Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Văn bản dưới luật » Nghị định 141-HĐBT năm 1986 về Quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Văn bản dưới luật

Nghị định 141-HĐBT năm 1986 về Quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • 28/06/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    28/06/2021
    Văn bản dưới luật
    0

    Số hiệu: 141-HĐBT

    Loại văn bản: Nghị định

    Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng

    Người ký: Võ Chí Công

    Ngày ban hành: 13/11/1986

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 141-HĐBT năm 1986 về Quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

    HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
    ********

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ********

    Số: 141-HĐBT

    Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1986

     

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 141-HĐBT NGÀY 13-11-1986 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ BUỘC PHẢI CHỊU THỬ THÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

    HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG  

    Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
    Để thực hiện điều 61 của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985,

    NGHỊ ĐỊNH :

    Điều 1. – Nay ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội.

    Quy chế này áp dụng đối với những người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng đã bị Toà án quyết định buộc phải chịu thử thách.

    Điều 2. – Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

    Điều 3. – Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

     

    Võ Chí Công

    (Đã ký)

     

    QUY CHẾ
    VỀ BUỘC PHẢI CHỊU THỬ THÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
    (Ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 141-HĐBT ngày 13-11-1986).

    Chương 1:

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. – Buộc phải chịu thử thách là biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa do Toà án quyết định đối với người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội.

    Việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách phải kết hợp sự quản lý của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội với sự quản lý của gia đình; kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức với lao động, học tập văn hoá, nghề nghiệp.

    Chương 2:

    NHỮNG QUY ĐỊNH BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẢI CHỊU THỬ THÁCH

    Điều 3. – Người phải chịu thử thách phải chấp hành những quy định dưới đây:

    1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước và những quy định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội nơi cư trú.

    2. Chấp hành đầy đủ những quy định của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục và những chỉ bảo của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao trách nhiệm giám sát, giáo dục.

    3. Tích cực tham gia lao động, học tập và sửa chữa những lỗi lầm để tiến bộ.

    4. Chỉ được đi lại trong phạm vi quy định, nếu cư trú ở nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì chỉ được đi lại trong phạm vi nội thành; nếu cư trú ở ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp tương đương thì chỉ được đi lại trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nếu đi ra ngoài phạm vi quy định thì phải được công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cho phép.

    5. Một tháng một lần người phải chịu thử thách phải đến trình diện với công an xã, phường, thị trấn để báo cáo tình hình sinh hoạt, học tập, lao động, chấp hành pháp luật của Nhà nước. Ba tháng một lần phải kiểm điểm trước cơ quan hoặc tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giúp đỡ tại nơi người đó học tập, lao động hoặc cư trú.

    6. Phải có mặt khi Uỷ ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn, nơi cư trú triệu tập.

    Điều 4. – Khi người phải chịu thử thách đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có nhiều tiến bộ thì cơ quan hoặc tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục đề nghị Toà án xét, quyết định chấm dứt thời hạn thử thách.

    Chương 3:

    NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT, GIÁO DỤC

    Điều 5. – Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người phải chịu thử thách sinh sống, sau khi nhận được quyết định của Toà án, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có liên quan để thực hiện việc giám sát, giáo dục, sắp xếp việc làm hoặc học tập cho người đó và giao trách nhiệm giám sát, giáo dục cho cha mẹ, hoặc cử người đỡ đầu để giúp họ sửa chữa lỗi lầm trở thành công dân có ích.

    Điều 6. – Các cơ quan, đơn vị có điều kiện cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn, có trách nhiệm nhận một số người chưa thành niên phạm tội để giáo dục và đào tạo họ thành người lao động có ích cho xã hội.

    Điều 7. – Công an xã, phường, thị trấn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra người buộc phải chịu thử thách chấp hành những nghĩa vụ quy định và liên hệ chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, hoặc gia đình có người phải chịu thử thách để theo dõi góp ý kiến về việc giám sát, giáo dục người buộc phải chịu thử thách.

    Điều 8. – Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nông dân tập thể có trách nhiệm phối hợp cùng công an xã, phường, thị trấn phân công đoàn viên, hội viên phụ trách những người buộc phải chịu thử thách theo dõi nắm tình hình diễn biến của đối tượng, có biện pháp giáo dục, cảm hoá, thuyết phục giúp họ có nhận thức, tư tưởng đúng đắn, tự giác tiếp thu sửa chữa những lỗi lầm.

    Điều 9. – Cha mẹ hoặc người đỡ đầu của người buộc phải chịu thử thách, phải đề cao trách nhiệm của mình trong việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách chấp hành nghiêm túc và đầy đủ những nghĩa vụ do chính quyền, cơ quan, đoàn thể quy định; thường xuyên liên hệ với chính quyền, công an, đoàn thể ở xã, phường, thị trấn nơi cư trú để phối hợp giám sát, giáo dục có hiệu quả.

    Điều 10. – Ba tháng 1 lần, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách, phải tổ chức việc nhận xét, đánh giá kết quả công tác giám sát, giáo dục và việc sửa chữa của người phải chịu thử thách, có sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có liên quan và của cha mẹ hoặc người đỡ đầu; áp dụng những biện pháp giáo dục, cải tạo cần thiết, hoặc đề nghị Toà án quyết định chấm dứt thời hạn buộc phải chịu thử thách đối với những người thực sự tiến bộ.

    Điều 11. – Đơn vị, cá nhân nào có thành tích trong việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách, tuỳ theo mức độ thành tích sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước. Người nào vi phạm Quy chế này, sẽ tuỳ theo mức độ sai phạm mà xử lý theo pháp luật hiện hành.

    Chương 4:

    ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

    Điều 12. – Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Quy chế này.

    Điều 13. – Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện Quy chế này.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Văn bản dưới luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.428 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Người chưa thành niên phạm tội


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội

    Quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

    Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội

    Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Các yếu tố cấu thành tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

    Chỉ thị 04/2002/CT-UB về tổ chức thực hiện các Nghị định 59, 60, 61 quy định thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội; cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án treo do tỉnh Bến Tre ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Chỉ thị 04/2002/CT-UB về tổ chức thực hiện các Nghị định 59, 60, 61 quy định thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội; cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án treo do tỉnh Bến Tre ban hành

    Nghị định 59/2000/NĐ-CP thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 59/2000/NĐ-CP thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

    Quy định về bào chữa và xét xử người chưa thành niên phạm tội

    Quy định về bào chữa và xét xử người chưa thành niên phạm tội là gì? Quy định của pháp luật về quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội? Quy định về xét xử người chưa thành niên phạm tội?

    Quy định về việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội

    Quy định về việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội là gì? Quy định về việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội? Các nguyên tắc thực hiện việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội?

    Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội

    Người chưa thành niên phạm tội là gì? Người chưa thành niên phạm tội tiếng anh là gì? Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội

    Chấp hành hình phạt tù và xóa án tích với người chưa thành niên phạm tội

    Người chưa thành niên phạm tội là gì? Xóa án tích là gì? Người chưa thành niên phạm tội tiếng anh là gì? Người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật hình sự năm 2015? Xóa án tích với người chưa thành niên? Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội?

    Quyết định 09/2008/QĐ-UBND quy chế phối hợp công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù cho hưởng án treo địa bàn tỉnh Long An do UBND tỉnh Long An ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 09/2008/QĐ-UBND quy chế phối hợp công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù cho hưởng án treo địa bàn tỉnh Long An do UBND tỉnh Long An ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Định? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Định ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Định?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bến Tre ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bến Tre?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Bình ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Bình?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bạc Liêu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bạc Liêu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bạc Liêu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bạc Liêu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bạc Liêu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Kạn

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Kạn ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Kạn? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Kạn ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Kạn?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh An Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh An Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm An Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại An Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại An Giang?

    Lỗi không chấp hành biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

    Biển báo giao thông là gì? Mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và biển báo? Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?

    Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí

    Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí. Tư vấn pháp luật về trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.1950 .

    Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trung tâm dịch vụ việc làm

    Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm? Quyền hạn của trung tâm dịch vụ việc làm? Vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm? Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không? Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh?

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá