạo nhân viên? Một số mẹo liên quan đến tái đào tạo nhân viên?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Phúc?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Yên Bái? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Yên Bái?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Nguyên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tây Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tây Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Sơn La? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Sơn La ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Sơn La?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Trị? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Trị?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ngãi ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ngãi?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Nam ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam?

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay kèm hướng dẫn thủ tục

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay là gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay để làm gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Thủ tục ly hôn đơn phương?

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để làm gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn? Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá